Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 27 °C / 27 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Pháp luật
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phạm pháp vì mua động vật rừng quý hiếm

Cập nhật: 09:33 ngày 24/07/2020
(BGĐT) - Do thiếu hiểu biết pháp luật, Dương Trung An (SN 1967) ở thôn Co Piao, xã Ái Quốc, huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) đã phạm tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”. Trước Hội đồng xét xử TAND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), bị cáo rất ân hận, mong nhận được sự khoan hồng. 

Ở địa phương, Dương Trung An chăm chỉ, chịu khó làm ăn, ngoài làm nương rẫy, đi rừng, An còn làm nhiều nghề khác để kiếm sống. Nghe bạn bè nói thu được lợi nhuận cao từ việc mua bán động vật rừng, An đã làm theo mà không nghĩ rằng đó là hành vi vi phạm pháp luật. Chính sự chủ quan, thiếu hiểu biết, An đã vướng vào vòng lao lý. 

{keywords}

Cán bộ kiểm lâm tỉnh thả động vật hoang dã về môi trường tự nhiên. Ảnh tư liệu

Tại phiên tòa do TAND huyện Lục Ngạn tổ chức vừa qua, bị cáo cúi đầu, thành khẩn kể lại sự việc. Một ngày cuối năm 2019, An đến chợ Sa Lý (Lục Ngạn), thấy một người dân bày bán khá nhiều động vật rừng nên mua 7 cá thể gà rừng (khối lượng 3,3 kg với giá hơn 1,1 triệu đồng); một cá thể rắn hổ chúa (nặng 1 kg giá 250 nghìn đồng); hai cá thể rắn hổ mang (nặng 1,5 kg giá 350 nghìn đồng); một cá thể rắn cạp nong (nặng 0,2 kg giá 20 nghìn đồng).

Mua được những động vật trên, An mừng thầm, dự tính sẽ để các cá thể rắn cho gia đình sử dụng và bán những con còn lại với giá cao. Đi đến thôn Đồn, xã Sa Lý, An bị tổ công tác Công an huyện Lục Ngạn kiểm tra. Do không xuất trình được hồ sơ vận chuyển nên An bị lập biên bản vi phạm hành chính. Theo đúng quy định, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Lục Ngạn đã ra quyết định trưng cầu giám định. 

Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) kết luận các cá thể trên đều nằm trong danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Hiện các loài động vật rừng đó đã được cán bộ kiểm lâm phối hợp cùng Ban Quản lý khu bảo tồn Tây Yên Tử thả về môi trường tự nhiên.

Căn cứ vào hành vi và các tình tiết giảm nhẹ, Hội đồng xét xử tuyên phạt An 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Thủ tướng chỉ thị dừng nhập khẩu động vật hoang dã
Tình trạng săn, bắt, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ bất hợp pháp các loài động vật hoang dã còn diễn biến phức tạp ở một số địa phương, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị dừng nhập khẩu động vật hoang dã còn sống hay đã chết…
Bảo vệ động vật hoang dã: Tích cực tuyên truyền, thay đổi nhận thức
(BGĐT) - Lâu nay, một bộ phận người dân có quan niệm thịt động vật hoang dã (ĐVHD) mới là “đặc sản”, hàng sạch. Thế nhưng, từ khi cơ quan chuyên môn cảnh báo dịch Covid-19 xuất hiện là do vi-rút ở một loài ĐVHD lây truyền sang người thì tình trạng sử dụng, săn bắt loài vật này đã có bước chuyển đáng kể. 
Phát hiện đối tượng vận chuyển động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm
(BGĐT)- Công an huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đang hoàn thiện hồ sơ, xử lý đối tượng mua bán, vận chuyển động vật hoang dã quý hiếm, nguy cấp.
Vì sao cần bảo vệ động vật hoang dã?
Động vật hoang dã là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự cân bằng sinh thái, bảo đảm môi trường sống cân bằng cho con người và các động, thực vật khác.
Lục Ngạn thả động vật hoang dã về với tự nhiên
(BGĐT) - Hạt Kiểm lâm và Công an huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vừa phối hợp tổ chức thả 6 cá thể động vật hoang dã gồm 3 cá thể rắn, 2 cá thể cầy và 1 cá thể gà rừng. Đây đều là động vật hoang dã nhóm IIB về môi trường tự nhiên tại khu vực rừng thôn Hố Bông, xã Kiên Lao. 
Thả 12 cá thể động vật hoang dã về rừng tự nhiên
(BGĐT) - Chiều 15-8, Hạt Kiểm lâm huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) phối hợp với Công an huyện thả 12 cá thể động vật hoang dã về môi trường tự nhiên tại khu vực rừng thôn Hố Bông, xã Kiên Lao.
Gây nuôi động vật hoang dã: Tránh phát sinh hệ lụy
(BGĐT) - Những năm gần đây, nhiều người dân nuôi, kinh doanh một số loài động vật có nguồn gốc hoang dã (gọi tắt là động vật hoang dã- ĐVHD) như một giải pháp để thoát nghèo, thậm chí làm giàu. Tuy vậy, bên cạnh việc khuyến khích, tạo cơ chế, chính sách giúp các cơ sở gây nuôi, cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý, tránh phát sinh hệ lụy.

Mạc Yến

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...