Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 25 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp sống trẻ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đam mê với áo dài mộc bản

Cập nhật: 07:00 ngày 28/03/2020
(BGĐT) - Chị Nguyễn Thị Huyền (SN 1989) ở  xã Mỹ Hà, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) chưa bao giờ nguôi niềm đam mê với tà áo dài truyền thống. Bằng sự nỗ lực, cộng thêm năng khiếu trời phú chị đã từng bước thể hiện được khả năng trong lĩnh vực thời trang, nổi bật trong số đó là áo dài mộc bản. 

Áo dài mộc bản đến Hàn Quốc

Chị Nguyễn Thị Huyền - nhà thiết kế trẻ đưa mộc bản vào tà áo dài truyền thống đã cho ra mắt bộ sưu tập của mình vào đúng dịp kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10 (1930 - 2019) tại sự kiện "Ngày hội Doanh nhân - Lễ hội Áo dài" do Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tổ chức tại Hàn Quốc.

{keywords}

Chị Nguyễn Thị Huyền cùng nhà thiết kế áo dài Đỗ Trịnh Hoài Nam.

Trước đó, khi nhận được lời mời của Hội LHPN Việt Nam vào tháng 6/2019, chị Huyền đã nghĩ ngay đến việc giới thiệu về các danh lam, thắng cảnh ở quê hương Bắc Giang như: Chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà, cây dã hương nghìn tuổi hay làng cổ Thổ Hà… để bạn bè, người dân Hàn Quốc biết đến. 

Chị nói: "Trằn trọc suy nghĩ rồi tìm đủ thông tin từ sách, báo và mạng Internet, tôi vẫn ấn tượng nhất với kho mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và quyết định lấy đó làm ý tưởng cho bộ sưu tập áo dài". Là di sản tư liệu, hơn 3 nghìn tấm mộc bản bằng chữ Hán - Nôm tại chùa Vĩnh Nghiêm có ý nghĩa quan trọng giúp nghiên cứu sự phát triển về ngôn ngữ, hệ thống văn tự Việt. Bộ mộc bản đã được UNESCO công nhận là Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Để hiểu hơn về mộc bản, chị Huyền đến chùa Vĩnh Nghiêm tìm hiểu trực tiếp rồi đọc thêm về các bản dịch; lưu trữ những mộc bản bằng hình chụp, hình ảnh có trên sách, báo, mạng Internet. Sau khi thu thập đủ thông tin, chị Huyền nhờ đồng nghiệp, bạn bè giúp đỡ rồi làm ngày làm đêm. 

Từ khâu in ấn, cắt may và hoàn thiện, tất cả công đoạn chị và đồng nghiệp phải tập trung cùng làm trong 20 ngày. Để có tà áo dài chân thực, nhà thiết kế sử dụng công nghệ in 4D, in hai mặt - đây là công nghệ in áo dài mới nhất tại Việt Nam hiện nay. Nhằm tôn lên nét độc đáo của mộc bản, chị chủ yếu dùng các gam màu trầm như đỏ đen, đen xám, vận dụng nguyên lý “trong sáng có tối, trong tối có sáng” để tà áo dài mộc bản huyền bí hơn.

Ngoài những chiếc áo dài có cổ được may theo lối truyền thống, chị Huyền cũng thiết kế các bộ áo dài cổ mở, tay cách điệu và thêu đính, kết cườm, pha lê thủ công, cầu kỳ. Tại lễ ra mắt, bộ sưu tập "Áo dài mộc bản" đã nhận được nhiều lời khen của các quan chức ngoại giao, doanh nhân hai nước Việt Nam và Hàn Quốc.

Vào nghề bằng kim chỉ

Tốt nghiệp THPT, vì hoàn cảnh khó khăn mà chị Huyền đành gác lại đèn sách. Chị nhớ mãi hình ảnh người mẹ khóc rồi nói: “Nếu bây giờ con đi học thì khi con chưa ra trường, em trai đã vào đại học. Bố mẹ không có đủ kinh tế để nuôi cả hai chị em”. Thương cha mẹ, chị Huyền chọn cho mình con đường khác, vừa học nghề vừa làm phụ may cho đến khi thạo nghề. 

Tích lũy được một số vốn nho nhỏ, chị mở tiệm may riêng. Mỗi ngày khách tìm đến một đông, cửa hàng nhỏ đến lớn và hiện đại dần, tạo công ăn việc làm cho từ 3 đến 4 lao động. Nhà may Huyền có tiếng với chị em quanh vùng. Những mẫu quần âu, áo sơ mi cho dân văn phòng, rồi váy đầm cho chị em điệu đà, mẫu nào chị cũng may đẹp. Chị Huyền thường sáng tạo, thiết kế nhiều mẫu áo, váy hiện đại, phá cách.

29 tuổi (năm 2018), chị Huyền có cả sự nghiệp gần 10 năm với tiệm may lớn hàng nhất nhì huyện Lạng Giang. Chỉ có điều, chị chưa bao giờ thôi trăn trở về chiếc áo dài truyền thống. Để học cách làm áo dài truyền thống, chị tự sắm sách, xem tivi rồi may áo dài theo hướng dẫn. Bước ngoặt đến khi chị Huyền có cơ hội gặp gỡ với nhà thiết kế áo dài Đỗ Trịnh Hoài Nam. Sau 10 phút nghe nhà thiết kế nổi tiếng ấy chia sẻ về tà áo dài, chị Huyền đánh liều đem 30 triệu đồng khăn gói lên TP Hà Nội bắt đầu học may áo dài truyền thống.

Khóa học hơn nửa năm kết thúc. Nhận thấy khả năng thiên phú và niềm đam mê với tà áo dài của cô gái quê Bắc Giang, nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam mời chị Huyền ở lại, làm việc tại Phòng Đào tạo của Công ty Nghiên cứu và Phát triển thời trang DNT. Vậy là từ cuối năm 2018 đến nay, chị Huyền đảm nhận vai trò trợ giảng, phụ trách mảng đào tạo tại công ty. 

Mỗi năm, chị đứng giảng hàng chục lớp từ Bắc vào Nam, hướng dẫn cho nhiều học viên. Mỗi người lại có vóc dáng khác nhau nên việc thiết kế áo dài lại cần phải chi tiết, tỉ mỉ hơn bất cứ trang phục nào khác. Chính sự tận tâm, yêu nghề của chị đã giúp nhiều học viên nuôi dưỡng niềm đam mê với trang phục truyền thống.

Hiện chị Huyền đang tiếp tục nghiên cứu và tìm cách đưa áo dài mộc bản đến với nhiều khách hàng trong và ngoài nước, trong đó có nhiều người đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ.

Phụ nữ Bắc Giang hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” năm 2020
(BGĐT) - Hưởng ứng "Tuần lễ Áo dài” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động từ ngày 2 đến ngày 8-3, phụ nữ Bắc Giang đã có nhiều hoạt động nhằm tôn vinh tà áo dài Việt.
Phụ nữ Bắc Giang rực rỡ sắc màu hưởng ứng Tuần lễ Áo dài Việt Nam
(BGĐT) - Hưởng ứng Tuần lễ Áo dài từ ngày 2 đến 8-3-2020 do Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, tại Bắc Giang, nhiều cán bộ, hội viên phụ nữ, nữ công chức, viên chức, lao động toàn tỉnh tích cực hưởng ứng, góp phần tôn vinh, lan tỏa vẻ đẹp của tà áo dài truyền thống. 
Mặc áo dài, quần đùi chụp ảnh, 2 nữ sinh sư phạm phải tường trình
Hai sinh viên Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh (HCM) mặc áo dài, quần đùi chụp ảnh kỷ yếu trước mặt tiền trường này phải làm bản tường trình.
Tạp chí Argentina ca ngợi vẻ đẹp tà áo dài Việt Nam
Tạp chí Diplomatics News Network của Argentina vừa có bài viết ca ngợi vẻ đẹp tà áo dài Việt Nam, trang phục truyền thống dành cho cả nam lẫn nữ và được mặc vào các dịp lễ hội cũng như đồng phục tại trường học hoặc công sở ở Việt Nam. 
Lễ hội Áo dài năm 2017 tại TP Hồ Chí Minh
Lễ hội Áo dài là một trong những hoạt động văn hóa ý nghĩa góp phần quan trọng vào sự phát triển, quảng bá TP Hồ Chí Minh với du khách trong và ngoài nước.
Khai trương không gian áo dài Việt phục vụ du khách tới Hà Nội
“Không gian áo dài Việt” là một không gian thời trang sinh động về vẻ đẹp của áo dài truyền thống Việt Nam.
Festival áo dài Hà Nội: Có thể mua áo dài tại chỗ
Festival áo dài Hà Nội 2016 diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long ngoài các màn trình diễn thời trang còn giúp mọi người trực tiếp nhìn ngắm, mặc thử, chọn mua hay đặt may áo dài ngay tại chỗ.
Nữ nghệ sĩ hào hứng mang áo dài Việt Nam tới Ấn Độ
Nghệ sĩ Lương Giang có tình yêu đặc biệt với áo dài, đây cũng là chủ đề trong nhiều bức họa của cô. Được mời tham dự triển lãm tranh kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Ấn vào tháng 1-2017, cô sẽ mang áo dài giới thiệu với bạn bè quốc tế.

Tuyết Mai 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...