Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 29 °C / 26 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhộn nhịp mùa vải thiều-2020
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Giáp Sơn hướng tới chuyên canh vải thiều xuất khẩu

Cập nhật: 08:00 ngày 24/06/2020
(BGĐT) - Xã Giáp Sơn là một trong những vựa vải của huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) với gần 1 nghìn ha. Nhờ tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sản phẩm vải thiều của địa phương đang rộng đường xuất khẩu. 

Chú trọng nâng chất lượng

Theo chỉ dẫn của cán bộ Hội Nông dân xã Giáp Sơn, chúng tôi đến thăm hộ anh Vi Ngọc Tám, thôn Vành Dây. Gia đình anh Tám có 1,5 ha vải thiều. Theo anh Tám, từ năm 2019 về trước, anh và nhiều hộ trong thôn chỉ trồng vải theo kinh nghiệm. Các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), phân bón… anh sử dụng mà không có cán bộ kỹ thuật hướng dẫn.

{keywords}

Anh Vi Ngọc Tám (ngoài cùng bên phải) cùng các hộ tham gia mô hình trong thôn Vành Dây kiểm tra sinh trưởng của quả vải.

Vụ vải năm nay, gia đình anh Tám cùng 6 hộ khác trong thôn được UBND huyện Lục Ngạn, cơ quan chuyên môn của huyện, tỉnh lựa chọn để sản xuất quả vải thiều sạch theo quy trình GlobalGAP xuất khẩu sang Nhật Bản. Anh Tám được giao trách nhiệm làm Tổ trưởng nhóm hộ. Từ lúc vải ra hoa đến khi thu hoạch, anh thường xuyên đến các hộ tham gia mô hình để đôn đốc, nhắc nhở mọi người áp dụng đúng quy trình sản xuất; kịp thời báo cáo và nghe tư vấn từ cán bộ kỹ thuật.

Lấy từ trong ngăn tủ ra cuốn sổ nhật ký sản xuất, anh Tám chia sẻ, danh mục thuốc BVTV, cách chăm sóc, ngày sử dụng thuốc và quá trình phát triển của quả… do cán bộ kỹ thuật của Chi cục BVTV tỉnh hướng dẫn anh đều ghi lại cẩn thận. “Trồng vải theo quy trình GlobalGAP khá tỉ mỉ. Ngoài sử dụng thuốc BVTV đúng danh mục cho phép, phun thuốc, bón phân đúng thời điểm… người trồng vải phải thường xuyên dọn vườn sạch sẽ, không cho người lạ và súc vật vào vườn để phòng các loại dịch bệnh khác”, anh Tám nói.

Năm nay, Giáp Sơn được cấp 4 mã vùng trồng vải xuất sang Nhật Bản với tổng số 42 hộ tham gia với tổng diện tích 20ha. Ông Trần Văn Cóong, trưởng nhóm hộ ở thôn Muối cho biết, bà con rất trách nhiệm trong giữ gìn vệ sinh vườn sạch, bảo đảm các tiêu chuẩn của GlobalGAP. “Đối với bà con tham gia mô hình sản xuất vải thiều theo quy trình GlobalGAP, đây là cơ hội để học tập quy trình sản xuất sạch, nâng chất lượng quả vải”, ông Cóong nói.

Mở rộng diện tích

Do thời tiết bất lợi nên năm nay tỷ lệ ra hoa, đậu quả của vải thiều ở xã Giáp Sơn chỉ đạt khoảng 55%, bao gồm cả các diện tích vải dự kiến xuất khẩu sang Nhật Bản.

Ông Nguyễn Đức Tứ, Chủ tịch UBND xã Giáp Sơn cho biết, tuy nhiên, đối với người dân Giáp Sơn, việc nhiều diện tích vải của xã được chọn để sản xuất theo tiêu chuẩn của Nhật Bản đã là điều khích lệ cho bà con nơi đây. Bởi lẽ toàn huyện chỉ có 6 xã được chọn với 18 mã vùng trồng thì Giáp Sơn đã chiếm 4 mã. Chính vì vậy, Đảng ủy và chính quyền xã Giáp Sơn vẫn chọn vải thiều là cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân và định hướng mở rộng diện tích vải thiều chất lượng cao.

Thực tế, nếu như các địa phương khác của Lục Ngạn mấy năm gần đây diện tích vải sụt giảm vì nhiều nơi chuyển sang trồng cây có múi thì tại Giáp Sơn, sau chuyển dịch cơ cấu cây trồng, diện tích vải thiều đã tăng từ hơn 700 ha lên 997 ha. Trong đó, có gần 700 ha được sản xuất theo quy trình VietGAP và GlobalGAP. Tổng sản lượng bình quân là 7 nghìn tấn/năm, đạt giá trị hơn 200 tỷ đồng. “Định hướng của chính quyền địa phương là toàn bộ diện tích vải của Giáp Sơn sẽ được sản xuất theo quy trình VietGAP và GlobalGAP, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật Bản. Vì đây là “chìa khóa” để vải thiều Giáp Sơn mở cửa các thị trường khó tính khác. Nhờ đó, giá vải sẽ cao hơn và đầu ra mới ổn định, bảo đảm cho cây vải thiều phát triển bền vững ở vùng đất này”, ông Tứ chia sẻ.

Xuất khẩu lô vải thiều Lục Ngạn đầu tiên sang Nhật Bản
(BGĐT)- Ngày 18/6, Công ty cổ phần Ameii Việt Nam và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu thu mua vải thiều của người dân xã Tân Sơn và Hộ Đáp (Lục Ngạn) để xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản.
Hơn 37 tấn vải thiều được bán qua ví điện tử MoMo
(BGĐT)- Sau một tuần thực hiện chương trình bán vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) bằng hình thức trực tuyến trên ví điện tử MoMo, đến nay kênh tiêu thụ online này đã cung cấp được hơn 37 tấn quả cho thị trường người tiêu dùng khu vực TP Hồ Chí Minh. Hoạt động này thuộc Chương trình "Ủng hộ nông sản Việt" do Báo Tuổi Trẻ, cùng Saigon Co.op và ví điện tử MoMo phối hợp thực hiện từ ngày 10/6 đến hết 30/6.
Quan tâm cung cấp đủ ẩm cho vải thiều
(BGĐT)- Thời gian qua, nắng mưa xen kẽ bất thường khiến nhiều vườn vải trên địa bàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) bị rám hoặc nứt quả, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm.

Thế Đại

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...