Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 26 °C / 26 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Pháp luật
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tăng cường thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng

Cập nhật: 08:21 ngày 16/07/2021
(BGĐT) - Trong các vụ án kinh tế, tham nhũng, người dân không chỉ quan tâm đến bản án xét xử mà còn chú ý đến việc thu hồi tài sản do tham nhũng mà có. Đây cũng là mục tiêu đánh giá về kết quả phòng, chống tham nhũng.

Tỷ lệ thu hồi được nâng lên

{keywords}

Bị cáo Hoàng Vương từng là chuyên viên Chi cục Thuế huyện Tân Yên

bị xét xử về tội “Tham ô tài sản”.

Trong giai đoạn 2010-2020, trên địa bàn tỉnh không có vụ án tham nhũng lớn, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) theo dõi, chỉ đạo. Ông Nguyễn Văn Luyến, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Nội chính Tỉnh ủy cho rằng: Những năm qua, công tác PCTN ở tỉnh đã được đẩy lên một bước cao hơn, sâu sát, cụ thể và rõ trách nhiệm hơn với nhiều biện pháp, trong đó có việc thu hồi tài sản. 

6 tháng đầu năm nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã phát hiện, khởi tố 6 vụ án với 12 bị can phạm tội tham nhũng, gây thiệt hại 6,2 tỷ đồng; đã thu hồi, bồi thường hơn 1,72 tỷ đồng.

Theo đánh giá của Ban Nội chính Trung ương, Bắc Giang có kết quả thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát đạt cao so với trung bình cả nước. Cụ thể, ở giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, giai đoạn 2006-2016 đã thu hồi được 7,56 tỷ đồng/62,13 tỷ đồng, bằng 12,1%; giai đoạn 2013-2020 là 24,766 tỷ đồng/86,825 tỷ đồng, bằng 28,4%; giai đoạn 2015-2020 là 22,315 tỷ/85,535 tỷ đồng, bằng 26,08%; giai đoạn 2017-2021 là: 34,489 tỷ đồng/68,712 tỷ đồng, đạt 50,1%. Nhiều vụ án đã thu được hơn 2/3 thậm chí toàn bộ số tiền thất thoát. 

Điển hình như vụ “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, thiệt hại hơn 4,8 tỷ đồng. Cơ quan chức năng đã thu hồi được toàn bộ, đạt 100%. Hay vụ “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Yên Dũng, 3 bị cáo gây thiệt hại hơn 8,4 tỷ đồng, đã thu hồi được 6 tỷ đồng, đạt 71,5%. 

Cùng đó, giai đoạn 2010-2020, các cơ quan Thi hành án (THA) Dân sự của tỉnh đã thu hồi đạt 97% về việc, 89% về tiền so với số có điều kiện thi hành (trung bình cả nước là 80,3% về việc, 38,4% về tiền). Những tháng đầu năm nay, tổng số án tham nhũng mà cơ quan THA tỉnh phải giải quyết là 18 việc, số tiền phải thi hành hơn 2 tỷ đồng, trong đó đã thi hành xong 9 việc với hơn 376 triệu đồng.

Tìm hiểu các vụ án tham nhũng cho thấy, ban đầu hầu hết các đối tượng, bị can, bị cáo và người nhà không chịu hoàn trả tiền, tài sản do tham nhũng mà có. Chỉ đến khi được tuyên truyền, vận động, thuyết phục hay bị truy tố, tuyên án ở mức cao mới chịu bồi hoàn tiền để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Vì vậy nếu kiên quyết xử lý nghiêm minh, mức án thích đáng sẽ buộc các đối tượng phải bồi hoàn tiền, tài sản tham nhũng.

Tránh thất thoát, tẩu tán tài sản

Thu hồi tài sản các vụ án tham nhũng, kinh tế trên địa bàn cả nước đạt tỷ lệ còn thấp so với số bị thiệt hại đã đặt ra vấn đề trách nhiệm thu hồi tài sản của các cơ quan thanh tra, tố tụng, THA. Ngày 2/6 vừa qua, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 04-CT/TW về tăng cường lãnh đạo công tác thu hồi tài sản bị thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế. 

Theo tinh thần Chỉ thị, những bản án dù có nghiêm khắc đến đâu nhưng nếu không thu hồi được tài sản thì coi như xử lý tham nhũng chưa triệt để. Lấy ví dụ về vụ án “Tham ô tài sản” xảy ra tại Chi cục Thuế huyện Tân Yên, ông Giáp Văn Bền, Chi cục trưởng Chi cục THA Dân sự huyện Tân Yên cho biết: Bị cáo

Hoàng Vương (SN 1982) phải bồi thường thiệt hại hơn 6,6 tỷ đồng và 100 triệu đồng án phí. Sau khi bị TAND tỉnh tuyên án chung thân, đối tượng đi tù, đơn vị xác minh nhưng không còn tài sản. Đến nay chưa thi hành được đồng nào; án phí mới thu được 3 triệu đồng.

Bà Nguyễn Thị Bích Tần, Cục trưởng Cục THADS tỉnh nêu quan điểm: Phạm tội gây thiệt hại về kinh tế thì phải lấy kinh tế bù lại. Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật quy định sau khi khởi tố vụ án mới áp dụng kê biên, phong tỏa tài khoản, tài sản của các bị can. Vì vậy, trong giai đoạn điều tra rất ít khi ban hành các quyết định kê biên tài sản của đương sự. Các đối tượng tham nhũng đều có trình độ hiểu biết, có mối quan hệ rộng rãi. Quá trình điều tra, truy tố, xét xử thường diễn ra trong thời gian dài, vô hình chung đã “đánh động” họ tẩu tán tài sản. 

Thậm chí có cán bộ khi bị phát hiện, xử lý, toàn bộ tài sản đã được sang tên đổi chủ từ bao giờ. Trên cơ sở đó, bà Tần đề nghị cơ quan thanh tra và các cơ quan tố tụng trong quá trình thực thi pháp luật tích cực áp dụng các biện pháp để hạn chế đương sự tẩu tán, làm thất thoát tài sản. 

Chẳng hạn như ngay từ giai đoạn đầu, Cơ quan điều tra chưa kê biên, phong tỏa tài sản, nhưng có thể ra quyết định tạm dừng giao dịch, yêu cầu cấm chuyển dịch tài sản trong thời hạn nhất định. Khi xác minh tài sản, cơ quan quản lý đất đai, ngân hàng, cơ quan nắm giữ thông tin về tài sản... cung cấp các thông tin cho cơ quan THA một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời, làm cơ sở để thu hồi tài sản tham nhũng cho Nhà nước.

Bài ảnh: Tuấn Minh

Chỉ thị của Ban Bí thư về thu hồi tài sản bị thất thoát trong các vụ án tham nhũng
Để nâng cao hiệu quả, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, tích cực góp phần vào công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 04-CT/TW với một số nhiệm vụ, giải pháp sau đây:
Kê khai tài sản, thu nhập: Tăng giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng
(BGĐT)-Ngày 30/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 130 về kiểm soát tài sản, thu nhập (TSTN) của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Nghị định có hiệu lực từ ngày 20/12/2020. Ngày 19/2/2021, Thanh tra Chính phủ có Văn bản số 252/TTCP-C.IV. đôn đốc, hướng dẫn về việc thực hiện công tác này. Trước những yêu cầu trên, thời gian qua, tỉnh Bắc Giang tích cực tổ chức triển khai việc kê khai TSTN cơ bản bảo đảm theo đúng tinh thần chỉ đạo.
Ngăn chặn “tham nhũng chính sách” trong quá trình xây dựng luật
Sáng 26/3, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội; các Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.
Xử lý án tham nhũng phải triệt để, không làm tượng trưng
Ngày 18/3, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo để thảo luận, cho ý kiến chỉ đạo xử lý đối với một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau Phiên họp thứ 19 đến nay.
Tiếp tục nâng cao chất lượng tham mưu lĩnh vực nội chính, phòng chống tham nhũng và cải cách tư pháp
(BGĐT)-Ngày 9/1, Ban Nội chính Trung ương (T.Ư) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ công tác Nội chính Đảng năm 2021. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư T.Ư Trần Quốc Vượng; Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Nội chính T.Ư Phan Đình Trạc và các đồng chí Phó trưởng Ban Nội chính T.Ư chủ trì. 
Brazil: Thị trưởng Rio de Janeiro bị bắt về tội tham nhũng
Ngày 22/12, một tòa án ở Rio de Janeiro (Brazil) đã ra lệnh bắt giam thị trưởng thành phố Marcelo Crivella với cáo buộc "đứng đầu một tổ chức tội phạm" thực hiện các hoạt động nhận hối lộ, tham nhũng và làm lợi bất chính bằng nhiều phương thức.
Tăng cường áp dụng hình phạt tiền với tội phạm tham nhũng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tòa án thu hồi triệt để tài sản tham nhũng cho Nhà nước, tăng cường áp dụng hình phạt tiền với loại tội phạm này.
Tham nhũng có chiều hướng thuyên giảm nhưng vẫn diễn biến phức tạp, tinh vi
Ngày 26/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 10, Quốc hội nghe các báo cáo và thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020. Đáng chú ý, các báo cáo đánh giá: “tham nhũng được kiềm chế, từng bước được ngăn chặn và có chiều hướng thuyên giảm”; tuy nhiên tình hình tham nhũng “vẫn diễn biến phức tạp, có biểu hiện tinh vi hơn và khó phát hiện”.

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...