Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Phóng sự - Khám phá
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lộc rừng Suối Đấy

Cập nhật: 08:40 ngày 18/01/2019
(BGĐT) - Hơn mười năm trước tôi đã vài lần ngược đường rừng Phong Minh, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) để mắt thấy tai nghe về một nhóm người ở bản Tày Suối Đấy. Ở đấy có những gương mặt “buồn như đất” từ lâu biệt lập với cộng đồng, không lớp học, không nhà hộ sinh, không cả đường đi bộ. Ở đấy có ông hơn 20 năm gánh vác công việc trưởng thôn chỉ vì “mỗi mình bác biết chữ”...

Những ngày này, tôi lại ngược đường lên Suối Đấy, nhưng không phải lên với heo hút ngàn trùng như ngày ấy. Lý do, hơn 30 con người của 7 hộ khi ấy được sự quan tâm của chính quyền các cấp đã vén rừng đi ra từ tăm tối để hòa nhập cùng ánh sáng văn minh. Và thay vào đó bây giờ là chàng chủ rừng trên 40 tuổi Lê Văn Đông - người "bỏ" phố Chũ lên đây lập nghiệp.

{keywords}

Anh Lê Văn Đông - Người góp phần mang lại màu xanh cho những cánh rừng.

Tôi gặp Lê Văn Đông giữa đại ngàn xanh ngắt. Mười năm trước (2009) - Đông kể - đang tuổi ngoài 30 nhưng làm ăn chật vật lắm. Buôn bán nay chợ này mai chợ nọ lúc được lúc mất. Cuộc sống bấp bênh khiến Đông nhìn trước nhìn sau, cuối cùng nhìn về phía núi rừng là thấy khả quan hơn cả. Màu xanh rừng vẫy gọi, nắng gió rừng đã quyến rũ để Đông tạm xa cuộc sống ồn ào nơi phố huyện để đi theo màu xanh khát vọng.

Thấy vậy, cả nhà Đông không ai ủng hộ. Ai đó còn cho rằng Đông bị hâm, nhà cửa vợ con đề huề chẳng ở lại thích chốn rừng hoang. Người ta tìm đường chui ra chẳng được mình lại tìm cách rúc vào. Ai nói mặc, đã quyết là Đông làm, nhưng khốn nỗi khởi đầu bao nỗi gian nan khi giống vốn chưa có, tiền bạc không nhiều, mối quan hệ xung quanh quá ư hạn hẹp. 

Khó khăn là vậy nhưng chẳng thể nào làm Đông chùn bước bởi phía trước đất rừng thôi thúc. Sau khi hoàn tất mọi thủ tục cần thiết, Đông thế chấp vay ngân hàng cả tỷ đồng để đền bù chi trả 100 ha đất rừng, đồng thời tiếp quản cùng với hỗ trợ một phần giúp bà con Suối Đấy ổn định cuộc sống khi di dời đến nơi ở mới.

Thời gian không chờ đợi khi cả trăm ha đất rừng đang chờ đợi mùa xuân, Đông thuê ngay máy xúc, máy ủi mở hàng chục km đường vào “vùng lõi”. Mặc khe sâu dốc trượt, Đông xác định con đường gian khổ cũng là con đường cứu khổ. Có con đường là mọi bế tắc sẽ được khai thông, mọi nhu cầu cần thiết được thiết lập để công việc trồng rừng sớm được triển khai. Có tiền tưởng mọi chuyện suôn sẻ nhưng bắt tay vào công việc lại không đơn giản, một số rào cản từ tư duy cục bộ bản quán xuất hiện. 

Bằng sự kiên trì bám đuổi những ý tưởng, dần dà Đông đã vượt qua. Đông gây dựng mối quan hệ gần gũi, tạo không khí thân thiện với bà con. Quy hoạch vùng sản xuất, chỗ này keo tai tượng, keo lá tràm, khu kia bạch đàn cao sản… bên cạnh là khoảnh chăn thả lợn rừng, nuôi gà bán hoang dã.

Thuê nhân công theo thời điểm mùa vụ, bình thường thuê mươi mười lăm người là ổn, cũng có khi nhu cầu công việc, Đông phải thuê tới hơn ba chục nhân công. Mùa xuân cuốc hố thả cây, sang hè thì chăm sóc bón phân, qua thu sang đông tỉa cành dọn gốc, bảo vệ trông coi. Ngoảnh đi ngoảnh lại qua 5 mùa mưa nắng, đất rừng đã trả công. 

{keywords}

Màu xanh no ấm ở Suối Đấy.

Đợt thu hoạch mới qua mang lại cho Đông một món kha khá. Hỏi cụ thể bao nhiêu, Đông không nhớ, chỉ biết rằng chi phí cho việc mở rộng đường sá, củng cố nơi ăn chốn ở cùng giống vốn tái sản xuất hết khoảng 4 tỷ đồng. Tất cả từ tiền bán sản phẩm rừng mà ra. Đông tự tin, với 100 ha rừng đang có, dù chưa đủ tuổi thu nhưng tính sơ sơ cũng cỡ 15 tỷ đồng, chỉ cần “hắng” một câu là khách tìm đến tận cửa rừng hỏi mua.

Dường như nhận thấy sự bán tín bán nghi trong tôi, Đông lôi chiếc xe máy bụi bặm giục tôi lên xe để “thực mục sở thị”. Thú thật ngồi sau Đông, tôi nơm nớp lo vì xe vừa cài số một chưa lâu lại số hai phăng phăng ngược dốc trên những đoạn đường sống trâu. Đông tự tin nhắc tôi: “Chú yên tâm vì đã 10 năm cháu thường xuyên như vậy. Cả người và xe chưa hề hấn gì”. 

Đông kể: Một lần mẹ Đông lặn lội từ phố Chũ lên thăm con về bà hãi mãi bảo đại ý, con ơi, con ăn được bao nhiêu, uống được bao nhiêu mà phải tự đày ải cái thân đến vậy. Mẹ thề có cho kẹo thì từ nay không có lần thứ hai mẹ lên đây nữa. Ấy vậy mà bất chợt trước mặt tôi đây là “tư dinh” Đông ở. Lạ quá, một căn nhà nhỏ xinh giấu mình dưới tán rừng có tivi, tủ lạnh, cả công trình vệ sinh khép kín, kia là mấy chú lợn rừng nghếch mõm ngu ngơ, là chú vện bâng quơ tiếng sủa, là ánh điện lung linh tỏa sáng, là róc rách nước theo ống dẫn về.

Ngoảnh đi ngoảnh lại qua 5 mùa mưa nắng, đất rừng đã trả công. Đợt thu hoạch mới qua mang lại cho Đông một món kha khá. Đông tự tin, với 100 ha rừng, dù chưa đủ tuổi thu nhưng tính sơ sơ cũng cỡ 15 tỷ đồng, chỉ cần “hắng” một câu là khách tìm đến tận cửa rừng.

Đông cho rằng dù giữa hồng hoang nhưng không để cỏ cây che khuất tầm nhìn. “Thế giới phẳng, bốn chấm không” vẫn phải là tiêu chí ưu tiên cần thiết. Chính vì vậy Đông không ngần ngại bỏ ra vài chục triệu đồng kéo dây 4 km mang điện từ làng Giàng (xã Phong Minh) thắp sáng cả khu rừng, làm thành bản tình ca hy vọng có thập thình tiếng nhạc tivi, tiếng suối reo bên khe suối, tiếng gà rừng gọi ánh bình minh… 

Đông rất có lý khi cho rằng sẽ dành chừng 20 ha để quy hoạch tiểu khu du lịch sinh thái, bởi đó là xu thế tất yếu khi con người ta ngày càng muốn quay về với thiên nhiên, hoa lá. Sẽ rất thú vị khi có một sơn trang hào phóng gió ngàn để mỗi cuối tuần sau lao động học tập có cái quay về mà tĩnh dưỡng, tự cải thiện sinh hoạt, tự thưởng thức những sản vật từ rừng mang lại.

Một bữa cơm giữa rừng với anh em đang cùng Đông ngày đêm cần mẫn dưới từng tán cây, thảm cỏ. Nhìn mâm cơm ấm tình sơn dã: Gà nuôi từ rừng, cá kiếm từ suối, rượu từ men lá và nước suối nguồn cất thành âm điệu râm ran chào mời dưới hanh vàng tiễn biệt mùa đông. 

Bỗng điện thoại reo, Đông nghe máy, nét mặt rạng ngời khi nghe lời vợ nhắc: “Tết đến nơi rồi nhớ bắt con lợn rừng về xả thịt mời anh em bữa”. Tôi chợt nhớ Đông có người vợ tên Hoa giỏi giang biết điều. Vâng, tôi hiểu, đâu chỉ hiếm hoi Hoa của mùa Đông mà còn có Hoa của mùa Xuân. Bởi nơi ấy là muôn vàn lộc non vươn cao đón ánh mặt trời nơi đầu nguồn Suối Đấy!

Ông Nguyễn Văn Dựng: Bốn mùa “ong thợ” giữa trời
(BGĐT) - Đợt rét đậm của tháng cuối năm làm cái lạnh dưới chân núi Huyền Đinh, xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam (Bắc Giang) thêm tê tái. Ấy vậy mà trên mái đền thờ  Vua Thần Nông- một công trình quan trọng trong quần thể khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử, ông Nguyễn Văn Dựng (SN 1953), thôn Chản Đồng, xã Yên Sơn (cùng huyện) vẫn cần mẫn như chú ong thợ, tỉ mỉ lắp ráp từng miếng ngói để sớm hoàn thiện công trình.
 
Những tấm lòng vì vùng cao yêu thương
(BGĐT) - Thầy Lê Quang Duy (SN 1981), giáo viên Trường THCS xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên (Bắc Giang) bắt đầu làm công tác thiện nguyện từ năm 2012. Đứng đầu Câu lạc bộ (CLB) thiện nguyện “Vì vùng cao yêu thương”, thầy đóng vai trò chính trong việc vận động hiện vật, kinh phí tổ chức nhiều chuyến đi vùng cao, đem đến cho người dân còn khó khăn, thiếu thốn sự sẻ chia, giúp đỡ kịp thời, góp phần tiếp thêm cho họ niềm tin yêu và nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
 
Bí ẩn giống chè cổ Tây Yên Tử
(BGĐT)- Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, xã An Lạc, huyện Sơn Động (Bắc Giang) tưởng chừng đã được con người khám phá hết. Nhưng núi rừng tự nhiên luôn ẩn giấu những điều kỳ thú mà nếu có cơ duyên sẽ biết được một phần rất nhỏ bí mật của đại ngàn. Chỉ từ một mẩu thông tin trong câu chuyện tưởng chừng như vu vơ, chúng tôi liền lên đường, bắt đầu hành trình đi tìm loài chè cổ thụ đang còn tồn tại ở rừng nguyên sinh Tây Yên Tử.
 
Kỳ bí suối nước trong vắt, cá lúc nhúc giữa rừng thẳm
Dòng nước trong vắt, nhìn rõ sỏi đá, bỗng nhiên cá ở đâu kéo đến đen kịt dòng nước, tranh cướp mồi xôn xao cả dòng nước bạc.
 
Bồng bềnh “hồ trên núi”
(BGĐT) - Chọn một ngày Chủ nhật khi thời tiết chuyển dần sang lạnh, cả nhóm mang ba lô lên hồ Cấm Sơn thuộc huyện Lục Ngạn (Bắc Giang). Chúng tôi chọn tuyến đường từ thị trấn Chũ, vượt Đèo Cạn để vào xã Sơn Hải, nếu đi xe máy hết gần ba giờ đồng hồ. 
 
Chuyện ly kỳ về rắn khổng lồ nặng 300 - 400 kg ở núi Cấm
Có người từng gặp cặp rắn khổng lồ, to bằng cây thốt nốt già, nặng chừng 300 - 400 kg, bò chắn ngang tỉnh lộ 948, từ núi Bà Đội Om sang núi Cấm, chặn đầu một chiếc xe khách.
 
"Cá chép ma" không vảy nuôi trên sông, thịt giòn như tràng lợn
Loài cá chép kỳ lạ này không những hoàn toàn không có vảy mà thịt lại thơm ngon, giòn ngọt như tràng lợn.
 

Ngô Minh Bắc

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...