Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 30 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Ô tô - Xe máy
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nhận diện nguy cơ sớm, kỹ năng ngăn ngừa tai nạn giao thông

Cập nhật: 08:25 ngày 21/09/2017
Nếu so với các kỹ thuật phanh, đánh lái,... kỹ năng nhận diện nguy cơ tai nạn được đánh giá có tác dụng phòng ngừa tai nạn giao thông (TNGT) nhiều hơn, tuy nhiên, việc đào tạo kỹ năng này ở Việt Nam hiện chưa được quan tâm đúng mức.
{keywords}

Màn hình mô phỏng cho bài kiểm tra kỹ năng nhận biết rủi ro tai nạn HPT trong đào tạo lái xe.

Số liệu báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Việt Nam cho thực trạng báo động khi có hơn 4.320 người chết và 9.116 người bị thương do TNGT, chỉ trong nửa đầu năm 2017. Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã đưa ra dự đoán TNGT sẽ là nguyên nhân gây tử vong nhiều thứ 5 vào năm 2030, dựa trên số liệu dẫn chứng hơn 1,3 triệu người đã không trở về nhà vì TNGT hằng năm.

Trong 4 yếu tố cơ bản liên quan đến một vụ tai nạn gồm tài xế, phương tiện, đường xá và tình trạng giao thông, thì nguyên nhân chính của các vụ TNGT được xác định chủ yếu do lỗi của người điều khiển, bảo dưỡng xe không đúng cách và các sự cố liên quan đến xe. Tuy nhiên, trong đào tạo lái xe thực tế ở Việt Nam, các thao tác và kiến thức về Luật Giao thông đường bộ luôn được ưu tiên, trong khi kỹ năng phát hiện và phản ứng lại các rủi ro cho người lái xe lại ít được chú trọng.

Tại các nước phát triển như Anh, Mỹ, Úc…, ngoài việc kiểm tra kỹ năng lái xe và kiến thức về luật giao thông, trong các kỳ thi sát hạch đào tạo lái xe luôn xuất hiện bài kiểm tra kỹ năng nhận biết rủi ro tai nạn, được gọi là HPT - Hazard Perception Test. Bài kiểm tra này dựa trên mô hình giả lập tình huống thực tế trên màn hình cảm ứng hay các hình ảnh giúp người cầm lái luyện tập khả năng quan sát và nhận diện các nguy cơ có thể dẫn đến tai nạn từ người đi bộ hoặc những phương tiện cùng lưu thông khác.

HPT được giới thiệu vào năm 2002 và cập nhật vào năm 2015, các tình huống được mô phỏng trên máy tính thay thế cho các video được ghi hình thực tế. Anh đã giảm 11% TNGT năm 2008, tiết kiệm 89,5 triệu bảng Anh cho việc này. Một biến thể của thử nghiệm này là bài kiểm tra bắt buộc phải có để được giấy phép lái xe ở nhiều bang của Úc, bao gồm Victoria và New South Wales. Riêng Mỹ đã giảm 30 đến 40% các vụ va chạm vào năm 2010.

Cảnh báo nguy cơ tai nạn được đánh giá mang lại những lợi ích thiết thực cho người lái gồm tập luyện khả năng quan sát và nhận biết nguy cơ dẫn đến tai nạn, tăng khả năng dự đoán tiến triển của các tình huống khi lái xe, phát triển sự nhạy bén của người cầm lái khi lưu thông trên đường, giảm bớt tai nạn giao thông liên quan đến người mới biết lái xe, đồng thời giảm thiểu chi phí thời gian xử lý hậu quả sau tai nạn.

Theo "Bệnh viện Ô tô", quá trình nhận diện nguy cơ tai nạn bao gồm các bước: Phát hiện các rủi ro tiềm ẩn gây tai nạn, đánh giá mức độ rủi ro, lựa chọn hành động phù hợp và thực hiện hành động. Ngoài những kỹ năng nhận diện nguy cơ tai nạn, người tài xế cần tự trang bị cho mình kỹ năng về sửa chữa và chăm sóc xe, nên thường xuyên rèn luyện thể lực để có sức khỏe tốt và tinh thần minh mẫn. Ngoài ra, học cách giải phóng căng thẳng trong cuộc sống và rèn luyện phong cách lái đàng hoàng, không cẩu thả… là những phẩm chất cần thiết của một người tài xế.

Theo Minh Quang/CAND


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...