Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 29 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp sống trẻ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Thành công từ những trải nghiệm thực tế

Cập nhật: 07:54 ngày 02/04/2022
(BGĐT)- Trước khi trở thành giảng viên Trường Cao đẳng Nghề công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang, anh Nguyễn Văn Giang (SN 1982), quê ở xã An Dương (Tân Yên) có gần 10 năm làm nhân viên kỹ thuật điện trong doanh nghiệp. Từ người thợ đến giảng viên trường nghề, những trải nghiệm thực tế cùng với kiến thức được đào tạo đã giúp anh áp dụng hiệu quả trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Từ người thợ đến giảng viên trường nghề

Tốt nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, sau đó tiếp tục có bằng thạc sĩ chuyên ngành kỹ thuật điện, anh Nguyễn Văn Giang “đầu quân” cho một doanh nghiệp (DN) ở khu công nghiệp Phố Nối, huyện Văn Lâm (Hưng Yên). Gần 10 năm làm việc tại doanh nghiệp, anh tích lũy được kinh nghiệm cũng như thấm nhuần tinh thần làm việc đề cao trách nhiệm, tác phong chuyên nghiệp, chấp hành kỷ luật nghiêm.

{keywords}

Thầy giáo Nguyễn Văn Giang hướng dẫn sinh viên thực hành.

Năm 2014, thu nhập bình quân của nhân viên kỹ thuật như anh Giang được DN trả ở mức khá cao (khoảng 11 triệu đồng/tháng) song người thanh niên giỏi nghề luôn mong muốn được trở về quê. Vì thế, khi biết Trường Cao đẳng Nghề công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang có chỉ tiêu tuyển dụng, anh nhanh chóng nộp hồ sơ và trúng tuyển, chính thức trở thành giảng viên trường nghề từ tháng 7/2014 đến nay.

Trong giảng dạy, thầy giáo Nguyễn Văn Giang luôn truyền lửa đam mê, giúp sinh viên cảm nhận được sự thiết thực của kỹ thuật điện, điện tự động hóa đối với sản xuất và đời sống, nhất là trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Từ đó hướng dẫn các em kiến thức lý thuyết, rèn luyện thực hành trên hệ thống trang thiết bị hiện đại của nhà trường và tại DN nhằm nâng cao kỹ năng tay nghề. 

Thầy Nguyễn Công Thông, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang cho biết, thầy Nguyễn Văn Giang đã góp phần đưa chuyên ngành điện, điện tự động hóa trở thành thế mạnh của trường, thu hút nhiều sinh viên theo học, được DN đánh giá cao về chất lượng đào tạo. Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp hằng năm đạt gần 100%. Từ năm 2016 đến nay, thầy Giang được bổ nhiệm là Phó Trưởng Khoa Điện - Điện tử.

Đam mê nghiên cứu khoa học

Ở Trường Cao đẳng Nghề công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang, thạc sĩ Nguyễn Văn Giang được Ban Giám hiệu và đồng nghiệp ghi nhận bởi chuyên môn giỏi, có nhiều thành tích trong công tác và nghiên cứu khoa học. 5 năm gần đây anh liên tục gặt hái nhiều thành công như: Giải Ba tại Hội thi sáng tạo Khoa học kỹ thuật tỉnh Bắc Giang lần thứ 8 (2018-2019); giải Nhì tại Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc (năm 2021).

Thầy giáo Nguyễn Văn Giang được trao tặng Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (năm 2020); Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (năm 2021) và là chủ nhiệm của nhiều đề tài nghiên cứu khoa học.

Luôn trăn trở với suy nghĩ: “Sản phẩm khoa học chỉ thực sự hiệu quả khi xuất phát từ thực tiễn và được ứng dụng rộng rãi”, các giải pháp, đề tài do anh nghiên cứu thể hiện sự đầu tư công phu, được hội đồng thi đua các cấp đánh giá cao về kỹ thuật và hiệu quả kinh tế. 

Ví như mô hình "Mạch điện máy tiện vạn năng ứng dụng PLC". Nhiều lần quan sát chiếc máy tiện trong nhà xưởng của trường, thầy Giang nhận thấy tuy do nước ngoài sản xuất nhưng sản phẩm đã qua sử dụng nhiều năm, công nghệ không còn phù hợp, thợ cơ khí phải vận hành thủ công bằng tay, năng suất không cao. 

Sau một thời gian tìm hiểu, thầy nghiên cứu thành công phần mềm điều khiển giúp máy vận hành đơn giản, tự động, có khả năng gia công được nhiều thiết bị cơ khí với tốc độ sản xuất cao gấp nhiều lần so với trước, giảm thiểu đáng kể tiếng ồn và các lỗi kỹ thuật cho sản phẩm. Hiện nay, mô hình này đang được ứng dụng trong giảng dạy tại nhà trường.

Những năm gần đây, chương trình hợp tác liên kết đào tạo giữa trường nghề với DN đã tạo cơ hội cho giảng viên, sinh viên nâng cao kỹ năng thực hành, trải nghiệm. Cũng như bao đồng nghiệp khác, mỗi năm học, thầy Giang dành ít nhất 1 tháng thực tập tại DN, cập nhật kỹ thuật mới. Mỗi khi học được điều mới mẻ hoặc thành công sau một đề tài nghiên cứu khoa học, thầy biên soạn thành tài liệu ngắn gọn, chia sẻ với đồng nghiệp để cùng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu giảng dạy trong thời kỳ cách mạng công nghệ số.

Bài, ảnh: Mai Toan

Tìm giải pháp căn cơ nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho thanh niên
Ngày 30/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam phối hợp tổ chức Diễn đàn Thanh niên năm 2022 với chủ đề “Đào tạo nghề cho thanh niên”.
Làm tốt công tác dự báo, liên kết đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường
(BGĐT) - Sáng 17/3, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh do đồng chí Nghiêm Xuân Hưởng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn tổ chức giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2020 - 2022 tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH). 
Đào tạo nghề sát với nhu cầu doanh nghiệp, tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn
(BGĐT) - Ngày 1/3, đoàn giám sát của HĐND tỉnh do đồng chí Nghiêm Xuân Hưởng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn có buổi giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2020- 2022 trên địa bàn huyện Việt Yên. 
Đào tạo nghề theo cơ chế đặt hàng, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động
(BGĐT) - Chiều 16/2, đồng chí Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm việc với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) về việc triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2022. Cùng dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...