Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 32 °C / 26 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Pháp luật
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Mua bán giấy tờ, bằng cấp giả: Có thể xử lý hình sự cả hai bên

Cập nhật: 08:53 ngày 13/11/2019
(BGĐT) - Hiện nay có nhiều lời mời chào làm các loại văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ giả gửi qua tin nhắn điện thoại hoặc đăng công khai trên mạng xã hội. Chỉ cần bỏ ra một khoản tiền, khách mua có thể được đáp ứng nhiều loại giấy tờ, bằng cấp như mong muốn. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, cả người bán và người mua đều có thể bị phạt tù.

Muốn loại nào cũng có

Theo lời mời chào trên mạng xã hội, nếu có nhu cầu, người dân chỉ cần vài trăm nghìn đến vài triệu đồng rồi gọi điện đến số máy điện thoại là sẽ được đáp ứng nhiều loại giấy tờ, từ chứng minh nhân dân, giấy khám sức khỏe, giấy tạm trú, tạm vắng, chứng chỉ tin học, ngoại ngữ đến các loại bằng cấp đại học, lái xe ô tô… 

{keywords}

Đối tượng Lê Vệ Giang (tỉnh Kon Tum) và nhiều con dấu giả bị cơ quan Công an tỉnh Bắc Giang bắt giữ.

Tuy nhiên, khi chúng tôi liên hệ với các số điện thoại để lại trên tin nhắn thì đều trong tình trạng “Thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được”. Điều này không có nghĩa là hoạt động này bị chấm dứt, thực tế các đối tượng vẫn hoạt động ngang nhiên, công khai và có phần thách thức pháp luật bằng cách lập các fanpage, nhắn tin vào số điện thoại của người dân, sử dụng những lời lẽ "có cánh" nhằm câu nhử khách hàng; chúng không quên nhắn nhủ “giao hàng mới thu tiền”… Thời gian qua, cơ quan công an nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã triệt phá không ít đường dây sản xuất và mua bán giấy tờ giả quy mô lớn.

Tại Bắc Giang, từ năm 2016 đến nay, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh đã phát hiện, triệt phá 5 vụ với 9 đối tượng có hành vi làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức. Một số đối tượng chủ mưu đã bị khởi tố như: Trần Xuân Hiển (SN 1976) trú tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh; Đinh Xuân Hữu (SN 1977) trú tại thôn Già Khê, xã Tiên Hưng (Lục Nam); Nguyễn Văn Tiến (SN 1983) trú tại thôn Minh Phượng, xã Nham Sơn (Yên Dũng); Nguyễn Danh Long (SN 1995) trú tại thôn Vĩnh Long, xã Can Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Đáng chú ý nhất là vụ Lê Văn Huân (SN 1988) trú tại thôn Đầu, xã Tự Lạn (Việt Yên). 

Huân làm nghề lái xe taxi và thường đỗ xe đón khách ở gầm cầu vượt Đình Trám, thuộc xã Hoàng Ninh (Việt Yên). Những lúc chờ khách, Huân lên mạng xã hội facebook thấy có một tài khoản là “Giấy viện” đăng kèm theo số điện thoại rao bán nên nảy sinh ý định mua những giấy tờ này rồi bán lại kiếm lời trên trang facebook của mình là “Lê Xuân Hoa”. Chiều 27-9-2017, Lương Văn Thái (SN 1992) trú tại thôn Đông Lý, xã Tân Mỹ (TP Bắc Giang) và Phạm Văn Tuân (SN 1984) trú tại đường Đào Sư Tích, phường Ngô Quyền (TP Bắc Giang) gọi điện cho Huân đặt mua 2 giấy ra viện với giá 600 nghìn đồng và hẹn ngày hôm sau giao dịch. 

Gặp nhau, Huân lấy giấy ra viện có sẵn chữ ký, con dấu giả của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang rồi ghi thông tin do Thái và Tuân cung cấp, khi các đối tượng đang giao dịch thì bị bắt quả tang. Cơ quan công an thu giữ trên xe ô tô của Huân 40 giấy ra viện, giấy xác nhận nằm viện, giấy khám sức khỏe, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội… của các bệnh viện: Đa khoa tỉnh Bắc Giang, Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, Bạch Mai, C Thái Nguyên. 

{keywords}

Những tin nhắn chào mời mua bán giấy tờ giả được gửi đến các số điện thoại di động.

Quá trình điều tra xác định, toàn bộ số giấy tờ, tài liệu giả trên Huân đặt mua của Trần Lý Huỳnh (SN 1990) trú tại thôn Lèo, xã Tân Thịnh (Lạng Giang). Để làm giả, Huỳnh đến các quán photocopy đặt in các mẫu giấy trên (chưa có thông tin bệnh nhân và không có chữ ký, đóng dấu). Sau đó đặt mua con dấu giả của các bệnh viện do Lê Vệ Giang (SN 1989) trú tại đường Phùng Hưng, tổ 9, phường Duy Tân, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum tự làm.

Phải xử lý nghiêm

Trung úy Bùi Xuân Lộc, cán bộ phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh) cho biết: “Sau khi nhận đặt hàng làm giấy tờ giả, các đối tượng phạm tội thường sử dụng máy in màu để in, sau đó làm giả con dấu và ký chữ ký giả lên các loại văn bằng chứng chỉ đó để bán kiếm lời. Cách thức làm con dấu giả của chúng hết sức chuyên nghiệp, tinh vi, khó phát hiện”.

Hiện nay có nhiều lời mời chào làm các loại văn bằng, chứng chỉ giả qua tin nhắn hoặc đăng công khai trên mạng xã hội, trên một số website, Cơ quan Công an đề nghị người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác cũng như nắm chắc các quy định của pháp luật, không mua bán, sử dụng các loại giấy tờ, bằng cấp giả. Việc mua bán, sử dụng các loại giấy tờ giả, bằng cấp giả là đang tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật.

Để giảm thiểu tội phạm này, bên cạnh việc xử lý hình sự đối tượng làm giả cần phải xử lý nghiêm những người sử dụng văn bằng, chứng chỉ, tài liệu… do làm giả mà có. Việc xử lý có thể áp dụng hình thức phạt tiền hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 341 Bộ luật Hình sự (Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 7 năm tù tùy theo từng mức độ vi phạm).

Xã Ngọc Thiện, huyện Tân Yên (Bắc Giang): Nghi vấn cán bộ xã sử dụng bằng cấp giả
(BGĐT) - Một số công dân xã Ngọc Thiện, huyện Tân Yên (Bắc Giang) nghi vấn ông Nguyễn Văn Hưởng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) xã sử dụng bằng cấp giả để hoàn thiện hồ sơ lý lịch. Xác minh vụ việc cho thấy ý kiến của công dân có cơ sở.
Điều tra thông tin 6 nhân viên ngành y tế Đắk Lắk dùng bằng giả
Sáng 30-10, Sở Y tế Đắk Lắk xác nhận đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, điều tra xử lý 6 trường hợp nhân viên ngành y tế sử dụng bằng cấp không hợp lệ.
Cách hết các chức vụ trong Đảng, chính quyền đối với nữ Chủ tịch UBND xã tại Đắk Nông do sử dụng bằng giả
Ngày 17-10, ông Trần Đình Tiến, Chánh Văn phòng UBND huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông cho biết, lãnh đạo địa phương đã ký quyết định cách chức Chủ tịch UBND xã Đắk Sin đối với bà Hoàng Thị Quyên. Huyện ủy Đắk R’lấp đã cách chức Phó Bí thư Đảng ủy xã đối với bà Quyên.
Phó Cục trưởng Hải quan TP Hồ Chí Minh dùng bằng giả
Ngày 16-8, ông Phạm Quốc Hùng, 56 tuổi, bị Ủy ban Kiểm tra Thành ủy kỷ luật bằng hình thức khiển trách vì sử dụng bằng thạc sĩ không hợp pháp.
Đồng Nai: Cách tất cả các chức vụ trong Đảng một trưởng phòng sử dụng bằng giả
Ban Chấp hành Huyện ủy huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) vừa tổ chức hội nghị thông qua hình thức kỷ luật đối với ông Đoàn Văn Nhuần, Huyện ủy viên, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trảng Bom vì sử dụng bằng tốt nghiệp THPT không hợp pháp.

Tuấn Minh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...