Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 29 °C / 26 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Pháp luật
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Điều tra bổ sung vụ án cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang

Cập nhật: 16:27 ngày 26/05/2022
Viện KSND Tối cao yêu cầu điều tra bổ sung vụ án cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang thiếu trách nhiệm để Công ty Dược Cửu Long hưởng hơn 3,84 triệu USD khi sản xuất thuốc cúm H5N1.
{keywords}

Cựu Thứ trưởng Y tế Cao Minh Quang. 

Quyết định được Viện KSND Tối cao ban hành ngày 23/5, thời gian điều tra bổ sung không quá hai tháng. Viện KSND Tối cao cho rằng cần làm rõ hành vi sai phạm có dấu hiệu thiếu trách nhiệm của ông Nguyễn Việt Hùng, cựu Cục Phó Cục quản lý Dược, Bộ Y tế, trong việc kiểm tra Công ty Dược Cửu Long. Từ đó dẫn đến việc Công ty Dược Cửu Long giữ lại 3,84 triệu USD mà không báo cáo Bộ Y tế.

Ông Hùng vừa bị tuyên 3 năm tù trong vụ án VN Pharma mua bán thuốc ung thư giả.

Viện KSND Tối cao còn yêu cầu Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) tiếp tục đôn đốc giải mật tài liệu để làm căn cứ giải quyết vụ án. Trước đó, tại kết luận điều tra, C03 cho rằng trong hồ sơ vụ án có một số văn bản thuộc tài liệu bí mật nhà nước nên đã đề nghị Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Tài chính thực hiện song chưa có kết quả.

Trong vụ án này, ông Quang cùng ba cấp dưới ở Bộ Y tế là ông Nguyễn Nam Liên, cựu Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính; Dương Huy Liệu, cựu Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính; Phạm Thị Minh Nga, cựu Kế toán trưởng Ban quản lý kế hoạch phòng chống dịch cúm A, bị C03 đề nghị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 3 Điều 360 Bộ luật Hình sự.

Cùng vụ án, C03 đề nghị truy tố Lương Văn Hóa, Tổng Giám đốc Công ty Dược Cửu Long cùng ba người dưới quyền là Nguyễn Thanh Tòng, cựu Phó Tổng Giám đốc phụ trách tài chính; Nguyễn Văn Thanh Hải, nguyên Kế toán trưởng và Ngô Hữu Hiếu Nghĩa, cựu Giám đốc Chi nhánh TP Hồ Chí Minh kiêm Giám đốc Xuất nhập khẩu về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự.

Theo kết luận, năm 2005, dịch cúm A (H5N1) diễn biến phức tạp nên Bộ Y tế đặt mục tiêu đến 30/6/2006 sẽ dự trữ đủ 30 triệu viên Oseltamivir. Bộ Y tế sau đó được Chính phủ giao nhiệm vụ mua, dự trữ thuốc và phối hợp cùng Bộ Tài chính thẩm định, phê duyệt giá thuốc sản xuất trong nước để mua theo kế hoạch.

Khi triển khai, Bộ Y tế thành lập Hội đồng thẩm định cơ sở và lựa chọn Công ty Dược Cửu Long tham gia sản xuất thuốc Oseltamivir. Cơ quan liên ngành sau nhiều lần thẩm định đã thống nhất giá mỗi viên Oseltamivir hơn 27.000 đồng.

Đầu năm 2006, dịch H5N1 cơ bản được khống chế nên Bộ Y tế điều chỉnh giảm số lượng thuốc Oseltamivir dự trữ, trong đó hợp đồng mua với Công ty Dược Cửu Long giảm từ 13 triệu xuống 5 triệu viên.

Từ tháng 2 đến tháng 4/2006, Công ty Dược Cửu Long đã nhập 520 kg nguyên liệu Oseltamivir với giá 9,1 triệu USD của Công ty Mambo (Singapore). Công ty Dược Cửu Long đã thanh toán 5,25 triệu USD cho bên bán, còn lại 3,84 triệu USD (tương đương hơn 61 tỷ đồng) được trả chậm 6 tháng kể từ ngày nhận hàng.

Nguyên liệu nhập về, Công ty Dược Cửu Long sản xuất được 2,5 triệu viên, còn lại lưu trữ dưới dạng nguyên liệu 257 kg. Do giá nguyên liệu giảm, Tổng Giám đốc Hóa đã chỉ đạo cấp dưới đề nghị Công ty Mambo "bớt" số tiền còn lại. Việc này ông Hóa không báo cáo Bộ Y tế.

Căn cứ hồ sơ nhập hàng, Bộ Y tế đã nhiều lần thanh toán cho Công ty Dược Cửu Long với tổng số tiền hơn 143 tỷ đồng. Số tiền này chưa bao gồm chi phí gia công của 257 kg nguyên liệu chưa sản xuất.

Năm 2007, để thanh quyết toán kinh phí phòng chống dịch, bà Nga đã trình ông Liệu và Liên ký biên bản thanh lý hợp đồng với Công ty Dược Cửu Long. Cả ba người này bị cho rằng đã không rà soát, không phát hiện Công ty Dược Cửu Long được giảm giá 3,84 triệu USD.

Một năm sau, Bộ Y tế thành lập ban chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan thuốc cúm do Thứ trưởng Cao Minh Quang làm trưởng ban. Tuy nhiên ông Quang đã không chỉ đạo kiểm tra, làm rõ khoản tiền 3,84 triệu USD mà Công ty Dược Cửu Long nợ nhà cung cấp trước khi báo cáo Chính phủ.

Kết quả điều tra xác định, đến nay Công ty Dược Cửu Long vẫn chưa thanh toán hết tiền mua nguyên liệu Oseltamivir cho Công ty Mambo. Khi được hỏi về quan điểm xử lý, Bộ Tài chính cho rằng, đây là khoản chênh lệch giá nên về nguyên tắc thì Công ty Dược Cửu Long phải nộp lại cho ngân sách nhà nước.

Về trách nhiệm dân sự, Công ty Dược Cửu Long bị đề nghị phải nộp lại ngân sách nhà nước 3,84 triệu USD. Bị can Hóa và các đồng phạm ở Cửu Long có trách nhiệm liên đới bồi thường số tiền này.

Bộ Y tế hướng dẫn các biện pháp phòng, chống tạm thời bệnh đậu mùa khỉ
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến 25/5/2022, thế giới đã ghi nhận hơn 158 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, 117 trường hợp nghi ngờ tại 19 quốc gia và chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Để tăng cường giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế có Công văn 551/DP-DT gửi các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Vĩnh Phúc: Sập nhà do sạt lở đất làm 4 người thương vong
Trong lúc người dân dọn dẹp, khắc phục ảnh hưởng do đợt mưa lớn gây ra, một vụ lở đất bất ngờ xảy ra làm sập một ngôi nhà tại khu vực đồi núi xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc khiến 3 người tử vong, 1 người bị thương.
Hiệp Hòa: Hai trạm biến áp bị ảnh hưởng bởi mưa lũ đã được cấp điện trở lại
(BGĐT) - Mưa lớn kéo dài mấy ngày qua khiến nước sông Cầu dâng cao làm ngập một số hòm công tơ cấp điện cho người dân và đường dây 0,4kV ở xã Mai Trung và Mai Đình (Hiệp Hòa).

Theo VnExpress

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...