Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 35 °C / 27 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Pháp luật
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phạt tù ổ nhóm dùng công ty “ma” mua bán hóa đơn giá trị gia tăng

Cập nhật: 08:16 ngày 20/12/2018
Để tránh cơ quan thuế phát hiện, hàng tháng, hàng quý, Đào “mua” và đồng bọn vẫn làm và nộp đầy đủ các báo cáo thuế “rởm” đối với 16 công ty “ma” chuyên sử dụng vào việc mua bán hóa đơn tài chính.

Ngày 19-12, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử ổ nhóm 9 bị cáo bị Viện KSND TP Hà Nội truy tố về cùng tội “Mua bán trái phép hóa đơn” theo quy định tại Điều 203 – Bộ luật Hình sự năm 2015.

Các bị cáo gồm: Nguyễn Thị Đào (SN 1982, trú tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội), Nguyễn Thị Đào (SN 1985, trú tại phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng), Bùi Văn Hồ (SN 1991) và Bùi Ngọc Trực (SN 1997) cùng trú tại xã Nghĩa Thắng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định), Nguyễn Văn Thuấn (SN 1995, trú tại xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), Lê Hiền Trang (SN 1988, ở tại phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội), Trần Thị Hương (SN 1987, ở tại phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Nguyễn Thu Nga (SN 1983) và Kiều Thị Phương (SN 1981, đều trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

{keywords}

Nguyễn Thị Đào (SN 1982) và các đồng phạm tại phiên tòa.

Theo hồ sơ vụ án, Nguyễn Thị Đào (SN 1982, gọi tắt là Đào “mua”) thỏa thuận mua lại các doanh nghiệp từ Nguyễn Thị Đào (SN 1985, gọi tắt là Đào “bán”) để sử dụng vào việc mua bán trái phép hóa đơn nhằm thu lời bất chính. Các đối tượng thống nhất, Đào “bán” chịu trách nhiệm hoàn tất mọi thủ tục mua bán các công ty đã thành lập nhưng hoạt động không hiệu quả, rồi bàn giao toàn bộ hồ sơ, đăng ký kinh doanh, con dấu, hóa đơn cho Đào “mua”. Tổng cộng, các bị cáo đã tham gia mua bán 16 công ty.

Sau khi có các tài liệu, giấy tờ của những công ty mua lại, Đào “mua” thuê Nguyễn Văn Thuấn và Bùi Văn Hồ làm thủ tục mở tài khoản tại ngân hàng, phát hành séc, đăng ký mẫu chữ ký với tư cách nhân viên công ty. Các doanh nghiệp có nhu cầu hóa đơn đầu vào có thể trực tiếp, thông qua môi giới hoặc gọi điện cho Đào “mua” để lấy hóa đơn. Mỗi khi nhận được yêu cầu từ khách, Đào “mua” chỉ đạo Nguyễn Văn Trực viết hóa đơn, đóng dấu lên liên 2 hóa đơn và giả chữ ký tên giám đốc của các doanh nghiệp tương ứng.

Tạo lập xong hóa đơn, chứng từ khống, Đào “mua” giao cho Thuấn và Hồ đi giao hóa đơn cho khách ở nhiều địa điểm khác nhau. Giá bán hóa đơn nếu giá trị thanh toán dưới 20 triệu đồng là 200.000 đồng/tờ, từ 20 triệu đồng trở lên được bán với giá 0,5% tiền hàng trước thuế ghi trên hóa đơn. Hình thức giao chứng từ tài chính được ổ nhóm này áp dụng là với hóa đơn ghi số tiền thanh toán dưới 20 triệu đồng, Thuấn, Hồ giao cho khách và nhận tiền mặt. Với hóa đơn có giá trị trên 20 triệu đồng (theo quy định phải thanh toán chuyển khoản), các đối tượng thực hiện theo 2 cách: hoặc doanh nghiệp mua hóa đơn chuyển tiền rồi bọn chúng chuyển trả lại sau khi đã trừ tiền mua hóa đơn, hoặc chúng mang tiền đến ngân hàng đưa cho khách để họ nộp tiền vào tài khoản công ty mua hóa đơn.

Tham gia đường dây mua bán hóa đơn, các bị cáo giúp sức cho Đào “mua” được trả công 6 triệu đồng/tháng. Riêng bị cáo Trang được trả 300.000 đồng/lần đi giao dịch tại ngân hàng và 50.000 đồng đối với mỗi lần giao hóa đơn cho khách. Để tránh cơ quan thuế phát hiện, hàng tháng, hàng quý, Đào “mua” và đồng bọn vẫn làm và nộp đầy đủ các báo cáo thuế “rởm” đối với 16 công ty “ma” chuyên sử dụng vào việc mua bán hóa đơn tài chính.

Cơ quan tố tụng xác định, tổng số tiền Đào “mua” thu lời bất chính là 488,5 triệu đồng. Số tiền này bị cáo khai đã nộp vào tài khoản các công ty “ma” để giao dịch phục vụ việc bán hóa đơn và nằm trong số tiền 1,8 tỷ đồng mà cơ quan điều tra thu giữ.

Tòa đã tuyên án phạt bị cáo Nguyễn Thị Đào (SN 1982) 36 tháng tù, Lê Hiền Trang 30 tháng tù. 7 bị cáo còn lại bị tuyên phạt các mức án từ 12 tháng tù treo đến 30 tháng tù treo.

Bị cáo Phạm Công Danh mong Hội đồng xét xử thu hồi hơn 7.000 tỷ để khắc phục
Phạm Công Danh liệt kê hơn 7.000 tỷ đồng và mong Hội đồng xét xử (HĐXX) xem xét tuyên thu hồi, để khắc phục toàn bộ hơn 17.000 tỷ đồng trong cả hai giai đoạn của vụ án.
 
Sự cố y khoa tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình: Hoàn tất cáo trạng truy tố các bị cáo để đưa ra xét xử
Ngày 7-12, Viện trưởng Viện KSND TP Hòa Bình Nguyễn Hồng Đăng cho biết: Viện KSND tỉnh Hòa Bình đã hoàn tất cáo trạng số 01/CT- VKS- P2 truy tố các bị can trong vụ án 9 bệnh nhân chạy thận tử vong xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, về các tội: Vô ý làm chết người và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
 
Xét xử đối tượng Hoàng Văn Vương về tội cố ý gây thương tích
(BGĐT) - Ngày 5-12, TAND huyện Yên Thế (Bắc Giang) mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Hoàng Văn Vương (SN 1973) trú tại thôn Trại Mới, xã Đồng Hưu (Yên Thế) về tội cố ý gây thương tích.

 
Theo TTXVN
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...