Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp sống trẻ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chị Nguyễn Thị Hải Yến: Khởi nghiệp từ đồ jean cũ

Cập nhật: 08:51 ngày 12/12/2020
(BGĐT) - Chị Nguyễn Thị Hải Yến (SN 1995) ở xã Quang Châu, huyện Việt Yên (Bắc Giang) là chủ xưởng sản xuất túi xách, ba lô và nhiều đồ dùng tái chế từ quần áo jean cũ. Không chỉ tạo việc làm, thu nhập cho một số lao động địa phương, chị Yến và cộng sự đã truyền cảm hứng bảo vệ môi trường đến nhiều bạn trẻ.  

Nằm cạnh UBND xã Quang Châu, xưởng sản xuất đồ dùng “handmade” của chị Hải Yến nổi bật với màu trắng và màu thiên thanh. Xưởng sản xuất rộng khoảng 200 m2, máy may, nguyên liệu, sản phẩm hoàn thiện được chị sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. 

{keywords}

Công việc thường ngày của chị Nguyễn Thị Hải Yến.

Biết đến ngành may mặc từ khi còn học THPT, chị Yến tự học trên Internet và người quen cách làm ra túi xách, ba lô. Khi là sinh viên Trường Đại học Lao động và Xã hội (Hà Nội), chị tiếp tục vừa học vừa làm thêm. Lúc ấy, số tiền có được từ công việc tay trái không những giúp chị trang trải sinh hoạt phí mà còn có khoản dư tiết kiệm. Vừa nhanh tay may, ráp lại những chi tiết của chiếc túi xách, chị Yến chia sẻ: “Tốt nghiệp năm 2017, tôi quyết định về quê lập nghiệp, phát triển thương hiệu “Mèo Tôm handmade” với sản phẩm túi xách, balo, ví. Lượng khách hàng ổn định qua mạng xã hội giúp tôi duy trì đam mê và được gia đình, bạn bè ủng hộ".

Ban đầu, chị Yến chỉ làm những đồ dùng đơn giản như ví, túi xách, balô từ vải mới. Sau khi sản xuất một lượng hàng nhất định, chị nhận thấy sản phẩm làm ra có màu sắc đẹp nhưng chưa có nét riêng, độc đáo mà thường giống với nhiều mẫu sản phẩm khác trên thị trường. Thế rồi, chị thử làm sản phẩm với các chất liệu vải bao tải hay bạt. Những sản phẩm này dù có thể rút ngắn thời gian sản xuất song lại có hạn chế là độ bền, kiểu dáng không bắt mắt như mong muốn.

Chị thử với quần áo jean cũ và nhận ra đây chính là chất liệu bản thân đang tìm kiếm, theo đuổi bấy lâu. Bởi vải jean cũ vừa tiết kiệm, lại có độ bền cao, nét mài độc đáo - đó là thứ duy nhất làm ra không trùng lắp với sản phẩm khác. Quần áo cũ nhờ ý tưởng, đôi tay khéo léo được hô biến thành đồ dùng mới lạ được khánh hàng ưa chuộng. Không chỉ vậy, sản phẩm tái chế còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường.

Để có nguyên liệu, chị Yến nhận gom đồ jean cũ từ bạn bè và nhiều nơi về rồi phân loại, lên ý tưởng sau đó cắt, ghép dần định hình sản phẩm túi, ví, ba lô. Sau đó toàn bộ nguyên liệu được đem đi giặt sạch, may và ráp lại. Với phương châm sử dụng nguồn liệu tái chế để tăng vòng đời cho sản phẩm, hạn chế rác thải, bảo vệ môi trường, công việc của chị Yến và cộng sự đã truyền cảm hứng đến nhiều người trẻ khác. 

Bằng bàn tay tài hoa, chị Yến đã làm ra nhiều sản phẩm độc đáo, tạo thu nhập cho bản thân và người khác. Một số sản phẩm gồm ví, túi xách, balo, bọc ghế… do xưởng sản xuất có giá dao động từ 100 - 700 nghìn đồng, mức giá khá cạnh tranh. Hiện xưởng có 3 lao động với thu nhập trung bình từ 5 - 7 triệu đồng/người/tháng.

{keywords}

Sản phẩm được làm từ quần áo jean cũ.

Ngoài may túi tại xưởng, chị Yến còn tổ chức nhiều khóa hướng dẫn mọi người tự tay tái chế từ đồ cũ. Mỗi buổi học, người tham gia sẽ trả phí từ 100 - 300 nghìn đồng tuỳ vào độ khó của sản phẩm. Chị cũng kết hợp với Quán cafe Hidden Gem tại quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) để đặt địa điểm trưng bày sản phẩm. Mỗi tháng xưởng sản xuất khoảng 200 món đồ, đạt doanh thu khoảng 400 triệu đồng/năm. Hiện chị vẫn tiếp cận khách hàng và phát triển kinh doanh qua mạng xã hội cùng một số kênh online.

Khách hàng ngày càng tin tưởng, chị Yến tự tin hơn khi theo đuổi con đường mình đã chọn. Hiện thương hiệu “Mèo Tôm handmade” đã có nhiều khách hàng “ruột”, có sản phẩm chưa hoàn thành đã có người nhận đặt mua. Mỗi sản phẩm không chỉ đơn giản là để kinh doanh mà trong đó chị Yến muốn chia sẻ những câu chuyện, truyền cảm hứng và hình thành ý thức bảo vệ môi trường tới người khác, nhất là giới trẻ.

Tuyết Mai
Khởi nghiệp với bánh đa quê
 Chị Lê Hồng Vân (SN 1988), xã Tăng Tiến (Việt Yên) khởi nghiệp với bánh đa quê. Hiện Công ty TNHH Joy Việt Nam do chị làm chủ đang sản xuất hàng nghìn chiếc bánh đa mỗi ngày, sản phẩm có mặt ở nhiều chuỗi thực phẩm sạch, siêu thị lớn tại TP Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc.
Thực hiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên Bắc Giang khởi nghiệp
(BGĐT) - Ngày 17/9, Tỉnh đoàn và Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị trao đổi các giải pháp hỗ trợ thanh niên Bắc Giang khởi nghiệp giai đoạn 2020 - 2022. 
Bỏ việc thành phố, về quê khởi nghiệp từ...hạt mồng tơi
Với giá từ 170.000- 200.000 đồng/kg hạt mồng tơi khô, anh Trung kiếm được mỗi ngày hơn nửa triệu đồng vào thời điểm thu hoạch.
Chị Lê Hồng Vân: Bỏ lương nghìn đô về khởi nghiệp với bánh đa
(BGĐT) - Bỏ việc lương nghìn đô, chị Lê Hồng Vân (SN 1988), xã Tăng Tiến (Việt Yên) về quê khởi nghiệp. Hiện Công ty TNHH Joy Việt Nam do chị làm chủ đang sản xuất hàng nghìn chiếc bánh đa mỗi ngày. Các sản phẩm có mặt ở nhiều chuỗi thực phẩm sạch, siêu thị lớn tại TP Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc.
Khởi nghiệp từ vùng đất khó
(BGĐT) - Chị Quản Thị Chuyên (SN 1974 - ảnh) ở thôn Đồi Lánh, xã Đông Sơn (Yên Thế, Bắc Giang) cùng chồng đang sở hữu vựa mía lớn nhất huyện Yên Thế với 6 ha. Mỗi năm gia đình chị cung cấp ra thị trường hơn 400 tấn mía, tạo việc làm cho 5 - 10 nữ lao động. 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...