Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 31 °C / 26 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Pháp luật
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số: Hạt nhân đoàn kết, giữ gìn an ninh trật tự

Cập nhật: 13:57 ngày 01/12/2020
(BGĐT) - Việc tranh thủ sự giúp đỡ của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đối với công tác giữ gìn ANTT đã mang lại hiệu quả thiết thực. Bằng kinh nghiệm, uy tín của mình, đội ngũ này không chỉ vận động nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà còn tuyên truyền bà con nâng cao cảnh giác, đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội ở bản, làng.

“Sợi dây” xây dựng khối đại đoàn kết

68 năm tuổi đời, hơn 40 năm tuổi Đảng, cựu chiến binh La Văn Xô, dân tộc Tày ở thôn Hồ Sơn 1, xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang) cho biết: “Tôi bị mất 65% sức khỏe (bệnh binh 2). Kể ra từ chối việc tập thể cũng được, nhưng được bà con tin tưởng, tôi lại cố gắng cống hiến”. 

{keywords}

Công an huyện Lục Nam về với bà con xã Lục Sơn.

Trò chuyện với ông, thấy toát lên một con người khiêm tốn, giản dị và rất gần gũi. Kết thúc hai nhiệm kỳ Bí thư Đảng ủy xã Bảo Sơn, năm 2011, ông về thôn làm Bí thư Chi bộ. Thôn Hồ Sơn 1 nơi ông sinh sống có 240 hộ với gần 1.000 nhân khẩu, hơn 70% là đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chí, Kinh. Thôn chia thành 4 chòm lớn tương đương với 4 tổ tự quản. 

Ông bảo: “Lòng dân có đoàn kết, đời sống có ấm no, từ đó mới có cơ sở để bảo đảm ANTT. Vì vậy phải giữ được tình làng nghĩa xóm, không để phát sinh mâu thuẫn. Để làm được điều đó, bản thân phải gương mẫu, từ phát triển kinh tế đến gìn giữ nền nếp gia phong”. 

Gia đình ông có 4 thế hệ cùng sinh sống hòa thuận, hiếu nghĩa, người dân lấy đó làm hình mẫu. Ông cũng tích cực tuyên truyền, vận động bà con phát triển kinh tế đồi rừng, trồng dứa. Là người có uy tín, thành viên Ban công tác mặt trận thôn, tổ hòa giải, ông như “sợi dây” liên kết giữa các hộ, luôn gần gũi, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của bà con, cùng nhau tìm cách giải quyết thấu đáo mọi việc, nhất là liên quan đến ANTT. Việc hiếu hỉ ở thôn tất cả đều coi như việc nhà mình. Ai ốm đau chòm cũng tổ chức đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ. Thôn Hồ Sơn 1 không có ma túy, cờ bạc, mại dâm. 5 năm liền được công nhận thôn văn hóa.

Cũng như ông Xô, ông Hoàng Văn Uẩn (SN 1962) là người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc Nùng ở thôn Cai Lé, xã Kiên Thành (Lục Ngạn). Nhiều năm qua, không chỉ nêu gương trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển kinh tế gia đình, ông đã cùng với lực lượng Công an xã đến nhà từng người dân tuyên truyền về đường lối, chính sách, pháp luật. 

Khi Nhà nước đề cập đến việc làm đường, xây dựng khu xử lý rác ở địa bàn thôn, gia đình ông là một trong số ít hộ đồng thuận ngay từ đầu với diện tích hiến là 600m2. Từng có gần 20 năm làm Trưởng thôn Cai Lé, có được sự uy tín với bà con trong thôn, ông thường xuyên gặp gỡ mọi người, nhất là vào dịp lễ Tết của đồng bào, ông lại khéo léo đưa câu chuyện hiến đất làm đường, những cái được khi dự án xử lý rác thải đi vào hoạt động. Từ đó, tuyên truyền vận động để mọi người hiểu, đồng thuận với chủ trương của Nhà nước.

Giải quyết ổn thỏa nhiều vụ việc

Nói về vai trò của người có uy tín trong đồng bào, Trung tá Lý Văn Đồng, Trưởng phòng An ninh đối nội (Công an tỉnh) cho biết: “Không chỉ tiên phong trong sinh hoạt và sản xuất, người có uy tín còn tham gia giải quyết những vụ việc phức tạp phát sinh tại cơ sở, hòa giải mâu thuẫn trong nhân dân. Vận động nhân dân không tin, không nghe theo tuyên truyền, kích động của đối tượng xấu, cơ hội chính trị. Cảnh giác với âm mưu chia rẽ hoạt động khối đại đoàn kết dân tộc, quản lý giáo dục người lầm lỗi tại cộng đồng”.

Những năm qua, đã có gần 300 lượt người có uy tín trong tỉnh cùng với cấp ủy, chính quyền và lực lượng an ninh tham gia giữ gìn ANTT; ngăn chặn, vô hiệu hóa nhiều hoạt động lôi kéo, kích động của đối tượng xấu liên quan đến tranh chấp, khiếu kiện. 

Điển hình như ông Chung Văn Thảo (SN 1946), dân tộc Cao Lan ở thôn Đèo Gia, xã Đèo Gia (Lục Ngạn) tích cực vận động nhân dân thực hiện đề án giao đất giao rừng. Ông Nông Văn Thái (SN 1952), dân tộc Nùng ở làng Khang, xã Đại Sơn (Sơn Động) vận động bà con không nghe theo tuyên truyền đạo trái pháp luật.

Những năm qua, đã có gần 300 lượt người có uy tín trong tỉnh cùng với cấp ủy, chính quyền và lực lượng an ninh tham gia giữ gìn ANTT; ngăn chặn, vô hiệu hóa nhiều hoạt động lôi kéo, kích động của đối tượng xấu liên quan đến tranh chấp, khiếu kiện.

Ông Đàm Văn Tình (SN 1945), dân tộc Sán Chí, thôn Đồng Bây, xã An Lạc (Sơn Động) tuyên truyền người dân không lấn chiếm đất rừng trái phép. Ông Nghiêm Trương Bình (SN 1958), dân tộc Hoa ở thôn Trại Ổi, xã Trường Sơn (Lục Nam) vận động bà con ủng hộ giải phóng mặt bằng thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 293. 

Ông Ninh Văn Keo (SN 1937) dân tộc Cao Lan ở thôn Cây Vối, xã Đồng Tiến (Yên Thế) vận động con cháu và nhân dân không phá rừng, tích cực tham gia giải quyết vụ việc tranh chấp đất rừng…

Để phát huy vai trò của những người có uy tín, hằng năm lực lượng công an thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình thời sự, KT-XH ở địa phương. Tăng cường phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật, nhất là liên quan đến dân tộc, tôn giáo; bảo vệ môi trường; kiến thức quốc phòng, an ninh, phòng chống tội phạm; âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo để gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Tạo điều kiện cho người có uy tín được tham gia đóng góp xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH và phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Thu Phong
Ba gương mặt học sinh dân tộc thiểu số tiêu biểu
(BGĐT) - Nhằm động viên, khích lệ học sinh miền núi, vùng cao vươn lên trong học tập, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức lễ tuyên dương 40 học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) có thành tích xuất sắc năm 2020. Các em đều là những đóa hoa tiêu biểu cho phong trào thi đua học tốt, con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, là niềm tự hào của gia đình và nhà trường. Dưới đây là ba gương mặt tiêu biểu.
Bắc Giang: Tuyên dương 40 học sinh dân tộc thiểu số tiêu biểu
(BGĐT)-Ngày 24/11, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Lễ tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) tiêu biểu, xuất sắc năm 2020. 
Chắp cánh ước mơ cho học sinh dân tộc thiểu số
(BGĐT) - Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số có nhiều đặc thù và khó khăn song với thầy, cô giáo Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú (PTDTNT) Lục Ngạn (Bắc Giang) thì đó lại là niềm hạnh phúc bởi với thầy và trò nơi đây luôn xem trường học là nhà, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em.  
Tuyên dương 63 nhà giáo tiêu biểu là người dân tộc thiểu số
Tối 17/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc và Tập đoàn Thiên Long tổ chức chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2020, tuyên dương các thầy giáo, cô giáo là người dân tộc thiểu số có nhiều thành tích trong công tác giảng dạy.
Trao Bằng khen và sổ tiết kiệm tặng 63 giáo viên người dân tộc thiểu số
Tối 16/11, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam đã trao sổ tiết kiệm và các phần quà tặng 63 giáo viên dân tộc thiểu số tiêu biểu, mỗi sổ trị giá mười triệu đồng. 
Phó Thủ tướng gặp mặt đoàn đại biểu giáo viên tiêu biểu người dân tộc thiểu số
Ngày 16/11, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam gặp mặt đoàn đại biểu giáo viên tiêu biểu người dân tộc thiểu số tham dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2020.
Bắc Giang hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất: Thay đổi nhận thức, tăng sinh kế giảm nghèo
(BGĐT) - Cùng với nhiều chương trình, dự án, thời gian qua, nguồn vốn hỗ trợ hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất theo Chương trình 135 đã góp phần thiết thực giúp người dân Bắc Giang thay đổi tư duy làm kinh tế, từng bước xóa đói, giảm nghèo. Đây cũng là động lực quan trọng giúp chương trình sớm đạt mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững.
Ưu tiên nguồn vốn giải quyết các vấn đề cơ bản của dân tộc thiểu số
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, chiều 12/6, cho ý kiến về chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, nhiều đại biểu Quốc hội cho ý kiến về vấn đề phân bổ nguồn vốn tham gia chương trình theo thứ tự ưu tiên hợp lý, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; tránh dàn trải nhằm đảm bảo các mục tiêu đã đề ra.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...