Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Pháp luật
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Cảnh giác thủ đoạn mạo danh người nước ngoài lừa đảo gửi quà về Việt Nam

Cập nhật: 20:25 ngày 27/12/2022
Ngày 27/12, Bộ Công an thông tin, nhiều ngày qua, đã nở rộ thủ đoạn mạo danh người nước ngoài kết bạn qua mạng xã hội rồi chiếm đoạt tài sản qua việc sẽ gửi quà về Việt Nam.
{keywords}

Theo Bộ Công an, dù không phải cách thức lừa đảo mới nhưng vẫn có nạn nhân sập bẫy. Theo thông tin cảnh báo, các hình thức phổ biến nhất gồm có lừa đảo qua điện thoại, tin nhắn, hoặc qua mạng xã hội từ các cá nhân tự xưng là công dân Mỹ đang đóng quân tại nước ngoài mạo danh là thành viên quân đội Mỹ, nhà thầu quân đội hoặc nhân viên công ty - tổ chức quốc tế có văn phòng tại Việt Nam. Các đối tượng sẽ thuyết phục các nạn nhân chuyển tiền cho chúng bằng cách tạo dựng mối quan hệ bạn bè, tình cảm hoặc hợp tác kinh doanh qua mạng để rồi sau đó lợi dụng mối quan hệ đó để lừa tiền.

Qua mô tả của nạn nhân, các đối tượng lừa đảo thường tạo cho mình vỏ bọc là người có ngoại hình đẹp, có công việc đàng hoàng tử tế, cuộc sống giàu sang. Sau một thời gian quen biết, trò chuyện, các đối tượng lừa đảo sẽ ngỏ ý gửi các món quà đắt tiền, có giá trị lớn về Việt Nam.

Những món quà này thường là các vật có giá trị như tiền, vàng, đồ trang sức… Nếu suy nghĩ kỹ, rất dễ nhận ra dấu hiệu bất thường ở đây là hai người lạ chưa từng gặp mặt không thể tin tưởng để gửi quà có giá trị. Tuy nhiên, do đã bị dụ dỗ với những lời hứa hẹn ngon ngọt, nạn nhân vẫn nghe theo.

Sau đó, các đối tượng thông tin đang gặp rắc rối về thủ tục nhận quà, phải nộp tiền để chuộc. Sau khi khai thác được thông tin về số điện thoại, địa chỉ… của nạn nhân, các đối tượng lừa đảo sẽ lấy danh nghĩa của công ty giao hàng, nhân viên hải quan hoặc ngân hàng gọi điện yêu cầu nộp phí vận chuyển, thuế hải quan, nộp phạt vì một lý do nào đó.

Sau khi nạn nhân sập bẫy và chuyển khoản tiền vào số tài khoản lạ, các đối tượng lừa đảo sẽ lập tức “bốc hơi” khỏi mạng xã hội…

Cơ quan công an khuyến cáo, người dân cần cảnh giác, không nên tin vào những người bạn nước ngoài trên mạng xã hội khi chưa xác minh đầy đủ thông tin về họ; không chuyển tiền vào các tài khoản do những người này yêu cầu và trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất để được giải quyết.

Khi biết mình bị lừa, để giúp cho việc điều tra được thuận lợi, nạn nhân cần thu thập tất cả thông tin có liên quan như tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa chuyển khoản… cung cấp đầy đủ cho cơ quan công an.

Lừa đảo chiếm đoạt 2,9 tỷ đồng, một bị cáo ở Bắc Giang lĩnh 15 năm tù
(BGĐT) - Tại phiên tòa ngày 23/12 do TAND tỉnh Bắc Giang tổ chức, bị cáo Trần Thị Xa (SN 1984) ở thôn Tú Điện, xã Phú Hòa, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) thừa nhận bản thân đã thực hiện hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản. 
Bắt cặp vợ chồng lừa đảo chiếm đoạt hơn 370 tỷ đồng
Vay tiền của nhiều người đầu tư đất nhưng thua lỗ, vợ chồng Hoàng và Nguyên tiếp tục vay để trả tiền gốc, lãi và kinh doanh. Đến thời hạn, cả hai mất khả năng trả và chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng.
Bắc Giang: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, một bị cáo lĩnh 17 năm tù
(BGĐT)- Khi còn là cán bộ ngân hàng, Phạm Thị Phượng (SN 1988), trú tại tổ dân phố Đoàn Kết, thị trấn Tây Yên Tử (Sơn Động) đã lợi dụng lòng tin của nhiều người, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tổng số tiền gần 47 tỷ đồng.
Lừa đảo và làm giả tài liệu, nhận án 13 năm tù
(BGĐT) - Ngày 30/11, TAND tỉnh Bắc Giang xét xử vụ án, bị cáo là Nguyễn Văn Đức (SN 1982), trú tại thôn Tân Phú, xã Ngọc Châu (Tân Yên) về hai tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Khi nhận cuộc gọi lừa đảo, nhắn tin đến đầu số 156 phản ánh như thế nào?
Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các doanh nghiệp viễn thông thống nhất sẽ tiếp nhận phản ánh cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo thông qua đầu số 156.
Theo Hà Nội Mới
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...