Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 28 °C / 27 - 38 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Pháp luật
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

“Tham nhũng vặt” và giải pháp phòng ngừa

Cập nhật: 08:11 ngày 31/07/2019
(BGDT) - Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi. Hiện nay còn có khái niệm về “tham nhũng vặt”, được Ban chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phải đấu tranh phòng ngừa. 

Nhận diện “tham nhũng vặt”

Tội phạm về tham nhũng được quy định trong Bộ luật Hình sự; còn các hành vi tham nhũng quy định trong Luật Phòng, chống tham nhũng. Căn cứ tính chất, mức độ của hành vi, pháp luật hình sự phân chia thành: Tham nhũng ít nghiêm trọng, tham nhũng nghiêm trọng, tham nhũng rất nghiêm trọng và tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, có cấu thành định lượng và khung hình phạt tương ứng.

{keywords}

Niêm yết công khai thủ tục hành chính, tạo sự minh bạch trong giao dịch với người dân và doanh nghiệp là một trong những giải pháp phòng ngừa "tham nhũng vặt".

Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có một khái niệm chính thống về “Tham nhũng vặt”. Nhận thức về hành vi này chủ yếu thông qua các ý kiến chỉ đạo, kết luận của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong các Thông báo Kết luận của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng và Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22-4-2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

Từ nhận thức trên, có thể hiểu “tham nhũng vặt” là hành vi của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan công quyền, đã lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao để nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết các các thủ tục hành chính hoặc cung cấp dịch vụ công liên quan đến công việc của người dân, doanh nghiệp nhằm buộc hoặc gợi ý người dân, doanh nghiệp phải chi trả, lo lót, bôi trơn bằng các lợi ích vật chất vì mục đích vụ lợi.

Dấu hiệu đặc trưng của hành vi “tham nhũng vặt” là hướng đến để chiếm đoạt giá trị vật chất. Đại đa số giá trị vật chất bị chiếm đoạt thường không lớn, nhưng xảy ra ở nhiều lĩnh vực, lặp đi lặp lại nhiều lần gây bức xúc trong xã hội. 

Tác hại của “tham nhũng vặt” để lại hậu quả nặng nề, làm xói mòn niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; làm tha hóa, biến chất đội ngũ công chức, viên chức khi mà giải quyết công việc chỉ biết vụ lợi. 

“Tham nhũng vặt” còn làm sai lệch, vô hiệu hóa các quy trình, quy định của Đảng, Nhà nước trong lãnh đạo, điều hành, phá vỡ chuẩn mực của pháp luật trong quan hệ của người dân, doanh nghiệp với cơ quan công quyền. Chế tài xử lý “tham nhũng vặt” tùy theo tính chất, mức độ của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính, đồng thời còn bị xử lý kỷ luật theo quy định.

Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

“Tham nhũng vặt” nảy sinh có nhiều nguyên nhân, chủ yếu do sự tha hóa, biến chất của một bộ phận công chức, viên chức, không kiềm chế được lòng tham nên đã lợi dụng cương vị công tác để nhũng nhiễu, vụ lợi. 

Do người đứng đầu các đơn vị không gương mẫu, thiếu sâu sát trong quản lý và kiểm soát công chức, viên chức thuộc quyền để xảy ra nhũng nhiễu, nếu có sai phạm thì xử lý không nghiêm. Do các thủ tục hành chính chưa chặt chẽ, rườm rà và vẫn còn sơ hở nên bị lợi dụng. Mặt khác, một số quy định của các cấp, ngành còn bất cập, chồng chéo, không dự liệu được hết các tình huống phức tạp để có cơ chế phòng ngừa. 

Nguyên nhân nữa là công tác đấu tranh, xử lý, loại bỏ các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp vẫn còn những khoảng trống, chưa có cơ chế đồng bộ để phát huy mạnh mẽ vai trò của người dân, doanh nghiệp vào cuộc đấu tranh này.

Để đẩy lùi "tham nhũng vặt", giải pháp quan trọng là nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên và nhân dân về tính nguy hại của tham nhũng nói chung và “tham nhũng vặt” nói riêng, từ đó quyết liệt hơn trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện. 

Tiến hành căn cơ việc rà soát, xây dựng hoàn thiện các cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội, quy chế làm việc bộ máy công quyền. Trong cải cách thủ tục hành chính cần đi vào thực chất để khắc phục các điểm nghẽn, loại bỏ thủ tục rườm rà, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, triển khai đồng bộ dịch vụ công trực tuyến và làm tốt việc công khai các thủ tục hành chính để người dân giám sát thực hiện. 

Phải đề cao và gắn trách nhiệm chính trị người đứng đầu, khi xảy ra tham nhũng, tiêu cực ở đơn vị nào thì phải xem xét xử lý cả người đứng đầu đơn vị đó. Phải quyết liệt trong đấu tranh, phát hiện xử lý những hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, không bao che, xử lý nội bộ; có cơ chế xin lỗi người dân, doanh nghiệp khi cán bộ, đảng viên trong đơn vị mình vi phạm. 

Phát huy mạnh mẽ vai trò của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lắng nghe ý kiến nhận xét, đánh giá của nhân dân về người đứng đầu trong triển khai thực hiện công tác này.

Đề nghị T.Ư khi xem xét sửa đổi Điều lệ Đảng cần nghiên cứu quy định: Những cán bộ, đảng viên có hành vi tham nhũng, nhưng chưa đến mức phải xử lý hình sự hoặc buộc thôi việc phải tăng thời gian để xóa kỷ luật và khi xem xét bổ nhiệm chức vụ mới cao hơn thì phải có thời gian thử thách dài so với các trường hợp vi phạm khác.

Loại bỏ “tham nhũng vặt”
(BGĐT) - Gần đây, trên diễn đàn Quốc hội hay các phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều về tệ “tham nhũng vặt”. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khi tiếp xúc cử tri đã ví nó như bệnh “ghẻ ruồi”, rất khó chịu. Dù không “cháy nhà chết người”, hậu quả để lại không như các đại án tham nhũng nhưng bệnh “ghẻ ruồi” có sức gây hại lớn đối với xã hội, làm cho người ta mất niềm tin.
Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong đấu tranh, phòng ngừa tham nhũng vặt
(BGĐT)- Hiện nay, "tham nhũng vặt" xảy ra khá phổ biến, trên tất cả các lĩnh vực, len lỏi vào mọi mặt của đời sống xã hội, biểu hiện rõ nhất là nạn “lót tay”, “bôi trơn” để được việc khi giao dịch với cơ quan công quyền... Ngày 12-6, Ban Nội chính Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức tọa đàm chuyên đề: "Phòng chống “tham nhũng vặt”, thực trạng và giải pháp". 
Phòng, chống “tham nhũng vặt”
(BGĐT)- Trong khi nhiều vụ án tham nhũng lớn bị điều tra, đưa ra xét xử tạo niềm tin trong nhân dân thì nạn “tham nhũng vặt” như “ghẻ ruồi” còn diễn ra ở nhiều nơi, gây bức xúc trong xã hội.
Ngăn chặn tham nhũng vặt, điểm nóng an ninh trật tự và buôn lậu
(BGĐT) - Ngày 21-1, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP và Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 của các ban chỉ đạo. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương chủ trì tại điểm cầu Bắc Giang.

Nguyễn Văn Luyến - Ban Nội chính Tỉnh ủy

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...