Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Pháp luật
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đưa pháp luật đến người dân vùng lòng hồ

Cập nhật: 18:22 ngày 26/08/2022
(BGĐT) - Ở  bốn xã vùng lòng hồ Cấm Sơn gồm: Hộ Đáp, Sơn Hải, Cấm Sơn và Tân Sơn (Lục Ngạn - Bắc Giang), công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được chính quyền các cấp, ngành đặc biệt quan tâm. Nhiều mô hình, cách làm hay đã góp phần đưa luật tới gần hơn với người dân.

Bốn xã vùng lòng hồ có hơn 23 nghìn nhân khẩu, chủ yếu là người dân tộc Nùng, Tày. Dân cư sống rải rác, giao thông không thuận lợi, một số thôn bị chia cắt, cách xa trung tâm xã; nhận thức pháp luật của người dân không đồng đều. Vì thế, việc tuyên truyền pháp luật gặp nhiều khó khăn. 

{keywords}

Tuyên truyền pháp luật tại thôn Cái Cặn, xã Hộ Đáp (Lục Ngạn).

Nhờ sự vào cuộc mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, sự đồng thuận của người dân nên thời gian qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở vùng lòng hồ đã đạt kết quả nổi bật.

Ở cả bốn xã, hiện có mô hình “Loa tuyên truyền di động” được triển khai từ nhiều năm. Như xã Hộ Đáp, mỗi thôn bố trí từ 2 đến 3 loa truyền thanh cố định phục vụ tuyên truyền, ngoài ra còn sử dụng các loa di động trong những dịp cao điểm. Thôn Hợp Thành cách trung tâm xã 14 km đường bộ, đi thuyền cũng mất hơn 20 phút, địa hình khó khăn nên việc sử dụng loa di động để tuyên truyền rất hiệu quả. 

Anh Chu Văn Viền, Phó trưởng thôn kiêm Bí thư Chi đoàn cho biết: “Trong tháng cao điểm phòng, chống tệ nạn ma túy (tháng 6); Tháng an toàn giao thông (tháng 9) hay Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11; các dịp lễ, Tết… tôi và một số đoàn viên đi xe máy mang theo loa rong ruổi quanh thôn để phổ biến những quy định của pháp luật cho gần 160 hộ gia đình. 

Nội dung tuyên truyền bám sát các văn bản hướng dẫn của cấp trên. Sau khi phát trên loa, chúng tôi đi thêm vài vòng quanh thôn để nếu gặp người dân sẽ phổ biến lại, giải đáp ngay cho những ai chưa hiểu”. 

Theo chị Hoàng Thị Lan, người dân thôn Hợp Thành, việc tuyên truyền qua hệ thống loa khá hiệu quả, người dân làm trên nương, rẫy vẫn nắm được quy định pháp luật. Điển hình như việc nghe tuyên truyền qua hệ thống loa, người dân trong thôn quan tâm nhắc nhở con em phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện, mặc áo phao nếu đi thuyền.

Xã Sơn Hải có 5 thôn, Hộ Đáp có 6 thôn, Cấm Sơn có 7 thôn và Tân Sơn 12 thôn. Mỗi thôn phân chia thành nhiều cụm dân cư để hoạt động hiệu quả, trong đó có việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Đơn cử 7 thôn ở xã Cấm Sơn được chia thành 32 “Cụm dân cư an toàn”. 

Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Cấm Sơn Nông Văn Phụng cho hay: “Những năm trước, trên địa bàn xảy ra tình trạng đánh bạc trong đám cỗ, thanh niên gây gổ, sử dụng súng tự chế. 

Ban lãnh đạo thôn, các cụm trưởng, người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã đến từng nhà tuyên truyền, vận động nên tình trạng này được kiềm chế, giảm dần. Từ đầu năm đến nay, toàn xã không có đơn thư, khiếu kiện. Một số vụ mâu thuẫn, tranh chấp sớm hòa giải thành, giữ được tình làng, nghĩa xóm”.

Được biết, hằng năm, Phòng Tư pháp huyện Lục Ngạn tham mưu cho Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật huyện xây dựng các nội dung tuyên truyền, bám sát các chương trình, đề án của T.Ư, của tỉnh và phù hợp với thực tiễn từng địa phương. 

Đối với các xã vùng lòng hồ, ngành Tư pháp tập trung tuyên truyền vào lĩnh vực đất đai; bảo đảm an toàn giao thông đường thủy; phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết; những thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng; vận động đẩy lùi hủ tục, tham gia bảo hiểm xã hội…

Đối với các xã vùng lòng hồ, nội dung thường tập trung vào lĩnh vực đất đai; bảo đảm an toàn giao thông đường thủy; phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết; những thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng; tuyên truyền người dân không xả rác xuống hồ, không đánh bắt cá bé; vận động đẩy lùi hủ tục, tham gia bảo hiểm xã hội…

Đồng thời, phối hợp tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thôn, công chức Tư pháp - Hộ tịch, người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng lòng hồ. Cán bộ chuyên môn của Sở Tư pháp, Ban Dân tộc, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh cũng thường xuyên “cắm bản”, tập huấn, trợ giúp pháp lý miễn phí để đưa pháp luật đến gần hơn với người dân. 

Cả hệ thống chính trị vào cuộc theo phương châm “Mưa dầm thấm lâu” giúp nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho người dân. Internet phủ sóng nên nhiều người cũng chủ động tìm hiểu thông tin để hạn chế vi phạm pháp luật. 

Anh Chu Văn Thơm, thôn Bả, xã Cấm Sơn chia sẻ: “Mỗi ngày, tôi đều dành thời gian đọc báo thông qua điện thoại thông minh. Tôi thường quan tâm đến các chính sách, quy định mới liên quan đến vùng dân tộc thiểu số, các vụ việc vi phạm pháp luật, qua đó phòng tránh cho bản thân và gia đình”.

Để công tác tuyên truyền pháp luật ở vùng lòng hồ có hiệu quả, theo ông Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, ngành Tư pháp tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tạo điều kiện để người dân tiếp cận pháp luật thuận tiện, dễ dàng. 

Thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao trình độ, kỹ năng cho đội ngũ làm công tác này, coi trọng vai trò của các tổ hòa giải, hòa giải viên, người có uy tín ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bài, ảnh: Mạc Yến

Đánh thức vùng lòng hồ Cấm Sơn
(BGĐT) - Những năm gần đây, cuộc sống của người dân 4 xã vùng lòng hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn - Bắc Giang) gồm: Cấm Sơn, Hộ Đáp, Sơn Hải và Tân Sơn đã có bước cải thiện. Tuy nhiên, nhiều hộ vẫn đối mặt khó khăn như: Thiếu vốn, thiếu đất sản xuất nên thu nhập bấp bênh, tỷ lệ hộ nghèo cao, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước.  
Cử tri vùng lòng hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn) thực hiện quyền công dân
(BGĐT) - Mặc dù là vùng có hệ thống giao thông khó khăn, nhiều nơi phải đi bằng thuyền nhưng cử tri các xã vùng lòng hồ của huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), như: Cấm Sơn, Hộ Đáp, Sơn Hải đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 bảo đảm thời gian và nghiêm túc thực hiện phòng, chống dịch Covid-19.

Bắc Giang: Nâng cao kiến thức pháp luật về bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp
(BGĐT) - Ngày 25/8, Sở Tư pháp phối hợp với Ban Quản lý Các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị tập huấn kiến thức pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH) cho cán bộ, lãnh đạo doanh nghiệp (DN). 
Triển khai công tác đặc xá bảo đảm công khai, dân chủ, đúng pháp luật
Chiều 22/8, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc với Thường trực Hội đồng Tư vấn đặc xá và một số cơ quan liên quan, kiểm tra việc tổ chức thực hiện đặc xá theo Quyết định số 766 của Chủ tịch nước về đặc xá năm 2022.
Tư vấn pháp luật và tuyên truyền thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng cho công nhân
(BGĐT) - Tối 12/8, tại UBND xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên (Bắc Giang), Nhà Văn hóa Lao động tỉnh chủ trì phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Việt Yên, Nhà hát Chèo Bắc Giang tổ chức chương trình tuyên truyền, tư vấn pháp luật và giao lưu văn nghệ cho gần 200 công nhân lao động, chủ nhà trọ trên địa bàn xã.

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...