Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 30 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp sống trẻ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Sơ đồ tư duy của nữ sinh 3 năm đoạt học bổng sinh viên xuất sắc

Cập nhật: 15:27 ngày 21/10/2021
Quỳnh Anh giành học bổng sinh viên xuất sắc suốt ba năm với GPA 3.7/4.0, điểm rèn luyện trên 90, nhờ cách đặt mục tiêu khoa học và chi tiết.

Nguyễn Quỳnh Anh đang là sinh viên năm cuối chuyên ngành tiếng Anh Thương Mại, khoa tiếng Anh, Đại học Thương mại Hà Nội. Em có thành tích học tập ấn tượng với GPA 3.7/4.0, đạt sinh viên xuất sắc ba năm liên tiếp.

Điều kiện để có học bổng xuất sắc là sinh viên phải đạt GPA trên 3.6, điểm rèn luyện trên 90 và tham gia các hoạt động ngoại khóa. Cả khoa tiếng Anh Đại học Thương mại mỗi năm chỉ có 5-6 bạn giành học bổng xuất sắc, trên 10 triệu đồng một năm. Với thành tích này, Quỳnh Anh vào top 1% sinh viên xuất sắc của khoa.

{keywords}

Quỳnh Anh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Từ năm thứ nhất, Quỳnh Anh đã đặt mục tiêu cho cả 4 năm. Em viết ra những mong muốn như tốt nghiệp loại gì, đạt GPA bao nhiêu khi ra trường, muốn trau dồi kiến thức, kỹ năng nào... sau đó lập kế hoạch chi tiết. Quỳnh Anh cũng phân loại chương trình học thành ba nhóm: Môn chuyên ngành, môn đại cương, các môn còn lại và có chiến thuật học cho từng nhóm môn.

Khi đã có mục tiêu, Quỳnh Anh lên danh sách môn cần học rồi chuẩn bị đầy đủ tài liệu liên quan như giáo trình, slide bài giảng, sách tham khảo, đặc biệt bộ đề cương câu hỏi ôn thi từ các năm trước. Những tài liệu này có thể được tìm thấy từ trang học liệu, thư viện nhà trường, Google hoặc hỏi các anh chị khóa trước.

Quỳnh Anh cho hay một lợi thế luôn giúp em đạt kết quả cao cả trên lớp và bài thi cuối kỳ chính là việc luôn đọc và tóm tắt trước giáo trình. Việc này giúp em nắm được nội dung tổng quát. Sau đó, em đánh dấu khái niệm mới, những phần chưa hiểu để dành lên lớp hỏi cô hoặc bạn bè. Cuối cùng, nữ sinh vẽ sơ đồ tư duy cho cả môn học, gồm những chương nào, bài nào, mỗi bài có những phần kiến thức trọng tâm gì.

"Nhờ sơ đồ tư duy này, em có cái nhìn tổng quát các môn học, biết được mối liên kết giữa các phần kiến thức với nhau như thế nào, từ đó, dễ dàng tiếp thu và nhớ bài lâu hơn", nữ sinh Hà Nội chia sẻ.

Ở đại học, khối lượng kiến thức nhiều nên để không rơi vào tình trạng "nước đến chân mới nhảy", Quỳnh Anh chủ động chuẩn bị sớm, thay vì để gần thi cuối kỳ mới làm đề cương.

Em lên trang học liệu nhà trường hoặc tìm hỏi thầy cô và các anh chị khóa trước về bộ câu hỏi ôn thi cuối kỳ của môn học đó. Nữ sinh nhóm các câu hỏi giống nhau trong cùng một chương lại rồi đưa vào sổ tay ôn thi và dùng bút nhớ để làm nổi bật nội dung cần quan tâm trong giáo trình để khi học trên lớp, có thể tập trung hơn vào những mục này.

Trong quá trình học tập, Quỳnh Anh cũng tạo các file khác nhau với tiêu đề Đề cương ôn thi Triết, Tư tưởng, Kinh tế vi mô, tiếng Anh... Hàng tuần sau mỗi buổi học, em dành thời gian vào các file này để trả lời câu hỏi trong bộ đề thi.

"Cứ như vậy, cho đến khi kết thúc học phần, đề cương ôn thi của em đã gần như hoàn chỉnh. Bằng cách tự làm đề cương sớm như vậy, em vừa nắm được đâu là những kiến thức trọng tâm cần chú ý trong quá trình học, vừa không bị quá tải khi kỳ thi đến", Quỳnh Anh cho hay.

Theo Quỳnh Anh, để đạt mục tiêu học bổng, cần chú ý không chỉ bài thi cuối kỳ mà phải quan tâm đến điểm chuyên cần, điểm thi giữa kỳ, các bài thảo luận và việc xây dựng bài trên lớp.

Các thầy cô trong khoa của Quỳnh Anh chấm điểm chuyên cần theo tỷ lệ 80/20, tức là đi học đầy đủ sẽ chỉ được tối đa 8 điểm, 20% còn lại đến từ sự năng nổ, hoạt bát và tinh thần chủ động xây dựng bài. Việc hiểu rõ cách thức chấm điểm này giúp nữ sinh ngành Ngôn ngữ Anh cố gắng chuẩn bị tốt bài ở nhà để khi đến lớp có sự tự tin và phản ứng nhanh nhạy hơn.

Những năm tháng đại học là khoảng thời gian giúp sinh viên bứt phá nhiều nhất nếu biết cách tận dụng tốt cơ hội quý giá xung quanh. Quỳnh Anh rèn sự tự tin qua việc làm cán bộ lớp, chủ động xung phong làm nhóm trưởng, người thuyết trình và thư ký để thử sức, tích lũy hàng loạt kỹ năng như lãnh đạo, nói trước đám đông, biên soạn, chỉnh sửa và thiết kế các sản phẩm thảo luận.

Quỳnh Anh cũng thường xuyên phát biểu, đặt câu hỏi khi không hiểu bài, xây dựng bài trước lớp khi có cơ hội. "Hầu như giảng viên nào cũng thích sinh viên chuẩn bị bài trước và nhiệt tình xây dựng bài trong quá trình học. Vì vậy trước mỗi buổi học, em luôn cố gắng dành một khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị và đọc trước giáo trình", Quỳnh Anh nói.

Bên cạnh kinh nghiệm và phương pháp học tập cụ thể, bí quyết giúp Ngọc Anh trở thành sinh viên xuất sắc trong khoa là nhờ được cộng nhiều điểm rèn luyện do tham gia hoạt động ngoại khóa.

Nữ sinh là ủy viên Ban chấp hành Liên chi Đoàn khoa, Chủ tịch câu lạc bộ tiếng Anh, khoa tiếng Anh, trưởng ban sự kiện của dự án hướng nghiệp SYF thuộc Liên đoàn Lãnh đạo trẻ JCI Hà Nội.

"Em đã tự tin, trưởng thành và mạnh mẽ hơn nhờ quá trình đặt mục tiêu, lên kế hoạch và nỗ lực với từng nhiệm vụ nhỏ. Đừng coi thường bất cứ giây phút nào của hiện tại, chúng sẽ tạo nên bạn của mai sau", nữ sinh năm cuối chia sẻ.

Cô Nguyễn Thị Thủy Chung, Phó khoa tiếng Anh, Đại học Thương Mại Hà Nội, cho hay Quỳnh Anh có thành tích học tập xuất sắc, nhiều năm liên tiếp giành học bổng sinh viên của trường.

Theo cô Chung, mỗi năm, khoa tiếng Anh chỉ có vài em xuất sắc và Quỳnh Anh luôn có tên trong danh sách. Nữ sinh được đánh giá chịu khó và năng nổ trong mọi hoạt động của trường cũng như cộng đồng. Nhiều sinh viên trong khoa hoạt động rất tích cực nhưng kết quả học tập chỉ đạt loại khá hoặc giỏi nên chưa đủ điều kiện.

"Quỳnh Anh có tinh thần học tập nghiêm túc, có kế hoạch và lộ trình rõ ràng để đạt được mục tiêu. Đã rất lâu khoa tiếng Anh mới có một sinh viên toàn diện như vậy", cô Chung nói.

Phó trưởng khoa tiếng Anh cho biết thêm, ngoài học bổng của trường, Quỳnh Anh mới nhận được học bổng Nitori của Nhật trao cho những sinh viên xuất sắc có nhiều hoạt động đóng góp cho cộng đồng.

11 tập thể và 19 cá nhân đoạt giải Cuộc thi về phòng, chống tham nhũng
(BGĐT)- Theo thông tin từ Ban tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng” của tỉnh Bắc Giang, đã có 168.240 người đăng ký tham gia dự thi và 572.028 lượt tham gia dự thi. Trong đó, có 2.301 lượt thi trả lời đúng 19/19 câu hỏi trắc nghiệm kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Khai mạc Liên hoan hát Văn, hát Chầu văn tỉnh Bắc Giang
(BGĐT)- Tối 20/10, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Bắc Giang (TP Bắc Giang), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang tổ chức Liên hoan hát Văn, hát Chầu văn tỉnh Bắc Giang lần thứ IV năm 2021. Đến dự có các đồng chí: Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh; Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Theo VnExpress

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...