Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Pháp luật
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Yên Dũng: Người dân tố cán bộ xã “ngâm” hồ sơ, phải chi tiền mới duyệt làm chế độ khuyết tật

Cập nhật: 11:07 ngày 09/12/2019
(BGĐT)-Thay vì hướng dẫn người dân nhanh chóng hoàn thiện đầy đủ, chính xác giấy tờ để hưởng chế độ khuyết tật của Nhà nước thì bà Nguyễn Thị Hậu, cán bộ văn hóa xã hội UBND xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) bị tố cố tình “ngâm” hồ sơ, để dân phải chi tiền "bôi trơn" mới xét duyệt đề nghị làm chế độ. 

Mòn mỏi chờ tiền chế độ 

Phải mất rất nhiều thời gian kiên trì thuyết phục, tôi mới được ông Nguyễn Xuân Xa (SN 1943) ở thôn Quyết Tiến, xã Tiền Phong và những người thân trong gia đình ông đồng ý cung cấp thông tin liên quan đến hồ sơ đề nghị xét hưởng chế độ khuyết tật của người con trai là anh Nguyễn Văn Trụ (SN 1973).

Anh Trụ bị tai biến từ năm 2013, miệng méo xệch không nói được, một tay bị liệt mặc áo phải có người hỗ trợ. Theo quy định, anh Trụ thuộc diện được hưởng chế độ trợ cấp khuyết tật.  

{keywords}

Phóng viên làm việc với ông Trần Văn Học, Chủ tịch UBND xã Tiền Phong (Yên Dũng).

Ông Xa kể: “Làm xong hồ sơ gửi ở xã gần 2 năm mà không thấy có tiền, rất nhiều lần tôi đến xã để hỏi thì được cán bộ cho biết là hồ sơ đã làm đầy đủ và gửi lên huyện rồi. Nhưng chờ mãi thấy lâu quá, sốt ruột tôi hỏi một số gia đình trong xã có người khuyết tật đã được hưởng thì họ bảo phải “đút lót”. 

Cuối năm 2017, trong một lần lĩnh lương thương binh và các khoản trợ cấp Tết, tôi đã gom đưa cho cô Hậu 3 triệu đồng. Tháng 8 vừa rồi, cô Hậu có trả lại tôi số tiền này, vì sao trả lại tôi cũng không biết”. Hiện mức trợ cấp mỗi tháng của anh Trụ là 405.000 đồng.

Trong số những người phản ánh về việc phải chi một khoản tiền mới được xã gửi hồ sơ hưởng chế độ khuyết tật có ông Nguyễn Văn Tâm, thôn Thành Công. Ông Tâm là cán bộ Nhà nước đã nghỉ hưu, vợ là bà Từ Thị Đông (SN 1961) bị tai biến từ tháng 1-2017 do di chứng của bệnh tiểu đường. 

7 tháng chạy chữa khắp nơi, tốn kém mấy trăm triệu đồng nhưng không tiến triển. Bà Đông bị liệt nửa người bên trái không đi lại được, phải ngồi xe lăn, ăn cơm cũng khó khăn.

Ông Tâm bức xúc kể về hành trình vất vả làm hồ sơ cho người vợ khuyết tật: “Tháng 8-2018, gia đình nộp hồ sơ lên xã (nộp cho cô Hậu) đề nghị Nhà nước xem xét cho hưởng trợ cấp, được đồng nào hay đồng ấy vì nhà tôi cũng kiệt quệ lắm rồi. Đợi 4 tháng không thấy, tôi ra xã gặp cô Hậu và đút túi cho cô 500.000 đồng, bảo là tiền xăng xe nhờ cô tạo điều kiện giúp đỡ, xong việc bao nhiêu tôi đưa đủ. 

Thế nhưng 4 tháng nữa vẫn không thấy có thông tin, tôi lại ra xã và được cô Hậu nói là huyện chưa duyệt. Bức xúc, tôi đòi lại hồ sơ để tự xuống huyện làm lấy thì được cô Hậu đưa cho nhưng giữ lại biên bản họp Hội đồng xác định mức độ khuyết tật của xã”.

{keywords}

Ông Nguyễn Văn Tâm bên người vợ bị tai biến nặng.

Sau đó, ông Tâm cầm hồ sơ gặp trực tiếp ông Trần Văn Học, Chủ tịch UBND xã Tiền Phong. Ông Học gọi cô Hậu yêu cầu ngay buổi chiều phải đưa ông Tâm xuống huyện để làm chế độ cho bà Đông. 

Tại đây, ông Tâm gặp ông Huấn, Trưởng Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Yên Dũng và trình bày hồ sơ đã nộp 8 tháng ở xã rồi. Trong khi đó một số trường hợp bị nhẹ hơn rất nhiều đã được hưởng. 

“Đang nói chuyện với anh Huấn thì cô Hậu đi vào, anh Huấn bảo cô Hậu về hoàn thiện hồ sơ cho bà Đông để duyệt. 5 ngày sau (đầu tháng 5-2019), vợ tôi được hưởng chế độ 405.000 đồng/tháng. Bà ấy bị nặng, lẽ ra phải được hưởng cả chế độ người chăm sóc. Một số người rỉ tai tôi bảo phải chi thêm tiền nhưng tôi không làm vậy”- ông Tâm tiếp tục kể.

{keywords}

Người thân của anh Nguyễn Thế Vương, thôn Quyết Tiến phản ánh đã chi 3 triệu đồng để được duyệt hồ sơ hưởng chế độ khuyết tật.

Ngoài những trường hợp trên, phóng viên nhận thông tin người dân phản ánh còn có những gia đình như ông Thân Văn Năm, bà Nguyễn Thị Bích Thủy, ông Thân Văn Liệu, anh Nguyễn Thế Vương, thôn Quyết Tiến; ông Trần Văn Sử, bà Thân Thị Lập, thôn Thành Công… đều có người bị khuyết tật nhưng để được hưởng chế độ đã phải đưa cho bà Hậu từ 2 đến 5 triệu đồng mỗi trường hợp. 

Đáng chú ý là các gia đình sau khi được hưởng chế độ đều nhận được lời “nhắn nhủ” từ bà Hậu, đại ý là không được nói với ai về việc đã đưa tiền, xóa hết tin nhắn trao đổi, nếu không sẽ đề nghị huyện cắt hết. 

Một nhân chứng khi đã đưa cho bà Hậu 3 triệu đồng mà vẫn chưa làm được chế độ cho biết: Khi trao đổi, chị Hậu còn thách thức nhắn tin rằng: “Căng thẳng quá em cáu đấy, em cho tịt luôn không làm gì nữa. Ai làm chứng đưa tiền cho em…”. 

Theo thông tin từ các gia đình thì những hồ sơ người dân gửi đến từ nhiều năm trước đều phải mất một khoản tiền lo lót mới được hưởng xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ khuyết tật.

Đề nghị cơ quan chức năng sớm vào cuộc

Trước sự việc trên, chúng tôi đã trao đổi với ông Trần Văn Học, Chủ tịch UBND xã Tiền Phong, Chủ tịch Hội đồng xác định mức độ khuyết tật của xã. Ban đầu khi đề cập đến việc người dân phản ánh phải bỏ ra một khoản tiền “bôi trơn” mới được làm hồ sơ hưởng chế độ khuyết tật, ông Học từ chối: “Không có việc đó, họ cứ dựng lên thế”. 

Để chứng minh cho lời nói của mình, ông Học cho biết kỳ họp HĐND xã vừa qua, một số đại biểu cũng có chất vấn về việc này, xã đã mời các cá nhân có ý kiến lên làm việc và họ đều nói không có việc phải đưa tiền cho cán bộ làm chính sách (?). 

Khi phóng viên đến các gia đình tìm hiểu thì họ cho biết, trước đó đã có 2 lần cán bộ xã vào từng gia đình “dặn dò” là nếu có ai vào hỏi thì phải nói là “Không đưa tiền cho ai cả”. Khi phóng viên đưa ra một số nhân chứng, bằng chứng và tin nhắn, ghi âm lời người dân thì ông Học im lặng và nói sẽ cho kiểm tra lại. 

Trong quá trình tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi còn được người dân cung cấp thông tin ông Nguyễn Minh Huệ (SN 1957), trú tại thôn An Thịnh không đi bộ đội nhưng đã làm hồ sơ giả. Mặc dù xã có biết nhưng làm ngơ, nhận tiền để hợp lý hồ sơ cho ông Huệ được hưởng chế độ chất độc da cam từ năm 2017.

Ông Phạm Văn Tại, Phó Bí thư Thường trực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy xã Tiền Phong chuyển cho chúng tôi Thông báo số 04-TB/UBKT ngày 8-11-2019 của Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy xã về việc thông báo kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí Nguyễn Thị Hậu. 

Thông báo nêu rõ đồng chí Hậu không vi phạm, các đối tượng làm hồ sơ để hưởng trợ cấp không phải nộp bất kỳ khoản phí nào (?!)

Được biết, hiện nay, trên địa bàn xã Tiền Phong có 117 đối tượng được hưởng trợ cấp người khuyết tật. Theo quy trình làm hồ sơ, thủ tục xác định mức độ khuyết tật quy định tại Điều 18, Luật Người khuyết tật năm 2010 thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm triệu tập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, gửi thông báo về thời gian xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ. 

Hội đồng sẽ tổ chức việc xác định mức độ, lập hồ sơ và ra kết luận. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch UBND cấp xã niêm yết và thông báo công khai kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật.

Xuất khẩu lao động những tháng cuối năm 2019: Thị trường Nhật Bản nhiều đơn hàng cho lao động lựa chọn
(BGĐT) - Theo thống kê của Cục quản lý lao động ngoài nước, 10 tháng đầu năm 2019 tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 18.030 lao động, đạt 98% kế hoạch năm, trong đó lớn nhất vẫn là thị trường Nhật Bản với 61.937 lao động, Đài Loan: 45.390 lao động, Hàn Quốc: 6.545 lao động và một số thị trường khác.
 

Chính sách an sinh xã hội cho những người yếu thế trong đó có người khuyết tật là rất nhân văn. Chính sách này có đến được với người dân một cách đúng, đủ, kịp thời, chính xác hay không phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ xã - những người đầu tiên tiếp nhận thông tin, giấy tờ, xét duyệt hồ sơ. 

Từ những ý kiến do bạn đọc Báo Bắc Giang gửi đến và thông tin ban đầu do phóng viên thu thập được, đề nghị các cơ quan chức năng huyện Yên Dũng sớm xác minh, làm rõ có hay không việc cán bộ chính sách xã Tiền Phong ‘‘ngâm” hồ sơ của dân, để dân phải chi tiền mới chịu xét duyệt đề nghị làm chế độ.

Xã Đồng Phúc (Bắc Giang): Nhiều vi phạm về đất đai
(BGĐT)- Theo kết quả thống kê, rà soát, hiện trên địa bàn xã Đồng Phúc, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) tồn tại 879 hộ vi phạm về đất đai, chiếm gần 38% tổng số hộ trong toàn xã.
Khởi tố, bắt tạm giam cán bộ xã khai khống lợn bị dịch tả lợn châu Phi để nhận tiền hỗ trợ
Chiều 6-11, thông tin từ Công an huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, cho biết đơn vị này đã khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam để điều tra đối với một số cán bộ xã Hải An (huyện Hải Hậu) do liên quan đến việc khai khống lợn bị dịch tả lợn châu Phi để nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước.
Xã Ngọc Thiện, huyện Tân Yên (Bắc Giang): Nghi vấn cán bộ xã sử dụng bằng cấp giả
(BGĐT) - Một số công dân xã Ngọc Thiện, huyện Tân Yên (Bắc Giang) nghi vấn ông Nguyễn Văn Hưởng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) xã sử dụng bằng cấp giả để hoàn thiện hồ sơ lý lịch. Xác minh vụ việc cho thấy ý kiến của công dân có cơ sở.
Cán bộ xã dẫn trộm đi phá két sắt lấy 400 triệu đồng ở trụ sở làm việc
Công an xác nhận, nam cán bộ xã chính là người chỉ điểm và dẫn nhóm trộm đột nhập vào trụ sở UBND xã để đục két sắt lấy đi 400 triệu đồng.
Nhóm phóng viên nội chính
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...