Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp sống trẻ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

Cập nhật: 06:13 ngày 04/06/2023
(BGĐT) - Nhằm đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, Tỉnh đoàn Bắc Giang tích cực tuyên truyền, hỗ trợ vốn và kêu gọi các nguồn vốn đầu tư, ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội để đoàn viên thanh viên vay vốn phát triển kinh tế với lãi suất ưu đãi. 

Thành lập các hợp tác xã thanh niên

Với mong muốn gìn giữ giá trị ẩm thực truyền thống của đồng bào Cao Lan, anh Hoàng Xuân Mau (SN 1994) ở bản Nghè, xã Xuân Lương (Yên Thế) quyết tâm học hỏi và khởi nghiệp với sản phẩm thịt gác bếp. Anh tham khảo kinh nghiệm của những người cao tuổi trong bản, thử nghiệm hàng chục lần để món ăn có hương vị như mong muốn. 

{keywords}

Mô hình nuôi chim cu gáy của anh Nguyễn Văn Hiểu.

Cuối năm 2020, anh Mau bắt đầu giới thiệu mặt hàng ra thị trường. Nhờ chất lượng tốt, giá phải chăng, sản phẩm được nhiều khách hàng đón nhận. Để đông đảo người tiêu dùng trên cả nước biết tới, tháng 7/2022, anh Mau thành lập Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Cao Lan với 8 thành viên đều là người trong bản. HTX anh sản xuất và kinh doanh các mặt hàng như: Thịt trâu, thịt lợn gác bếp, lạp sườn, muối chẩm chéo. 

Năm 2022, thịt gác bếp Cao Lan được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Bằng sự học hỏi, không ngừng cố gắng, cơ sở kinh doanh của anh có doanh thu khoảng 1 tỷ đồng/năm; tạo việc làm cho nhiều thanh niên địa phương, thu nhập ổn định từ 6-7 triệu đồng/tháng.

Trước đây, anh Nguyễn Văn Hiểu (SN 1992) ở thôn Phú Yên 2, xã Tam Dị (Lục Nam) làm nghề cơ khí. Được một người bạn giới thiệu về mô hình nuôi chim cu gáy, năm 2020, anh bắt đầu tìm hiểu và làm chuồng nuôi 300 đôi chim bố mẹ. Để mở rộng mô hình chăn nuôi, đầu năm nay, anh Hiểu được Huyện đoàn hướng dẫn vay 200 triệu đồng từ chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp của Tỉnh đoàn. Với số tiền này, anh nâng tổng diện tích chuồng từ 150 m2 lên 300 m2, nuôi hơn 1.300 đôi chim cu gáy bố mẹ và đầu tư hệ thống nước uống tự động. 

Từ 35-45 ngày, mô hình của anh Hiểu lại cho xuất 600 đôi chim thương phẩm; giá bán từ 60-100 nghìn đồng/đôi. Sau khi trừ chi phí, anh lãi khoảng 250 triệu đồng/năm. Theo anh Nguyễn Văn Mạnh, Phó Bí thư Huyện đoàn Lục Nam, tại xã Tam Dị có 7 mô hình nuôi chim cu gáy với tổng số lượng khoảng 30 nghìn con. Nhằm định hướng, hỗ trợ thanh niên phát triển bài bản, ngay trong tháng 6 này, Huyện đoàn tổ chức hướng dẫn các chủ mô hình liên kết, thành lập HTX nuôi chim cu gáy xã Tam Dị.

Hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế

HTX do thanh niên làm chủ hoạt động hiệu quả trên nhiều lĩnh vực như nông- lâm- ngư nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ… Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, những năm qua, Tỉnh đoàn tích cực tuyên truyền, hỗ trợ vốn và kêu gọi các nguồn vốn đầu tư, ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội để ĐVTN vay phát triển kinh tế với lãi suất ưu đãi. Ban Thường vụ Tỉnh đoàn luôn quan tâm, coi công tác quản lý vay vốn khởi nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng trong chương trình công tác đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi. 

Toàn tỉnh có 1.021 HTX (trong đó có 17 HTX của thanh niên đang tham gia sinh hoạt cùng tổ chức Đoàn, Hội); 87 tổ hợp tác; 265 mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi; 26 sản phẩm OCOP của thanh niên.

Tính đến tháng 11/2022, Tỉnh đoàn đang quản lý hơn 15 tỷ đồng từ Chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Giai đoạn 2018-2022, toàn tỉnh đã giải ngân cho 146 dự án, với mức cho vay tối đa 400 triệu đồng/dự án. Nhiều dự án, mô hình của ĐVTN đã phát huy tốt hiệu quả sử dụng vốn, góp phần tăng năng suất, mở rộng quy mô, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất kinh doanh. Qua đó, giải quyết việc làm cho thanh niên tại địa phương. Điển hình như: HTX Nông nghiệp Thanh niên Bắc Giang (Lục Nam), HTX Sản xuất kinh doanh và Dịch vụ nông nghiệp Thiên Phú (Yên Thế)…

Để tiếp tục hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, Tỉnh đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức, năng lực của cán bộ đoàn, ĐVTN về phát triển kinh tế; khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề; nhân rộng các mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp thành công của thanh niên. Đồng thời, phối hợp với Liên minh HTX tỉnh kết nối, giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm của HTX (trọng tâm là các HTX của thanh niên) thông qua các hội nghị xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm, sàn giao dịch điện tử.

Bài, ảnh: Thu Thủy

Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp
(BGĐT) - Chuỗi chương trình “Cà phê khởi nghiệp” do Huyện đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) huyện phối hợp với Hội Doanh nghiệp huyện Lạng Giang (Bắc Giang) tổ chức là cách làm mới đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp. 
Khởi nghiệp từ chuyển đổi số
(BGĐT) - Trong công cuộc hội nhập quốc tế sâu rộng, việc đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) trên các lĩnh vực của đời sống là yêu cầu cần thiết. Đoàn viên thanh niên (ĐVTN) - lực lượng xung kích, tiên phong trên mọi mặt trận đã và đang chủ động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trên nền tảng kinh tế số.  
Khai thác lợi thế, đưa Bắc Giang thành trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
(BGĐT) - Tại diễn đàn “Định hướng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (ĐMST) tỉnh Bắc Giang năm 2023”, nhiều đại biểu chia sẻ kinh nghiệm, gợi mở giải pháp, ý tưởng đưa Bắc Giang trở thành trung tâm khởi nghiệp, ĐMST. Báo Bắc Giang trích đăng một số ý kiến.
Trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng từ mô hình khởi nghiệp của thanh niên
(BGĐT) - Sáng 10/3, Tỉnh đoàn Bắc Giang đăng cai tổ chức liên hoan “Tuổi trẻ sáng tạo” đoàn thanh niên cụm Trung du Bắc Bộ với chủ đề “Phát triển du lịch cộng đồng từ mô hình khởi nghiệp của thanh niên”.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...