Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Pháp luật
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Rà soát địa bàn, ngăn hàng nhập lậu

Cập nhật: 09:03 ngày 11/11/2019
(BGĐT) - Dịp cuối năm, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao nên hoạt động vận chuyển hàng nhập lậu diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Để ngăn chặn vi phạm, lực lượng cảnh sát kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã đẩy mạnh các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp chặt chẽ với những đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát.

Thủ đoạn tinh vi

Theo tổng hợp của Phòng Cảnh sát kinh tế, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã phát hiện hơn 70 vụ vận chuyển hàng hóa nhập lậu từ Trung Quốc về Việt Nam qua địa bàn tỉnh. Các mặt hàng nhập lậu qua địa bàn tỉnh Bắc Giang chủ yếu là mỹ phẩm, quần áo, giầy dép, đồ điện và thực phẩm đông lạnh được vận chuyển từ biên giới của tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng thông qua quốc lộ 1, 31, 37 và cao tốc Hà Nội – Bắc Giang.

{keywords}

Tổ công tác của Phòng Cảnh sát giao thông bàn giao hàng hóa nhập lậu cho lực lượng quản lý thị trường xử lý theo thẩm quyền.

Không chỉ lợi dụng những chính sách ưu đãi về biên mậu, sử dụng hóa đơn xoay vòng, nhằm che mắt các trinh sát, đối tượng vận chuyển hàng nhập lậu còn có "chiêu" tinh vi hơn như một phương tiện sử dụng nhiều biển kiểm soát theo từng địa bàn đi qua. 

Đơn cử như cuối tháng 4, tổ công tác thuộc Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh) truy bắt đối tượng Hoàng Tuấn Hiệp (SN 1991) ở huyện Văn Quan (tỉnh Lạng Sơn) điều khiển ô tô sử dụng BKS giả 98C-152.00 (biển thật là 12C-070.14) vận chuyển nhiều loại kem dưỡng da, chống lão hóa da, chống rạn, sữa rửa mặt... 

Số hàng này được đối tượng mua ở khu vực cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn trị giá gần 400 triệu đồng không có hóa đơn chứng từ theo quy định. Khi tới quốc lộ 1, xã Quang Thịnh (Lạng Giang) thì bị phát hiện, Hiệp không dừng phương tiện theo hiệu lệnh cán bộ làm nhiệm vụ mà lùi xe vào xe của tổ công tác rồi bỏ chạy. Bị truy đuổi đến xã Quang Lang, huyện Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn), không còn đường tẩu thoát, Hiệp khóa xe, để lại phương tiện và bỏ đi.

Một số trường hợp lại thay đổi kết cấu phương tiện như tạo khoang thùng trong xe để cất giấu hàng hóa. Ví như vụ vận chuyển 1 tấn bột làm bánh trung thu, 1.500 tuýp mù tạt, 180 chai xì dầu không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ bị Phòng Cảnh sát môi trường phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) kiểm tra xe ô tô BKS 12B-003.07 phát hiện vào ngày 7-8 vừa qua. Để cất giấu số hàng này, một số ghế sau xe được gập lên nhằm tạo khoảng trống và buông rèm che kín các kính xe khiến người ngoài không thể nhìn vào trong.

Chủ động rà soát, ngăn ngừa

Đại úy Phạm Hữu Tùng, Đội trưởng Đội điều tra án chống buôn lậu, gian lận thương mại (Phòng Cảnh sát kinh tế) cho biết: "Gần đây, khi bị phát hiện vi phạm, nhiều đối tượng thường sử dụng phương tiện ghi hình gây khó dễ nhằm trì hoãn việc kiểm tra, kéo đồng bọn tới tìm cách tẩu tán hàng hóa. Ngoài ra, một số chủ hàng còn chia nhỏ hàng hóa sang vận chuyển ở nhiều phương tiện, sử dụng hóa đơn quay vòng, lợi dụng các mối quan hệ. Do đó không những phải khôn khéo trong trinh sát, ngay trong quá trình xử lý cũng đòi hỏi lực lượng chức năng phải tỉnh táo, kiên quyết".

Từ đầu năm đến nay, Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh) phát hiện hơn 70 vụ vận chuyển hàng hóa nhập lậu từ Trung Quốc về Việt Nam qua địa bàn tỉnh. Hàng hóa nhập lậu chủ yếu là mỹ phẩm, quần áo, giày dép, đồ điện...

Mặc dù lực lượng chức năng đã tích cực vào cuộc, tuy nhiên, việc bắt giữ, xử lý hành vi vận chuyển, mua bán hàng hóa trốn thuế, gian lận thương mại chưa đạt hiệu quả như mong muốn. 

Nguyên nhân một phần do quy định của pháp luật về sử dụng hóa đơn, tờ khai khi vận chuyển hàng hóa chưa thống nhất, chặt chẽ dẫn đến các đối tượng "lách luật", khó xử lý. Với đặc thù về giao thông đường sắt, việc kiểm tra thuộc thẩm quyền của cấp trên, lực lượng chức năng ở tỉnh không được phép dừng hoặc cắt toa tàu nên mội số đối tượng đã lợi dụng đặc điểm này để vận chuyển hàng lậu.

Nhằm ngăn chặn hàng lậu xâm nhập địa bàn, Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường đã phối hợp chặt chẽ trong tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nhiều trường hợp kinh doanh sai quy định. Thượng tá Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, công an các huyện, TP tiếp tục bám nắm địa bàn, dự báo tốt tình hình để có biện pháp, phương thức đấu tranh cụ thể. 

Chú ý các điểm tập kết, lưu trữ, vận chuyển, mua bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng kém chất lượng… Cùng đó, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng đơn vị trong xử lý hàng lậu; quan tâm tháo gỡ vướng mắc trong tổ chức lực lượng, kinh phí, phương tiện nghiệp vụ, hạn chế tối đa hàng lậu xâm nhập địa bàn.

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy hàng cấm, hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu
(BGĐT)-Ngày 11-9, Chi cục Quản lý thị trường (Sở Công Thương Bắc Giang) tổ chức tiêu hủy 8 mặt hàng cấm, hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu do lực lượng chức năng thu giữ từ đầu năm ngoái đến nay dưới sự chứng kiến của đại diện một số ngành liên quan. 
Tăng cường ngăn chặn buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả
(BGĐT) - Để thực hiện tốt công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2018, Ban Chỉ đạo 389 huyện Việt Yên vừa có công văn yêu cầu các đơn vị triển khai đồng bộ các giải pháp. 

Ngọc Anh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...