Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 31 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Pháp luật
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Thực hiện tốt quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia

Cập nhật: 09:48 ngày 03/01/2020
(BGĐT) - Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đã được Quốc hội thông qua ngày 14-6-2019 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2020.
{keywords}

Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn đối với lái xe. Ảnh minh họa

Việc ban hành luật này nhằm giảm tác động tiêu cực đến sức khỏe, xã hội, kinh tế do sử dụng rượu, bia gây ra như tai nạn giao thông, bạo lực gia đình, tội phạm, thương tích, an ninh, trật tự, bất bình đẳng giới, đói nghèo; thông qua các biện pháp về giảm mức tiêu thụ rượu, bia; quản lý chặt chẽ việc cung cấp rượu, bia, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, phòng, chống các bệnh không lây nhiễm.

Luật quy định 12 hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia, trong đó có những hành vi bị nghiêm cấm rất cần chú ý và lưu tâm như: Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia; Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi; Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia; Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia… 

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định các biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia. Đây được xem là những yếu tố quyết định trong việc phòng, chống tác hại của rượu, bia. Trước hết là việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia nhằm nâng cao nhận thức, định hướng hành vi, thay đổi thói quen có hại để phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.

Một số địa điểm không được uống rượu, bia là một trong những biện pháp được quy định trong Luật. Đây là các địa điểm mà việc sử dụng rượu, bia có thể tác động đến cộng đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến các nhóm đối tượng cần được bảo vệ như người dưới 18 tuổi, người bệnh, học sinh, sinh viên và gây ảnh hưởng đến chất lượng lao động, nghiêm trọng hơn đó là ảnh hưởng đến thế hệ tương lai của đất nước.

Danh mục cụ thể, gồm 6 địa điểm: (1) Cơ sở y tế; (2) Cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc; (3) Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi; (4) Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác; (5) Cơ sở bảo trợ xã hội; (6) Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia. Ngoài ra, có thể còn các địa điểm công

cộng khác theo quy định của Chính phủ. Các biện pháp khác như quản lý việc khuyến mại rượu, bia; Quản lý việc quảng cáo rượu, bia; Quản lý việc tài trợ kinh doanh rượu, bia cũng được quy định cụ thể trong Luật này. Đặc biệt, về quản lý việc khuyến mại, quảng cáo rượu, bia đã được quy định theo hướng, đối với rượu, bia có độ cồn càng cao thì quản lý khuyến mại càng chặt vì rượu, bia chứa cồn là chất gây nghiện, có ảnh hưởng đến sức khỏe con người ở các mức độ khác nhau tùy theo độ cồn được đưa vào cơ thể.

Cùng với các biện pháp nhằm giảm mức tiêu thụ rượu bia, Luật đã quy định một số biện pháp nhằm giảm tác hại của rượu, bia. Cụ thể là, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định hành vi "Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn" là hành vi bị nghiêm cấm tại khoản 6 Điều 5.

Cùng với đó là quy định các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia như: Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông; Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải là chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông; Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra nồng độ cồn trong máu, hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông đang tham gia giao thông hoặc gây ra tai nạn giao thông. Trách nhiệm của Bộ Giao thông - Vận tải trong việc xây dựng nội dung và tổ chức việc đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong chương trình đào tạo cấp bằng, chứng chỉ, giấy phép điều khiển phương tiện giao thông thuộc phạm vi quản lý.

Ngoài ra, còn các biện pháp khác cũng được quy định trong Luật như: Phòng ngừa, can thiệp và giảm tác hại của việc uống rượu, bia đối với sức khỏe; Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia; Biện pháp phòng ngừa tác hại của rượu, bia tại cộng đồng; Chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để phòng ngừa, giảm tác hại của rượu, bia. Đó là tổng thể các biện pháp góp phần kéo giảm tác hại của rượu, bia, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Các biện pháp chế tài xử lý vi phạm được quy định tại Điều 28 của Luật.

Theo đó, vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia bị xử lý như sau: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; Cơ quan, người có thẩm quyền được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện, xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống tác hại của rượu, bia sẽ được Chính phủ ban hành theo thẩm quyền. Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia là văn bản pháp luật ngắn gọn, cụ thể và rất thiết thực, liên quan đến mọi nhà, mỗi người. Hy vọng được mọi người thực hiện và có những kết quả tích cực ngay từ khi có hiệu lực thi hành, nhất là vào dịp Tết cổ truyền Canh Tý 2020, mang đến niềm vui, hạnh phúc cho tất cả chúng ta.

Phạt 7 triệu đồng, tước bằng gần 2 năm vì uống 2 chén rượu rồi đi xe máy
Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an TP Hà Nội vừa tiến hành lập biên bản phạt 7 triệu đồng, tước Giấy phép lái xe (GPLX) 23 tháng đối với ông Nguyễn Văn D (SN 1963) vì vi phạm nồng độ cồn 0,489 miligam/lít khí thở. Ông D là người đã uống 2 chén rượu với bạn rồi đi xe máy tham gia giao thông.
Tây Ninh: Bắt đối tượng đâm 1 người tử vong và 2 người bị thương vì tranh cãi trong men rượu
Ngày 12-12, Công an huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh cho biết đang tạm giữ hình sự Nguyễn Kỳ Như, sinh năm 2000, trú xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh để điều tra về hành vi giết người.
Lâm Đồng: Người say rượu, lái xe gây tai nạn chết người là Trung tá, Ban Chỉ huy Quân sự TP Bảo Lộc
Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Quân sự TP Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng): Người lái xe gây tai nạn chết người trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (TP Đà Lạt - Lâm Đồng) vào ngày 23-11-2019 là Trung tá Trần Xuân Quang, công tác tại Ban Chỉ huy Quân sự TP Bảo Lộc.
Tranh cãi mời bia hay rượu ngày giỗ mẹ, chồng cầm dao đâm chết vợ
Trong lúc mổ gà giỗ mẹ, hai vợ chồng ở Quảng Nam tranh cãi việc đãi khách bằng bia hay rượu thì chồng đã cầm dao đâm chết vợ.
Bắc Giang: Khởi tố người chồng say rượu đánh vợ tử vong về tội giết người
(BGĐT) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Trọng Chức (SN 1990) trú tại thôn Cổ Mân, xã Yên Sơn (Lục Nam) về hành vi giết người.
Luật gia Hoàng Văn Lợi
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...