Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 28 °C / 25 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Pháp luật
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tội phạm xâm hại trẻ em qua thực tiễn xét xử

Cập nhật: 07:43 ngày 02/06/2020
(BGĐT) - Từ đầu năm 2019 đến nay, tòa án nhân dân (TAND) hai cấp trong tỉnh Bắc Giang đã thụ lý xét xử 28 vụ với 29 bị cáo về các tội liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em. So với năm 2018 tăng 13 vụ/13 bị cáo. Đây là nhóm tội với tính chất đặc biệt nghiêm trọng nên hình phạt ở mức cao.

Hình phạt cao

Ngày 8/5, TAND tỉnh xét xử bị cáo Giáp Văn Ngọ (SN 1954) trú tại thôn Đông Am Vàng, xã Việt Lập (Tân Yên) về hai tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” và “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”. Lợi dụng những lúc không có vợ “hờ” ở nhà, đối tượng nhiều lần giở trò đồi bại với con gái riêng của vợ. Sau mỗi lần xâm hại, y đều đe dọa làm cháu sợ hãi, khủng hoảng tinh thần và không dám nói ra với ai. Quá trình xét xử, bị cáo một mực kêu oan, cho rằng mình chỉ chơi đùa với cháu, không thừa nhận hành vi xâm hại. 

{keywords}

Bị cáo Trần Văn Độ (SN 1968), trú tại thôn Quảng Mô, thị trấn Vôi (Lạng Giang) bị TAND tỉnh tuyên phạt 17 năm tù vì xâm hại tình dục con riêng của vợ (nạn nhân 12 tuổi).

Được gia đình động viên, lúc này bị cáo mới nhận tội và xin được hưởng khoan hồng của pháp luật. Với các hành vi xâm hại này, Ngọ phải nhận bản án 14 năm tù. Mới đây, Ngô Văn Hào (SN 1953), trú tại thôn Đa Hội, xã Hợp Thịnh (Hiệp Hòa) cũng phải chịu mức án 20 năm tù về tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”. Anh Nguyễn Văn Q (cùng thôn với bị cáo) có con gái là Nguyễn Thị T (SN 2014). 

Do có ý định giao cấu với cháu T nên Hào đã chủ động bế cháu vào giường ngủ của mình, sau đó thực hiện hành vi giao cấu. Đại diện người bị hại cho biết, sau khi sự việc xảy ra, cháu T bị ảnh hướng lớn đến tâm lý, luôn sợ sệt, đề phòng, không dám đi học, gia đình rất lo lắng.

Thực tiễn xét xử các vụ án cho thấy, những đối tượng thực hiện hành vi dâm ô, hiếp dâm trẻ em rất đa dạng, có bị cáo gần 70 tuổi như hai trường hợp nêu trên. Ban đầu các bị cáo đều kêu oan, cho rằng đó chỉ là cử chỉ ân cần, yêu thương con trẻ. Chỉ đến khi Hội đồng xét xử chứng minh bằng các luận cứ xác đáng, qua lời khai của nhân chứng, bị hại và bằng chứng khác mà cơ quan điều tra thu thập được, các bị cáo mới cúi đầu nhận tội.

Gia đình thiếu quan tâm

Hầu hết các vụ án về xâm hại tình dục trẻ em mà TAND hai cấp trong tỉnh đưa ra xét xử đều có căn nguyên chính từ phía gia đình nạn nhân. Nhiều bậc cha mẹ ly hôn, ly thân, thiếu quan tâm đến sinh hoạt, tâm sinh lý lứa tuổi của con. Trẻ em không nhận được sự chia sẻ, quan tâm từ gia đình dễ rơi vào cạm bẫy của các đối tượng phạm tội. Nhà trường cũng không có nhiều thời gian để giáo dục cho các em kỹ năng nhận biết, phòng tránh. 

Hầu hết các vụ án về xâm hại tình dục trẻ em mà TAND hai cấp trong tỉnh đưa ra xét xử đều có căn nguyên chính từ phía gia đình nạn nhân. Nhiều bậc cha mẹ ly hôn, ly thân, thiếu quan tâm đến sinh hoạt, tâm sinh lý lứa tuổi của con. Trẻ em không nhận được sự chia sẻ, quan tâm từ gia đình dễ rơi vào cạm bẫy của các đối tượng phạm tội.

Lại thêm những sản phẩm đồi trụy trên Internet dễ dàng tiêm nhiễm dẫn đến lối sống lệch lạc rồi phạm tội. Điển hình như bị cáo Nguyễn Văn Hai (SN 2000) ở thôn Tân Hương, xã Nghĩa Phương (Lục Nam) vừa bị TAND huyện Việt Yên xử phạt 2 năm 6 tháng tù về tội “Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”. Nguyễn Văn Hai và cháu T (sinh tháng 3/2004) ở xã Vân Trung (Việt Yên) quen nhau qua Zalo; nhiều lần cả hai cùng xem phim thiếu lành mạnh. 

Trong tháng 12/2019, Hai và cháu T đã 3 lần quan hệ tình dục. Thẩm phán Ngô Quang Dũng, Chánh án TAND huyện Việt Yên cho biết: Các đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của các em để dụ dỗ, lôi kéo cho đi mua sắm, hứa tặng quà, rủ đi ăn uống. Một số gia đình nạn nhân do tâm lý e ngại nên cố tình che giấu thông tin gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong quá trình điều tra khiến nhiều vụ việc, đối tượng vi phạm không bị xử lý. 

Khi thực hiện hành vi, không ít đối tượng không biết bản thân quan hệ tình dục với người dưới 16 tuổi là vi phạm pháp luật (mặc dù được nạn nhân đồng ý). Hậu quả là trẻ em bị tổn thương nặng nề cả thể chất và tinh thần, có trường hợp dẫn đến tự kỷ thậm chí tự tử.

Để phòng tránh, trước hết các bậc phụ huynh quan tâm dành thời gian chăm sóc, quản lý con em nhiều hơn. Dặn dò các con không đi với người lạ nhất là đến những nơi vắng vẻ. Trang bị cho con những kiến thức, kỹ năng cơ bản để tự bảo vệ, phòng vệ, chống cự khi cần thiết; kỹ năng nhận biết những thái độ, hành vi của kẻ lợi dụng xâm hại tình dục khi ở nhà một mình. 

Chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, cơ sở giáo dục trong tỉnh cần có sự phối hợp chặt chẽ, có cách thức tuyên truyền tích cực, sâu rộng trong nhân dân nhằm giảm thiểu các vụ việc xâm hại tình dục trẻ em; quan tâm hơn nơi vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, dân trí thấp, nhận thức pháp luật của người dân hạn chế.

Bắc Giang: Khoảng 195 nghìn trẻ em và phụ nữ sau sinh được bổ sung vitamin A
(BGĐT) - Trong hai ngày 1 và 2/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang triển khai chiến dịch uống vitamin A miễn phí đợt 1 năm 2020 cho trẻ em (từ 6 đến 60 tháng tuổi) và phụ nữ vừa sinh con trong một tháng trên địa bàn tỉnh.
Nhiều hoạt động chăm sóc trẻ em nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6
(BGĐT) - Nhân Ngày Quốc tế Thiếu  nhi (1/6), tại các địa phương, trường học trên địa bàn tỉnh triển khai hoạt động thiết thực chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
Bảo vệ trẻ em vượt qua cuộc khủng hoảng Covid-19
Trẻ em đang là những “nạn nhân thầm lặng” thuộc nhóm đối tượng yếu thế chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng Covid-19.
Xây dựng chính sách phòng, chống xâm hại trẻ em phải như xây "ngôi nhà" an toàn
Chiều 27/5, các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận trực tuyến về Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. Nhiều ý kiến cho rằng xây dựng, hoàn thiện, thống nhất hệ thống văn bản chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em phải như xây một “ngôi nhà” an toàn để bảo vệ trẻ.
ĐBQH Bắc Giang đề xuất giải pháp phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng
(BGĐT)-Ngày 27/5, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV dành trọn cả ngày thảo luận trực tuyến về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em. 
Những kiến nghị của Đoàn giám sát của Quốc hội về phòng, chống xâm hại trẻ em
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, sáng 27/5, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga, đại diện Đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em" báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, từ ngày 1/1/2015 đến 30/6/2019.

Chí Dũng - Tuấn Minh 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...