Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Pháp luật
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Sử dụng giấy phép lái xe ô tô giả: Tai nạn chực chờ

Cập nhật: 08:15 ngày 29/09/2021
(BGĐT) - Thực hiện chuyên đề kiểm soát xe đưa đón công nhân, lực lượng cảnh sát giao thông đã phát hiện nhiều tài xế ô tô sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) không do cơ quan có thẩm quyền cấp (GPLX giả). Đây là hành vi vi phạm pháp luật, tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn đến tai nạn giao thông. 

Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, các doanh nghiệp (DN) trong khu công nghiệp hoạt động trở lại, chính quyền khuyến khích công nhân đi làm bằng ô tô. Để thực hiện “nhiệm vụ kép”, vừa phát triển kinh tế, vừa bảo đảm trật tự an toàn giao thông, lực lượng cảnh sát giao thông - Công an các địa phương đã thực hiện chuyên đề kiểm soát xe đưa, đón công nhân. 

{keywords}

Tài xế Triệu Văn Hiếu sử dụng GPLX giả chở công nhân đi làm. Ảnh: Ong Tú

Sáng 9/8, Đội Cảnh sát giao thông Công an huyện Yên Dũng (Bắc Giang) do Đại úy Ong Tuấn Tú làm tổ trưởng thực hiện nhiệm vụ tại đường tỉnh 293 thuộc địa phận thị trấn Tân An. Quá trình kiểm soát đã phát hiện tài xế Dương Đăng Hải (SN 1983) trú tại xã Lan Mẫu (Lục Nam) điều khiển xe ô tô 16 chỗ BKS 29B-300.30 chở 2 hành khách. Lái xe không có hợp đồng vận chuyển còn vi phạm nồng độ cồn. Kiểm tra GPLX, bằng các biện pháp nghiệp vụ, tổ công tác phát hiện có dấu hiệu làm giả. Đấu tranh, Hải khai nhận mua GPLX giả trên mạng xã hội với giá 5 triệu đồng.

Cũng ca trực của Đại úy Ong Tuấn Tú, tại Quốc lộ 17 đoạn qua địa bàn xã Tiền Phong ngày 13/9, khi dừng kiểm tra xe ô tô BKS 98F-002.59 do lái xe Triệu Văn Hiếu (SN 1995) trú tại xã Đồng Vương (Yên Thế) điều khiển, phát hiện Hiếu sử dụng GPLX giả (mua 4 triệu đồng trên Facebook). Xe chở 4 công nhân đang trên đường từ huyện Yên Thế đến Công ty TNHH Luxshare, Khu công nghiệp Vân Trung (Việt Yên) trên quãng đường khoảng 30 km.

Tương tự, sáng 14/9, tại tỉnh lộ 293, thuộc xã Tân Tiến, Đội Cảnh sát giao thông Công an TP Bắc Giang kiểm tra ô tô khách BKS 51B-260.62 do Chu Xuân Huy (SN 1986), trú tại thị trấn An Châu (Sơn Động) điều khiển, phát hiện lái xe sử dụng GPLX giả. Đáng chú ý trên xe đang chở 57 công nhân (quá 10 người so với quy định). Đấu tranh nóng, Huy khai mua GPLX trên mạng Internet nhằm qua mắt lực lượng chức năng và trốn tránh việc xử lý vi phạm.

Ở một vụ việc khác, chiều 17/9 trên tuyến đường Hồ Chí Minh thuộc địa bàn tỉnh Đăk Nông, tài xế Nguyễn Văn Đại (SN 1984), trú tại xã Hương Lâm (Hiệp Hòa) bị phát hiện dùng GPLX giả khi đang điều khiển ô tô tải BKS 60C-560.68. Đại chính là đối tượng bị Công an huyện Hiệp Hòa truy nã toàn quốc về tội cố ý gây thương tích vào năm 2020. Sau khi bị khởi tố, Đại bỏ trốn khỏi địa phương. Để kiếm sống, y mua GPLX ô tô tải giả rồi xin làm lái xe thuê cho một DN tư nhân ở tỉnh Bình Dương.

Vậy GPLX ô tô giả này nguồn gốc ở đâu? Ai làm? Việc lý người dùng giấy giả như thế nào? Qua tìm hiểu cho thấy, từ ngày 1/1/2020, thực hiện Nghị định số 100 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, rất nhiều người vi phạm bị lập biên bản xử lý nhưng không đến nộp phạt để nhận lại giấy tờ. Nhằm đối phó với lực lượng chức năng, nhiều người đã liều mua GPLX giả. 

"Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức bị phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm"- Điều 341, Bộ luật Hình sự.

Trên nhiều trang web, mạng xã hội công khai dịch vụ với những lời mời chào hấp dẫn như: “Nếu bạn đang tìm hiểu học bằng lái xe thì bạn sẽ hiểu học mất thời gian như thế nào... 

Bạn còn có thể phải thi nhiều lần nếu bị đánh trượt. Vậy nên hãy mua bằng lái xe ngay với giá chỉ từ 3 triệu đồng”; hoặc “Làm nhanh, uy tín, có hồ sơ gốc, chuyển phát tận nơi”… Khai thác thông tin từ các trường hợp vi phạm, được biết chỉ cần gửi ảnh, chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân cho các đối tượng rao bán, trả tiền qua bưu điện, khoảng chục ngày sẽ nhận được GPLX làm giả nhưng tinh vi như thật.

Trung tá Thân Văn Cường, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông Công an huyện Yên Dũng nhận định: Việc sử dụng GPLX giả không những vi phạm các quy định của pháp luật mà còn tiếp tay cho các đối tượng sản xuất, tiêu thụ các loại giấy tờ giả nhằm trục lợi. Người sử dụng GPLX giả không được đào tạo cơ bản về luật, kỹ năng lái xe… tại các trung tâm đào tạo, sát hạch sẽ không nắm rõ các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, kỹ năng xử lý khi có tình huống xảy ra.

Qua công tác tuần tra kiểm soát, gần đây Công an huyện mới phát hiện hai trường hợp trên. Đáng lưu ý là các đối tượng sử dụng GPLX ô tô giả để chở khách, nếu xảy ra tai nạn hậu quả sẽ khôn lường. 

Căn cứ hành vi vi phạm của lái xe, Công an huyện đã ra quyết định xử phạt hành chính mỗi trường hợp 5 triệu đồng; tịch thu GPLX giả; đồng thời chỉ đạo Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ xác minh, làm rõ có hành vi sản xuất, mua bán, làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức hay không để xử lý theo quy định. 

Tuy nhiên, theo Trung tá Đào Hữu Thái, Phó đội trưởng, mặc dù đã tích cực điều tra xác minh nhưng do các đối tượng giao dịch trên mạng xã hội facebook, zalo không để lại thông tin. Vì vậy đến nay đơn vị chưa xác định được đối tượng làm GPLX giả.

Để ngăn ngừa tình trạng sử dụng GPLX giả, lực lượng cảnh sát giao thông đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo người dân không mua, không sử dụng GPLX giả. Các DN kinh doanh vận tải cần kiểm tra kỹ điều kiện của lái xe khi ký hợp đồng lao động, không để các trường hợp không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Lực lượng chức năng, nhất là cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông tăng cường tuần tra kiểm soát, phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Có ý kiến đề xuất, những trường hợp sử dụng GPLX giả sẽ cấm vĩnh viễn không được lái xe.

Tuấn Minh

Bắc Giang: Tài xế ô tô chở công nhân sử dụng giấy phép lái xe giả
(BGĐT) - Kiểm tra xe ô tô chở công nhân, Cảnh sát giao thông Công an huyện Yên Dũng (Bắc Giang) phát hiện một lái xe sử dụng giấy phép lái xe giả mua trên mạng xã hội với giá 4 triệu đồng.
Bắc Giang: Sử dụng giấy phép lái xe ô tô giả chở khách
(BGĐT) - Cảnh sát giao thông Công an huyện Yên Dũng (Bắc Giang) vừa phát hiện một tài xế sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) ô tô giả, đang chở hành khách trên xe ôtô BKS 29B-300.30.
Thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử có thay thế được giấy phép lái xe?
Thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip điện tử có thể tích hợp thêm nhiều thông tin về bảo hiểm y tế, bằng lái xe,... Vậy khi tham gia giao thông, người dân có cần mang theo giấy phép lái xe nữa không?
Năm 2021, thi sát hạch giấy phép lái xe ôtô sẽ có 4 bài thi
Từ 1/1/2021, người học và thi sát hạch giấy phép lái xe ôtô phải học và thi 4 bài thi. Trong đó, nội dung thi thêm là phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông trên thiết bị mô phỏng.
Cố vượt khi tàu hỏa đến, tài xế bị tước giấy phép lái xe
Tài xế Ngô T. L (40 tuổi, trú tại quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) mặc dù tàu hoả đang đến, song vẫn lái taxi vượt qua đường ray.
Đề nghị tước giấy phép lái xe vĩnh viễn đối với lái xe sử dụng ma tuý
Đại biểu Quốc hội Bùi Quốc Phòng, đoàn Thái Bình đề xuất tước giấy phép lái xe vĩnh viễn với lái xe sử dụng ma tuý.
Dương tính với ma túy, tài xế bị tước giấy phép lái xe 24 tháng, phạt tới 30 triệu đồng
Sáng 12/10, Trung tá Nguyễn Trường Sơn, Đội trưởng Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2 (Đội 2), Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, Cục Cảnh sát Giao thông (Bộ Công an) cho biết, qua công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, một tổ công tác của đơn vị đã phát hiện tài xế điều khiển ô tô con loại 5 chỗ dương tính với ma túy.
Làm giấy phép lái xe giả: Tiền mất, tật mang
(BGĐT) - Nắm được tâm lý của nhiều người dân muốn nhanh chóng có giấy phép lái xe (GPLX) mà không phải đi học, một số đối tượng đã quảng cáo trên mạng xã hội về nội dung này với cam kết bảo đảm uy tín. 
 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...