Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Pháp luật
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án: Tiếp tục tuyên truyền, tháo gỡ khó khăn

Cập nhật: 10:39 ngày 01/08/2022
(BGĐT) - Sau hơn một năm thi hành Luật Hòa giải, đối thoại (HGĐT) tại tòa án, hoạt động của tòa án hai cấp tỉnh Bắc Giang đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy vậy, tỷ lệ hòa giải thành chưa cao; việc triển khai một số quy định của Luật còn vướng mắc.   

Luật HGĐT tại tòa án năm 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021. Mục đích của Luật giúp các bên đương sự thỏa thuận, giải quyết mâu thuẫn trên nguyên tắc tự nguyện (hòa giải tiền tố tụng). Qua đó sẽ gìn giữ được tình cảm, mối quan hệ giữa các bên liên quan, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

{keywords}

Hòa giải viên thực hiện hòa giải, đối thoại tại TAND huyện Yên Dũng.

Bám sát hướng dẫn của TAND Tối cao, TAND tỉnh đã tuyên truyền, phổ biến quy định của Luật đến đông đảo cán bộ, nhân viên; nghiên cứu, lựa chọn, bổ nhiệm 4 hòa giải viên cấp tỉnh và 40 hòa giải viên cấp huyện để trực tiếp tham gia HGĐT tại tòa án. Nhìn chung, các hòa giải viên đều am hiểu pháp luật, có kỹ năng giải thích, tư vấn, tuyên truyền.

Tuy nhiên, kết quả HGĐT còn khiêm tốn. Các vụ việc hòa giải phần lớn liên quan đến lĩnh vực hôn nhân, gia đình; tranh chấp đất đai; hợp đồng vay tài sản; hợp đồng tín dụng. Vì dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự thỏa thuận, không ép buộc nên nhiều việc đương sự thiếu hợp tác, nghĩ rằng đã ra tòa phải nhờ pháp luật xử lý nghiêm minh, chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, mục đích của việc HGĐT. 

Ông Nguyễn Văn Hộ, hòa giải viên TAND huyện Yên Dũng chia sẻ, hơn một năm nay, ông cùng 3 hòa giải viên của TAND huyện chỉ hòa giải thành 37 vụ trong tổng số 240 đơn đủ điều kiện HGĐT. Nguyên nhân chính là do nhiều trường hợp vắng mặt ở nơi cư trú, không đến làm việc, không cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu; các bên chưa tìm được tiếng nói chung…

Từ ngày 1/10/2021 đến nay, tòa án hai cấp thụ lý gần 6 nghìn đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. Trong đó, đã chuyển hơn 1,1 nghìn vụ việc sang thủ tục HGĐT. Kết quả đã HGĐT thành gần 400 vụ (đạt 34%).

Những năm qua, TAND TP Bắc Giang luôn tiếp nhận số lượng đơn khởi kiện cao nhất tỉnh. Từ ngày 1/10/2021 đến nay, đơn vị thụ lý 788 việc đủ điều kiện HGĐT nhưng 684 việc đương sự không đồng ý hòa giải. 

Ông Nguyễn Đình Huân, hòa giải viên TAND TP lý giải, phần lớn các vụ việc xuất phát từ mâu thuẫn đất đai, kinh doanh, thương mại phức tạp cần nhiều thời gian, sự phối hợp để thu thập tài liệu, chứng cứ. 

Thế nhưng đương sự không hợp tác nên nhiều vụ việc đã được tòa án chuyển sang giải quyết theo thủ tục tố tụng. Ví như trường hợp của ông Lê Văn H tranh chấp đất đai với ông Nguyễn Đình T cùng ở phường Thọ Xương (TP Bắc Giang). Hai bên đều cho rằng phần đất giáp ranh gần 30 m2 là của hộ gia đình mình, không bên nào chấp nhận thương lượng, không thể HGĐT nên vụ việc đã được đưa ra xét xử theo quy định.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ công tác HGĐT chưa bảo đảm như ở TAND các huyện: Hiệp Hòa, Sơn Động; một số nơi còn thiếu hòa giải viên làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, kết quả công tác này.

Qua thực tiễn cho thấy việc triển khai Luật HGĐT tại tòa án năm 2020 còn gặp khó khăn. Ông Thân Văn Hiếu, Phó Chánh án TAND huyện Yên Dũng dẫn chứng, Luật quy định thẩm phán tham gia phiên họp ghi nhận kết quả HGĐT, nếu hòa giải không thành thì thẩm phán đó không được tiếp tục giải quyết theo trình tự tố tụng là chưa phù hợp với thực tế. Số việc thụ lý ở tòa án hai cấp ngày càng tăng trong khi thiếu thẩm phán. 

Nếu để một thẩm phán nắm xuyên suốt vụ việc thì quá trình giải quyết sẽ thuận lợi hơn. Luật HGĐT tại tòa án năm 2020 cũng chưa có hướng dẫn cụ thể, thống nhất để thực hiện các thủ tục chi trả kinh phí cho hòa giải viên; ghi biên bản hòa giải thành nhằm phục vụ thống kê, báo cáo. Quy định thời hạn ra quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả HGĐT thành là 15 ngày. Thời gian này là nhiều so với các vụ ly hôn có tính chất đơn giản…

Hoạt động HGĐT tại tòa án được thực hiện hiệu quả sẽ hóa giải mâu thuẫn; các bên không mất án phí, tiết kiệm thời gian, công sức. Cùng đó giảm áp lực xét xử cho tòa án; các thẩm phán có điều kiện tốt hơn để tập trung nghiên cứu, giải quyết những vụ án phức tạp. 

Vì thế, thời gian tới, tòa án hai cấp trong tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật HGĐT tại tòa án thông qua các phương tiện truyền thông, giúp người dân hiểu rõ quy định, ý nghĩa của Luật. Tại trụ sở làm việc của các đơn vị niêm yết danh sách hòa giải viên, có cán bộ tiếp dân, văn phòng hướng dẫn công dân tham gia HGĐT, lựa chọn hòa giải viên khi vụ việc đủ điều kiện.

Hiện nay, TAND tỉnh đang hoàn thiện các thủ tục để bổ nhiệm thêm 6 hòa giải viên. Đồng thời tăng cường tập huấn, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Đối với những bất cập trong Luật, TAND tỉnh đã có kiến nghị, đề xuất TAND Tối cao và các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn nhằm giúp việc triển khai, thi hành Luật HGĐT tại tòa án đạt hiệu quả cao hơn.

Bài, ảnh: Mạc Yến

Bồi dưỡng nghiệp vụ cho hơn 500 cán bộ, hòa giải viên
(BGĐT) - Trong ba ngày (từ 25 đến 27/4), Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở tại các huyện Lục Nam, Việt Yên và Lạng Giang cho hơn 500 cán bộ làm công tác mặt trận ở khu dân cư, hòa giải viên tiêu biểu trên địa bàn.
Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở
(BGĐT) - Ngày 9/2, Sở Tư pháp, Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy ký kết chương trình phối hợp nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và hòa giải ở cơ sở giai đoạn 2022-2026 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 
Hòa giải trong tố tụng dân sự: Khuyến khích đương sự tự thỏa thuận
(BGĐT) -  Năm vừa qua, dù tác động bởi dịch Covid-19 nhưng TAND hai cấp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã hoàn thành tốt chỉ tiêu xét xử. Trong quá trình giải quyết án, TAND hai cấp đã chú trọng tới công tác hòa giải trong tố tụng dân sự.
Kịp thời hòa giải mâu thuẫn, phòng ngừa trọng án
(BGĐT)- Nhằm phòng ngừa các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, mất an ninh trật tự (ANTT), Công an tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, có sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương và huy động quần chúng cùng tham gia.  
Phát huy vai trò hòa giải viên trong giải quyết tranh chấp
(BGĐT) - Hòa giải tại TAND là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự. Thực hiện nhiệm vụ này, trong quá trình giải quyết án, TAND hai cấp trên địa bàn tỉnh đã chú trọng công tác hòa giải giữa các đương sự, phát huy tốt vai trò của các hòa giải viên nhằm giảm áp lực xét xử. 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...