Thứ ba, 16/04/2024
Bắc giang 33 °C / 24 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Pháp luật
Pháp luật
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Đề nghị Bộ Công an chỉ đạo kiểm tra vụ án “hủy hoại tài sản” ở Bắc Giang

Cập nhật: 17:38 ngày 05/07/2020
Phó Thủ tướng Thường trực Trường Hòa Bình đã đề nghị Bộ Công an, Viện Kiểm soát nhân dân tối cao chỉ đạo kiểm tra, xem xét, giải quyết vụ án “Hủy hoại tài sản” xảy ra tại An Lạc (Sơn Động, Bắc Giang).

Mới đây, ông Nguyễn Trọng Rắng (ở xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) có đơn gửi Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phản ánh việc con trai ông là Nguyễn Trọng Mạnh (SN 1980) bị oan trong vụ án hình sự “Hủy hoại tài sản” xảy ra ngày 1/4/2017 tại thôn Rõng, xã An Lạc, huyện Sơn Động (Bắc Giang). Ông Rắng phản ánh, việc các cơ quan tố tụng huyện Sơn Động đã khởi tố, bắt tạm giam con trai ông là chưa phù hợp với pháp luật.

Việc việc này, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình có ý kiến như sau: Chuyển đơn phản ánh, kiến nghị của ông Nguyễn Trọng Rắng đến Bộ Công an và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để chỉ đạo kiểm tra, xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

{keywords}

Văn bản phản hồi của Văn Phòng Chính phủ và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

Bị khởi tố vì chặt cây trên đất của mình?

Theo hồ sơ vụ án, từ năm 1982, gia đình ông Dư Văn Thành (SN 1960) và Hoàng Thị Đông (SN 1963) ở thôn Rõng, xã An Lạc (Sơn Động, Bắc Giang) vẫn khai thác trồng hoa màu, rừng trên diện tích 8.395 m2 đất rừng do Ban Quản lý rừng phòng hộ Sơn Động quản lý. Diện tích đất rừng này của gia đình ông Thành là do cha ông khai phá trước đó và chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử đất.

Ngày 1/1/2007, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sơn Động có ký hợp đồng số 20 với Dư Văn Toản (SN 1985 là con trai ông bà Thành, Đông) để thực hiện trồng cây keo trên diện tích đất rừng nói trên.

Đến đầu năm 2010, UBND tỉnh Bắc Giang ra quyết định số 158/QĐ-UBND về việc thu hồi cho Công ty TNHH Đức Thắng (Công ty Đức Thắng) thuê để khai thác lộ thiên mỏ đá tại thôn Rõng, xã An Lạc (Sơn Động, Bắc Giang) với diện tích là hơn 42.000m2 (trong đó có hơn 6.300 m2 nằm trong diện tích 8.395m2 của gia đình ông Thành, bà Đông nói trên). Công ty Đức Thắng đã được UBND tỉnh Bắc Giang cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hơn 42.000m2 nói trên.

Năm 2014, sau khi khai thác số keo trồng theo hợp đồng số 20, Dư Văn Toản đã giao lại phần đất trồng keo nói trên cho bố mẹ quản lý. Sau đó, vợ chồng ông Thành đã đi mua 5.000 cây keo khác về trồng trên diện tích nói trên và giao cho con trai Dư Văn Toàn (SN 1988) quản lý, chăm sóc và toàn quyền quyết định số keo này.

Hồ sơ vụ án cho biết, mặc dù gia đình ông Thành trồng keo trên diện tích đất của Công ty Đức Thắng đã được cấp giấy chứng quyền sử dụng đất, nhưng vì lý do hết giấy phép kinh doanh khai thác đá, công ty dừng hoạt động nên không có ý kiến gì.

Ngày 12/8/2016, Công ty Đức Thắng tiếp tục được tỉnh Bắc Giang cấp phép khai thác khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng, thời hạn 24 năm, với diện tích là 8,7ha.

Khi có giấy phép trên, Công ty Đức Thắng đã nhiều lần đến gặp gia đình ông Thành để thỏa thuận đền bù hỗ trợ tài sản trên đất nhưng không thành.

Sau đó, ông Đặng Đình Đỗ (SN 1954, ở Lạng Giang, Bắc Giang, là giám đốc Công ty Đức Thắng) và Nguyễn Trọng Mạnh (SN 1980, quản lý khai thác của Công ty Đức Thắng, con trai của ông Rắng) bàn bạc thống nhất mở rộng diện tích trên được cấp phép để khai thác và đã ra 3 lần thông báo gửi UBND xã An Lạc, trong đó có 2 lần đến Ban Quản lý thôn Rõng – An Lạc, 2 lần đến đến gia đình ông Dư Văn Thành (bố của Dư Văn Toàn, Dư Văn Toản). Nội dung thông báo yêu cầu gia đình ông Dư Văn Thành khai thác, thu hồi keo đã trồng trên phần diện tích đất của Công ty Đức Thắng, nếu sau thời gian thông báo 3 lần, gia đình ông Thành không nhất trí thì công ty sẽ cho người tổ chức giải phóng mặt bằng.

“Đặng Đình Đỗ đã trực tiếp chỉ đạo Nguyễn Trọng Mạnh thông qua Trương Văn Vyn (là công nhân Công ty Đức Thắng) nhờ tìm người cắt toàn bộ số keo của gia đình ông Dư Văn Thành đã trồng từ năm 2014 để giải phóng mặt bằng và Vy đã đồng ý”, hồ sơ vụ án nêu.

Sau đó, khoảng 7h ngày 1/4/2017, nhóm người được Vyn tìm thuê đã đến trụ sở công ty, Mạnh đã gặp những người này rồi dùng tay chỉ đến vị trí, diện tích keo của gia đình Dư Văn Toàn và quán triệt những người được nhờ cắt keo là “cứ cắt đổ xuống là được” rồi giao cho Vyn đưa những người được nhờ đến vị trí cụ thể để họ chặt keo.

Sau khi phát hiện sự việc, gia đình Dư Văn Toàn đã có đơn gửi Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an huyện Sơn Động để điều tra, giải quyết.

{keywords}

Khu vực Công ty Đức Thắng đang khai thác.

Thời gian đã lâu, không còn vật chứng!

Theo tài liệu điều tra, Cơ quan CSĐT Công an huyện Sơn Động đã cùng các đơn vị vào khám nghiệm hiện trường, xác định, diện tích keo bị nhóm người chặt hạ là 8.395m2 (trong đó, hơn 6.300m2 là đất của Công ty Đức Thắng), xấp xỉ 4.700 cây keo. Ngày 17/10/2017 (sau 6 tháng), Hội đồng thẩm định giá huyện Sơn Động định giá số tài sản này là 94.000.000 đồng.

Hồ sơ vụ án thể hiện, sau khi công an khám nghiệm hiện trường xong đã không thu giữ lại tang vật của vụ án là số keo bị chặt hạ, mà gia đình Dư Văn Toàn đã đem số keo đó đi bán được 3 triệu đồng (khoảng 3 tấn keo bóc vỏ).

Ngày 4/11/2019, Hội đồng định giá tài sản huyện Sơn Động kết luận không thể định giá được số tài sản (3 tấn keo bóc vỏ) vì: Tài sản cần định giá không có kích thước cụ thể; thời gian đã lâu, không còn vật chứng (tài sản bị hủy hoại).

Tuy nhiên, theo tài liệu, ngày 10/3/2020, Hội đồng định giá tài sản huyện Sơn Động kết luận số 4.700 cây keo có giá trị còn lại đến thời điểm bị chặt phá là 94.000.000 đồng là đảm bảo căn cứ.

Đến ngày 1/3/2019, Công ty Đức Thắng đã hỗ trợ gia đình ông Thành số tiền là 104 triệu đồng tiền hỗ trợ tài sản và tổn thất tinh thần. Sau đó, gia đình ông Thành bà Đông đã ký đơn rút đơn tố cáo Công ty TNHH Đức Thắng.

Sau đó, Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố 2 bị can Đặng Đình Đỗ và Nguyễn Trọng Mạnh về tội Huỷ hoại tài sản. Bị can Đỗ bị tạm giam từ ngày 18/9/2019 đến ngày 28/9/2019; còn bị can Mạnh bị tạm giam từ ngày 5/9/2019 đến nay.

Liên quan đến vụ án trên, Luật sư Triệu Hạnh Hiển, Trưởng Văn phòng Luật sư Triệu Hiển cho rằng: Năm 2014, đến chu kỳ khai thác cây, gia đình ông Thành đã tự ý khai thác cây mà mình đã nhận đủ tiền đền bù để bán, đồng thời lại tự ý trồng lại cây mới vào diện tích đó. Theo Luật đất đai, đó là hành vi “chiếm đất”, trồng cây, cây lớn lên không phải là tài sản hợp pháp của gia đình ông Thành mà đã “sáp nhập” tài sản vào bất động sản của Công ty Đức Thắng.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin diễn biến vụ việc!

Xử lý nghiêm hành vi đánh bạc và buông lỏng quản lý đất đai của Chủ tịch UBND xã Đồng Quang
Ngày 12/5, liên quan đến vụ việc công dân tố cáo Chủ tịch UBND xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai (Hà Nội) có nhiều sai phạm như buông lỏng quản lý đất đai, đánh bạc... gây bức xúc trong nhân dân, Ban Thường vụ Huyện ủy Quốc Oai vừa có báo cáo số 492-BC/HU gửi Thường trực Thành ủy Hà Nội về kết quả giải quyết đơn của công dân.
Nghi án con trai giết mẹ do không được chia đất
Đôn và mẹ đẻ thường xuyên mâu thuẫn. Thấy mẹ dọn quần áo định bỏ đi, Đôn đánh mẹ ngã trên nền nhà, rồi bê bà bỏ xuống mương nước.
Xét xử vụ thâu tóm đất công sản ở Đà Nẵng: 2 cựu Chủ tịch nói lời sau cùng
Chiều 10-1, sau gần 10 ngày xét xử, TAND Hà Nội tuyên bố kết thúc thẩm vấn, tranh luận và cho 21 bị cáo trong vụ án thâu tóm nhà đất công sản ở Đà Nẵng nói lời sau cùng.

Theo báo Dân trí

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...