Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 25 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp sống trẻ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chắp cánh đam mê sáng tạo trong học đường

Cập nhật: 15:16 ngày 13/03/2021
(BGĐT) - Xuất phát từ đam mê nghiên cứu khoa học và mong muốn cải thiện chất lượng cuộc sống, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, nhiều “nhà sáng chế” tuổi teen đã nghiên cứu, thiết kế thành công những mô hình, sản phẩm hữu ích. 

Những ý tưởng sáng tạo

Đề tài "Xây dựng Chatbot trợ giúp nhận diện loài cây sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và cộng đồng" là một trong 3 mô hình đoạt giải Nhất tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh năm học 2020- 2021 do Sở GD&ĐT tổ chức. Chủ nhân của đề tài là hai em Tạ Duy Lâm, Nguyễn Tùng Sơn, lớp 11 chuyên Vật lý, Trường THPT Chuyên Bắc Giang. Nói về lý do chọn đề tài, theo em Tạ Duy Lâm, nước ta có hệ thực vật phong phú với khoảng 11,4 nghìn loài nhưng không có nhiều người biết tên các loại cây, hoa, quả đó. Sau gần 5 tháng nghiên cứu với nhiều lần chỉnh sửa, nhóm tác giả đã cho ra mắt phần mềm này.

{keywords}

Tạ Duy Lâm, Nguyễn Tùng Sơn (bên trái) cùng giáo viên hướng dẫn trao đổi về đề tài.

Ưu điểm nổi bật của đề tài là kho dữ liệu được xây dựng với hàng trăm loài cây, hoa, quả. Phần mềm thực hiện trên nền tảng tin nhắn Facebook (Messenger) kết nối với từ điển tiếng Việt Wikipedia và có thể cho kết quả chỉ sau 2 giây. Theo đó, người dùng gửi hình ảnh về Messenger sẽ nhận được phản hồi với những thông tin gồm: Tên, đặc điểm, tính chất của sự vật. “Giải pháp này giúp mọi người nhận diện được tên, đặc điểm của các loài thực vật xung quanh mình, nhất là tránh được những loài có độc tố, nguy hiểm với sức khỏe", Lâm chia sẻ. Được biết, đây là lần thứ hai Tạ Duy Lâm tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật. Trước đó, năm học lớp 8, Trường THCS Lê Quý Đôn (TP Bắc Giang), cậu bé đã làm chủ nhân của dự án “Bóng đèn tự bật, tắt bằng giọng nói” và giành giải Ba cuộc thi cấp TP.

Tại Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên và nhi đồng tỉnh năm 2019, "nhà sáng chế" nhỏ tuổi Nguyễn Đức Dương, lớp 8A, Trường THCS thị trấn Tân Dân (Yên Dũng) gây ấn tượng khi chế tạo máy cấy lúa năng suất bằng 6 người cấy tay. Dương cho biết: "Ngoài máy cấy lúa em còn một số ý tưởng khác liên quan đến đời sống, sinh hoạt hằng ngày. Về chiếc máy cấy lúa, ý tưởng nảy sinh khi em chứng kiến người thân cấy lúa bằng tay rất vất vả, mất nhiều công sức. Vì thế, em nghiên cứu thiết kế máy cấy nhằm giải phóng sức lao động cho người thân".

Ươm mầm tài năng

Nhiều cuộc thi, hội thi sáng tạo khoa học những năm gần đây tại tỉnh Bắc Giang, nhiều em dù tuổi còn trẻ (từ 13 đến 17 tuổi) song đã mạnh dạn nghiên cứu nhiều mô hình, sản phẩm mới có tính ứng dụng cao, phục vụ nhu cầu cuộc sống. Đơn cử như trong Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh do Sở GD&ĐT tổ chức tháng 12/2020, trong số 64 sản phẩm đoạt giải có 21 dự án của học sinh THCS, 29 dự án của học sinh THPT. Tiêu biểu là em Hoàng Quốc Khánh, Trường THCS Lê Quý Đôn (TP Bắc Giang) với mô hình “Thang máy thoát hiểm tự hành không dùng điện”; nhóm học sinh Phạm Gia Huy, Giáp Văn Khánh, Trường THCS Hồng Giang (Lục Ngạn) lại sáng chế ra thiết bị tạo dung dịch sát khuẩn phòng, chống dịch Covid-19 bằng Ozone sạch...

Theo ông Bạch Đăng Khoa, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, nhiều học sinh là chủ đề tài có tính ứng dụng cao, thiết thực đã chứng tỏ các em chịu khó quan sát, lắng nghe các sự việc, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống, bước đầu biết vận dụng kiến thức được học trong nhà trường vào hoạt động nghiên cứu thực tế. Đáng mừng là phong trào nghiên cứu khoa học lan tỏa rộng khắp các vùng miền, không chỉ ở nơi có điều kiện như khu vực TP Bắc Giang, trung tâm các huyện mà có trường hợp là học sinh ở các xã Song Vân (Tân Yên), Hòa Sơn (Hiệp Hòa), Giáo Liêm (Sơn Động).

{keywords}

Mô hình "Nhà đa năng vượt lũ" của nhóm học sinh lớp 11 A4, Trường THPT Thái Thuận (TP Bắc Giang).

Khơi gợi ý tưởng sáng tạo, giáo dục toàn diện cho học sinh là mục tiêu của sự nghiệp GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay. Để các em được trang bị kiến thức văn hóa, vốn sống, phát triển tài năng sáng tạo, cần cha mẹ và thầy cô luôn đồng hành hỗ trợ. Tại Trường THPT Chuyên Bắc Giang, trong quá trình giảng dạy, các thầy, cô giáo luôn tôn trọng sở thích mỗi cá nhân học sinh, khích lệ các em bày tỏ ý tưởng, sáng kiến. Với những đề tài có triển vọng, Ban Giám hiệu nhà trường phân công giáo viên hướng dẫn, thường xuyên mở cửa thư viện, phòng thí nghiệm... để các em có điều kiện nghiên cứu, biến ý tưởng thành mô hình, sản phẩm độc đáo, hữu ích. 

Còn tại Trường THPT Thái Thuận (TP Bắc Giang) từ năm học 2020- 2021 triển khai "Ngày hội sáng tạo" tạo sân chơi cho học sinh các lớp được trải nghiệm. Ngoài ra, ngành giáo dục cùng các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục quan tâm tuyên truyền, khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu, tạo điều kiện để nhân rộng, ứng dụng các mô hình trong thực tiễn.

Bài, ảnh: Mai Toan
Bắc Giang: 3 nhóm tác giả đoạt giải cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc
(BGĐT) - Tại TP Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vừa phối hợp tổ chức lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi Sáng tạo của thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 16- năm 2020. 
TP Bắc Giang: Gần 1,5 nghìn học sinh Trường THPT Thái Thuận tham gia "Ngày hội sáng tạo"
(BGĐT) - Trường THPT Thái Thuận (TP Bắc Giang) vừa tổ chức "Ngày hội sáng tạo" lần thứ Nhất năm 2020 thu hút gần 1,5 nghìn học sinh cùng đông đảo cán bộ, giáo viên, đại diện cha mẹ học sinh tham dự và cổ vũ.
106 mô hình được trao giải sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 16, năm 2020
Tối 12/12, tại Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Sáng tạo của thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 16, năm 2020. 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...