Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 26 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Pháp luật
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Trợ giúp pháp lý trong tố tụng: Bảo vệ quyền lợi, nâng cao nhận thức cho người yếu thế

Cập nhật: 08:53 ngày 06/08/2019
(BGĐT) - Thời gian qua, công tác trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng được nhiều đơn vị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang quan tâm thực hiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế. Quá trình thực hiện vẫn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc.

Với vai trò của mình, các trợ giúp viên, luật sư của Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh thường xuyên TGPL miễn phí cho nhiều đối tượng đặc thù như đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em… 

{keywords}

Trợ giúp viên Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh tham gia bào chữa cho bị cáo chưa đủ 18 tuổi tại TAND TP Bắc Giang.

Thế nhưng một số trường hợp đương sự không hợp tác khiến quá trình giải quyết gặp khó khăn. Dẫn chứng cho điều này, chị Giáp Thị Huế, Trưởng phòng Hình sự-Hành chính, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh kể về trường hợp ông Trần Xuân K ở xã Chu Điện (Lục Nam). 

Năm 2017, ông K bị Công an huyện Lục Nam bắt quả tang về hành vi “Tàng trữ trái phép chất ma túy”. Gia đình là hộ nghèo nên ông được TGPL miễn phí. Chị Huế nhiều lần giải thích các quy định của pháp luật, nhiệt tình tư vấn những điều ông K nên làm để được hưởng sự khoan hồng. 

Về phía ông K lại cố tình lảng tránh, có thái độ bất hợp tác, khai nhận không thống nhất, có lời lẽ xúc phạm cán bộ tại cơ quan tiến hành tố tụng. Việc giải quyết vụ án này diễn ra trong thời gian dài, đây là trở ngại đối với người được giao TGPL.

Một khó khăn khác, trước khi trợ giúp miễn phí, cơ quan chức năng phải xác minh đối tượng có thuộc diện được TGPL hay không. Vì thiếu giấy tờ, bảo quản hồ sơ không tốt nên nhiều người không cung cấp đủ tài liệu để chứng minh mình thuộc diện được trợ giúp theo luật định khiến cơ quan chức năng tốn nhiều thời gian để xác minh. 

Từ đầu năm đến nay, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh và 3 chi nhánh đã thụ lý 82 vụ việc (nhiều hơn 2 việc so với cùng kỳ năm 2018). Trong đó, 48 vụ việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; 31 vụ việc bào chữa và

3 vụ đại diện ngoài tố tụng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên do nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác TGPL chưa đầy đủ nên chưa quan tâm đúng mức. Việc phối hợp liên ngành giữa các cơ quan tiến hành tố tụng chưa tốt nên kéo dài thời gian giải quyết. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TGPL chưa rộng khắp.

Giải pháp tháo gỡ

Trao đổi với ông Trần Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh được biết, để ngày càng nhiều người biết đến hoạt động TGPL miễn phí, từ năm 2018, Trung tâm đã rà soát, làm mới hệ thống bảng thông tin về TGPL tại các nhà tạm giam, tạm giữ, cơ quan tiến hành tố tụng. Các bảng thông

báo bổ sung một số trường hợp được TGPL miễn phí mà Luật TGPL năm 2017 quy định. Cụ thể như từ ngày 1-1-2018 đã mở rộng phạm vi người được TGPL. Các trường hợp được bổ sung thêm gồm: Người bị buộc tội hoặc bị hại từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, người thân của liệt sĩ hoặc người có công nuôi liệt sĩ từ nhỏ, đối tượng nhiễm chất độc da cam, nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình, nạn nhân bị mua bán, người nhiễm HIV.

Nắm rõ quy định mới, cán bộ tại cơ quan tiến hành tố tụng đã chủ động tìm hiểu về lai lịch, độ tuổi, hoàn cảnh kinh tế của người có hành vi phạm tội. Nếu thuộc diện được TGPL miễn phí thì tư vấn, giải thích, hướng dẫn họ hoàn thiện thủ tục.

Năm nay, Trung tâm ký hợp đồng thực hiện TGPL với 16 luật sư (trước kia là 22 người). Việc thu hẹp phạm vi ký hợp đồng như trên giúp hạn chế tình trạng một bộ phận luật sư xem nhẹ công tác TGPL miễn phí, trợ giúp qua loa, đại khái tham gia vào hoạt động trợ giúp. 

Hiện các luật sư được ký hợp đồng mới đều có trách nhiệm, tâm huyết, nghiệp vụ vững vàng, sẵn sàng tư vấn miễn phí để bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho người yếu thế. Qua đó, giúp hội đồng xét xử có cái nhìn toàn diện, khách quan, đưa ra những phán quyết đúng người, đúng tội.

Hoạt động TGPL trong tố tụng thời gian qua không chỉ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nghèo, người có công với cách mạng, trẻ em, người già neo đơn, các đối tượng yếu thế trong xã hội mà còn góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật cho họ. Vì vậy, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh mong muốn các cơ quan liên quan tăng cường tuyên truyền để cấp ủy, chính quyền, người dân hiểu và cộng tác với trợ giúp viên.

Trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số: Đa dạng hình thức tuyên truyền, bảo đảm hiệu quả
(BGĐT) - Việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được các cấp ủy, chính quyền, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Bắc Giang quan tâm với phương châm “mưa dầm thấm lâu”. Qua đó nhằm hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân. 
Đẩy mạnh phối hợp, trao đổi thông tin về trợ giúp pháp lý
(BGĐT)-Ngày 21-12, Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị triển khai công tác phối hợp liên ngành năm 2019. Đồng chí Đặng Văn Nguyên, Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch Hội đồng chủ trì. 
Trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng: Góp phần xét xử đúng người, đúng tội
(BGĐT) - Chủ động khắc phục khó khăn, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) Nhà nước tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác TGPL trong hoạt động tố tụng. Qua đó bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được TGPL.
Triển khai công tác trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2018
(BGĐT) - Chiều 29-12, Hội đồng phối hợp liên ngành (PHLN) về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Bắc Giang tổ chức phổ biến, triển khai Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) năm 2017, phương hướng hoạt động năm 2018. 

Mạc Yến

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...