Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Pháp luật
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Làm gì để kéo giảm tai nạn giao thông?: Kỳ 1 - Nỗi đau vì đâu?

Cập nhật: 09:50 ngày 04/11/2019
(BGĐT) - LTS: Năm 2018, tỉnh Bắc Giang tăng mạnh cả 3 tiêu chí về tai nạn giao thông, đứng cuối cùng trong số 63 tỉnh, TP trên cả nước. Thông tin này khiến các cấp lãnh đạo của tỉnh và những người làm công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông rất trăn trở. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng này, Bắc Giang đã làm gì để kéo giảm tai nạn?

Tai nạn giao thông (TNGT) là một mất mát bất ngờ lớn nhất đối với nạn nhân và gia đình, ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội. Thay vì chấp hành nghiêm các quy định về an toàn giao thông (ATGT), nhiều người vì thiếu ý thức và những thói quen xấu mà ngang nhiên vi phạm. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng, công tác quản lý, tổ chức giao thông… còn bất cập dẫn đến những tai nạn đau lòng.

Hiểm họa từ bia rượu

{keywords}

Do uống rượu, một lái xe ô tô đã gây tai nạn liên hoàn cho 2 xe khác khiến cả 3 xe đều lao xuống ruộng. Vụ việc xảy ra chiều 27-7-2019 tại quốc lộ 37 đoạn qua xã Lương Phong (Hiệp Hòa).

Vi phạm nồng độ cồn là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn tỉnh. Chuyện “chén chú, chén anh” quá đà, “ép” rượu trong những cuộc ăn uống khi mà trạng thái tinh thần trong tình trạng lơ mơ rồi tự điều khiển phương tiện còn xảy ra nhiều. 

Thống kê của cơ quan chức năng, trong số các vụ TNGT có đến 40% là do người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đã sử dụng rượu, bia. Nhiều trường hợp nạn nhân say rượu, ngủ gật rồi tự ngã, lao xe vào các phương tiện, vật cản khác dẫn đến bị thương thậm chí tử vong. 

Ngày 15-9, anh Tống Văn T (SN 1993) ở thôn Chằm, xã Tiên Hưng (Lục Nam) uống rượu nên không kiềm chế được cơn buồn ngủ ập đến, cũng bởi “chợp mắt” ít giây khi điều khiển xe máy nên đã đâm vào một ô tô đỗ ven đường theo hướng cùng chiều. Hậu quả, anh T bị thương phải nghỉ làm việc một thời gian dài.

Trước đó, vào đêm 4-8 tại quốc lộ 1, đoạn qua xã Phi Mô (Lạng Giang), sau khi liên hoan cùng bạn bè trở về nhà, anh Trương Minh G (SN 1995) ở phường Trần Nguyên Hãn (TP Bắc Giang) điều khiển xe máy, lao vào xe đầu kéo đi ngược chiều tử vong tại chỗ.

Chiều 27-7-2019, tại quốc lộ 37, đoạn qua thôn Đông, xã Lương Phong (Hiệp Hòa), tài xế Đỗ Xuân Bách (SN 1987), trú tại huyện Yên Phong (Bắc Ninh) điều khiển xe ô tô BKS 30F-128.12 sử dụng rượu bia (nồng độ cồn 0,5 mg/lít khí thở) dẫn đến không làm chủ tốc độ, lấn làn, va chạm với xe ô tô tải BKS 98C-147.53 do anh Nguyễn Văn Viên (SN 1983), trú tại huyện Đại Từ (Thái Nguyên) điều khiển. 

Cú va chạm mạnh khiến anh Viên bị gãy tay, mất lái dẫn đến va chạm với ô tô BKS 98A-224.84 do anh Phạm Văn Công (SN 1995) ở xã Đông Lỗ (Hiệp Hoà) điều khiển ngược chiều làm cả 3 phương tiện cùng lao xuống ruộng.

Chấn thương sọ não vì không đội mũ bảo hiểm

{keywords}

Uống rượu, bia điều khiển phương tiện là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.  Ảnh: Cảnh sát giao thông Bắc Giang kiểm tra nồng độ cồn của lái xe mô tô.

Không đội mũ bảo hiểm (MBH) khi tham gia giao thông cũng xảy ra phổ biến nhất là khu vực nông thôn. Trưa 30-9, chúng tôi có mặt tại ngã tư thị trấn Đồi Ngô (Lục Nam) nhận thấy nhiều người dân không đội MBH, vượt đèn đỏ, tạt vào hàng, quán hoặc đỗ xe ngay dưới lòng đường mua thức ăn. 

Bà Nguyễn Thị Yến ở thị trấn Đồi Ngô nói: Nhà tôi cách đây có mấy trăm mét, nghĩ rằng ra ngoài chốc lát mua ít đồ nên tôi không đội MBH cho đỡ lích kích. Biết như thế là vi phạm nhưng tầm nghỉ trưa cũng không có ai kiểm tra nên chắc không sao”. Chỉ trong nửa giờ có mặt tại đường liên thôn ở xã Hoàng Ninh (Việt Yên), chúng tôi ghi nhận hơn 20 trường hợp người điều khiển xe không đội MBH. Khi được hỏi vì sao, họ cho rằng chỉ đi đoạn đường ngắn để sang hàng xóm, ra đồng hoặc đi chợ nên không đội. 

Hơn nữa đường thôn làm gì có cảnh sát giao thông mà lo bị phạt. Ông Đỗ Anh Quang, Phó trưởng Công an phụ trách xã Hoàng Ninh cho rằng, dù đã đẩy mạnh tuyên truyền nhưng do nhận thức của người dân còn hạn chế nên vi phạm vẫn xảy ra, trong khi lực lượng công an xã muốn xử lý cũng khó. 

Một phần do không có công an chính quy tăng cường; mặt khác đối tượng vi phạm đều là người quen trong làng, trong xã nên không nỡ xử phạt. Có lẽ vì vậy, trong nhiều vụ TNGT, nạn nhân bị chấn thương sọ não dẫn đến tử vong hoặc tàn phế suốt đời.

Nhanh vài phút, chậm cả đời

Ý thức chấp hành pháp luật, thói quen “đi ngang, về tắt”, đi ngược chiều nhằm rút ngắn quãng đường có khi chỉ trăm mét nhưng thực chất là đang đùa giỡn với tính mạng của chính mình. Thời gian vừa qua, tuyến cao tốc Hà Nội- Bắc Giang đoạn qua Khu công nghiệp (KCN) Vân Trung (Việt Yên) “nóng” về tai nạn. 

10 tháng năm 2019, toàn tỉnh xảy ra 332 vụ TNGT, giảm 75 vụ (18,4%); làm chết 170 người, giảm 21 người (10,9%); bị thương 286 người, giảm 45 người (13,5%) so với cùng kỳ năm 2018.

Thay vì đi qua hầm chui dân sinh, đường gom thì từng tốp công nhân 4-5 người nắm tay nhau chạy ào qua cao tốc, có khi vừa chạy vừa dừng, ngập ngừng không bước khiến cánh tài xế nhiều phen hoảng hồn. 

Anh Nguyễn Thế Hiển (SN 1978) ở phường Trần Phú (TP Bắc Giang), quản trị viên trang Fanpage “Hội Lái xe Bắc Giang 98” cho biết: “Theo phản ánh của các thành viên trong hội và bản thân cũng thường xuyên đi trên cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, không ít lần tôi giật mình, thót tim phanh gấp vì công nhân từ trong bụi cây của dải phân cách bất ngờ băng qua đường. 

Với vận tốc cho phép từ 60-100km/giờ, tài xế ô tô không thể xử lý hay giảm tốc độ ngay được. Do đó, nếu có va chạm giữa người đi bộ và phương tiện thì thương vong là khó tránh khỏi”. Thống kê của Ban ATGT tỉnh, từ tháng 4-2019 đến nay, trên tuyến cao tốc này đã xảy ra 12 vụ tai nạn làm chết 13 người, 9 người bị thương. 

Hay tối 18-8, trên tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, đoạn qua xã Tân Dĩnh (Lạng Giang), thay vì dừng chờ vài phút cho tàu hỏa chạy qua, hai thanh niên đi xe máy BKS 98M1-044.54 bất ngờ tăng tốc rẽ trái để vọt nhanh qua đường sắt vào xã Mỹ Thái đã va chạm với tàu hỏa dẫn đến tử vong tại chỗ.

Hình ảnh người tham gia giao thông phóng nhanh vượt ẩu, lấn làn, vừa lái xe vừa nghe điện thoại, vượt đèn đỏ, dàn hàng ba, bấm còi inh ỏi… cũng là những ý thức xấu thường bắt gặp. Cứ chỗ nào vắng bóng cảnh sát giao thông hay lực lượng chức năng là xảy ra vi phạm. Những hành vi như trên khi tham gia giao thông của người dân là vi phạm pháp luật, là nguyên nhân chủ quan dẫn đến những vụ tai nạn đau lòng.

Bất cập hạ tầng, thiếu quyết liệt trong xử lý vi phạm

Nguyên nhân chủ quan dẫn đến TNGT chủ yếu bên cạnh ý thức chấp hành pháp luật chưa nghiêm của người tham gia giao thông còn do một số nguyên nhân khách quan dễ làm phát sinh tai nạn. Bắc Giang đang trong quá trình công nghiệp hóa, số lượng phương tiện gia tăng, nhu cầu vận tải để san lấp mặt bằng khu, cụm công nghiệp, khu dân cư, làm đường giao thông tại một số địa bàn cao. 

Các trục đường giao thông chính đều đang trong tình trạng quá tải; hạ tầng giao thông còn bất cập. Đơn cử như tuyến cao tốc Hà Nội- Bắc Giang, cầu chui dân sinh “bé như cái cống”, lại thường xuyên bị ngập khi mưa, tạo thành những hố trồi sụt hoặc tụ bùn đất, cản trở phương tiện đi lại. Vì thế nhiều công nhân liều băng qua cao tốc dẫn đến những tai nạn chết người. 

Đường gom bố trí cho xe máy nhưng hàng loạt phương tiện cơ giới, cả xe tải, xe khách và xe bồn nườm nượp lưu thông. Hàng quán bán rong kín hai bên đường mà không bị dẹp bỏ. Hay như đường tỉnh 293 thiết kế đổ bê tông, không có dải phân cách, không có đường điện chiếu sáng ban đêm, rất nhiều đường nhánh đấu nối vào các khu dân cư nông thôn.

Cùng với đó, một số cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan thành viên Ban ATGT các cấp chưa thực sự chủ động trong tham mưu, chỉ đạo. Đặc biệt, vẫn còn tình trạng một số người thực thi pháp luật buông lỏng quản lý, thiếu quyết liệt, nể nang, chưa có biện pháp xử lý mạnh tay dẫn đến một bộ phận người dân nhờn luật, phớt lờ những quy định, biển cấm hoặc chống đối lực lượng thực thi nhiệm vụ. 

Dư luận nhân dân cho rằng tình trạng “làm luật’ trên các tuyến đường vẫn còn khi mà hằng ngày dễ dàng bắt gặp hình ảnh xe chở khách ngang nhiên dừng đón trên cao tốc; xe quá khổ, quá tải chở đất vẫn còn; xe công nông nhan nhản ở đường làng... 

Người tham gia giao thông không đội MBH; vi phạm về nồng độ cồn xảy ra nhiều mà ít bị xử phạt nên đã hình thành thói quen xấu khi đi đường dẫn đến những vi phạm, mất an toàn giao thông. Chính quyền cấp xã chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của mình đối với công tác bảo đảm TTATGT, còn có tư tưởng né tránh, ỷ lại vào lực lượng công an.

Mặt khác, hệ thống pháp luật còn có những lỗ hổng, mức xử phạt vi phạm chưa đủ sức răn đe. Thượng tá Ngô Văn Phục, Phó trưởng Phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh cho biết: Qua thực tế thấy rằng, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác xử lý vi phạm hành chính, kể cả xử lý hình sự lĩnh vực giao thông đường bộ còn có nhiều khe hở hoặc ban hành chưa kịp thời, luật chờ nghị định, nghị định chờ thông tư hướng dẫn, có nhiều văn bản sau 2 đến 3 năm luật có hiệu lực mới được ban hành. Quy định thủ tục về xử lý vi phạm hành chính còn rườm rà, phiền hà, tốn thời gian của người thi hành công vụ và cả người vi phạm. (Còn nữa).

Gánh nặng sau tai nạn giao thông
(BGĐT) - Tai nạn giao thông (TNGT) không chừa một ai, xảy ra bất ngờ và để lại những nỗi đau dai dẳng. Mỗi năm, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có hàng trăm gia đình mất đi người thân hoặc tàn phế, cuộc sống của họ gặp vô vàn khó khăn.
Bắc Giang: Một ngày xảy ra hai vụ tai nạn giao thông
(BGĐT) - Công an tỉnh Bắc Giang vừa cho biết, ngày 15-10, trên địa bàn tỉnh xảy ra hai vụ tai nạn giao thông làm một người chết, một người bị thương. Địa bàn xảy ra là ở TP Bắc Giang và huyện Hiệp Hòa.
Giảm thiểu tai nạn giao thông đường sắt
(BGĐT) - Thời gian gần đây, tai nạn giao thông đường sắt xảy ra liên tiếp trên địa bàn TP Bắc Giang, huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) khiến dư luận nhân dân băn khoăn, lo lắng.
Bắc Giang: Hai người thương vong do tai nạn giao thông
(BGĐT) - Khoảng 21 giờ 30 phút ngày 29-9, tại tỉnh lộ 295, đoạn qua thôn Bảo Lộc 2, xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang) xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa hai xe máy khiến hai người thương vong.
Tai nạn giao thông đường sắt ở Bắc Giang, một người tử vong
(BGĐT)- Khoảng 18 giờ ngày 27-9, tại km 57 + 820 tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn đoạn qua thôn Tân Thành, xã Phi Mô, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) xảy ra vụ tai nạn giao thông khiến một người tử vong.
9 tháng, toàn quốc xảy ra 12.675 vụ tai nạn giao thông, làm chết 5.659 người
Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, tháng 9-2019, toàn quốc xảy ra 1.344 vụ tai nạn giao thông, làm chết 563 người và làm bị thương 1.032 người.
57 người chết vì tai nạn giao thông dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9
Trong 3 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2-9 (từ 31-8 đến 2-9-2019), toàn quốc xảy ra 73 vụ tai nạn giao thông khiến 57 người chết. Nguyên nhân tai nạn giao thông chủ yếu do vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông.
3 ngày nghỉ lễ Quốc khánh: Tai nạn giao thông giảm, trộm cắp diễn biến phức tạp
(BGĐT) - Theo Công an tỉnh Bắc Giang, dịp nghỉ lễ Quốc khánh năm nay, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội bảo đảm, tai nạn giao thông giảm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh phát sinh nhiều vụ trộm cắp tài sản.

Nhóm PV Nội chính

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...