Thứ ba, 16/04/2024
Bắc giang 32 °C / 24 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Phóng sự - Khám phá
Phóng sự - Khám phá
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Diện mạo mới Tân Hưng

Cập nhật: 07:00 ngày 09/11/2019
(BGĐT) - Năm 2015, xã Tân Hưng, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Nhìn đường sá thênh thang, sạch đẹp, lại được tô điểm bởi những tấm bích họa sinh động, những luống hoa tươi tắn bên đường; nhà cao tầng, biệt thự xanh đỏ, thấp thoáng ô tô tiền tỷ đậu trong sân, tôi hiểu được thành quả to lớn của chương trình xây dựng NTM.

Khởi sắc từ những con đường

Cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn đẹp như dải lụa vắt qua xã Tân Hưng hơn 3km, càng tô điểm thêm cho bức tranh tươi sáng của làng quê này. Trong hành trình xây dựng NTM ở hầu hết các địa phương, dường như tiêu chí giao thông là khó đạt hơn cả bởi vướng khâu giải phóng mặt bằng, kinh phí đầu tư lớn. 

{keywords}

Phố trong làng.

Nhưng với Tân Hưng, khi được hỏi về khó khăn này, ông Nguyễn Đức Phong, Phó Chủ tịch UBND xã lại lắc đầu: Từ những năm 2000, xã đã quan tâm đầu tư xây dựng đường bê tông, những tuyến đường chính, đường nhánh cơ bản được cứng hóa. Tuy nhiên khi ấy chiều rộng đường mới chỉ 3m, so với nhu cầu đi lại và sự phát triển của xã hội thì vẫn cần phải nâng cấp, mở rộng thêm. 

“Làm lại ngại hơn làm mới”, nhưng bằng sự quyết tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự đồng thuận của người dân trước chủ trương xây dựng nông thôn mới, Đảng ủy xã đã quán triệt trong Đảng bộ, tổ chức lễ phát động, tuyên truyền tới các ngành, đoàn thể, cả hệ thống chính trị vào cuộc. 

Đến nay hầu hết đường trục xã, liên xã, trục thôn và đường ngõ xóm đã được nhựa hóa, bê tông hóa với chiều dài gần 70km, chiều rộng từ 3,5m-5m, có nơi 6m. Tổng kinh phí 29,93 tỷ đồng. Riêng năm 2019 làm được 27 km bao trùm lên toàn bộ cốt đường cũ chứ không vá vì sẽ không bền, mất mỹ quan.

Ông Phong cho biết thêm: Tân Hưng là 1 trong 4 xã của huyện Lạng Giang được lựa chọn để xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015. Khi chủ trương, chính sách đã đi vào lòng dân rồi thì việc vận động người dân đóng góp chả có gì là khó. Bà con bảo: “Làm đẹp, làm giàu cho quê mình thì đóng bao nhiêu cũng được nhưng phải làm đúng và công khai, dân chủ”. 

Đòi hỏi đó của người dân là hoàn toàn chính đáng. Vì thế khi triển khai, khâu giải phóng mặt bằng để mở rộng đường tưởng kéo dài mà hóa ra lại thuận lợi. Phong trào hiến đất, hiến công, góp tiền, phá tường bao, dỡ công trình, thậm chí hiến kế để mở rộng đường thế nào cho đẹp nở rộ ở Tân Hưng. Đường làm đến đâu lắp đèn đến đó.

Sau “cuộc cách mạng” làm đường giao thông, địa phương quan tâm đến dồn điền đổi thửa; quy hoạch lại mương máng, đường nội đồng. Tiếp đà của công tác dân vận, khi cán bộ tuyên truyền, người dân đồng thuận ngay. Ở một xã diện tích rộng với 15 thôn, gần 12.600 nhân khẩu mà không khéo vận động thì khó mà thành công. 

“Chúng tôi học được nhiều phương pháp vận động của các bác lãnh đạo đi trước, ngay thẳng, quyết đoán dứt khoát nhưng lại rất mềm dẻo”- Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Phạm Thị Lưu Miên tiếp lời. Lấy ví dụ ở thôn Sông Cùng, 43 ha ruộng được dồn đổi lại, trước kia mỗi thửa chỉ 288m2, nay rộng gấp hơn hai lần (700m2). Gia đình ông Phạm Văn Thịnh từ 17 thửa sau dồn đổi còn 3 thửa, ông bộc bạch: Trước làm nông nghiệp vất vả lắm, cấy gặt gập lưng, thu hoạch thì gánh gồng, chất từng lượm lúa lên xe cải tiến chở về. 

Đường nhỏ hai xe không tránh nhau được, lại phải chờ cho xe trước qua. Nay đường nội đồng mở rộng như bàn cờ, điện kéo tận ruộng, máy gặt, máy cày liền bờ, làm nông tiện lắm rồi.

Đa dạng ngành nghề

{keywords}

Niềm vui của nông dân trên cánh đồng đã được dồn đổi.

Nói vậy thôi chứ nếu chỉ làm nông nghiệp đơn thuần thì khó mà giàu lên được. Để có con số so sánh khẳng định điều này, chính Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Đức Phong đã từng dành trọn 1 năm để làm thử nghiệm 3 mẫu ruộng, làm cật lực, áp dụng KHKT tiên tiến nhất hiện có. Kết quả là chỉ dư được có 3 tấn thóc. Trong khi đó, gia đình ông cũng thử nghiệm chăn nuôi lợn, chỉ 3 tháng đã lãi số tiền tương đương 10 tấn thóc. 

Tương tự, đi làm công nhân bây giờ cũng thế, một gia đình hai vợ chồng mỗi tháng có thể dư được gần chục triệu đồng. “Đây là những ví dụ rất thực tế mà tôi đã làm để trong quá trình chỉ đạo mình định hướng cho bà con chuyển đổi nghề, phát triển kinh tế”- ông Phong bày tỏ. Hiện toàn xã Tân Hưng có hơn 3.000 người đang làm công nhân ở các doanh nghiệp và đi xuất khẩu lao động. 

Bí quyết chọn công ty tư vấn du học Nhật Bản tại Bắc Giang uy tín
(BGĐT) - Du học Nhật Bản đang là hướng đi ngày càng được các bậc phụ huynh và học sinh quan tâm. Thế nhưng lựa chọn một công ty tư vấn du học tại Bắc Giang với các điều kiện tốt để khỏi “tiền mất tật mang” là điều không phải dễ dàng.
 

Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 50 triệu đồng/năm, thuộc vào hàng tốp đầu của tỉnh. Hiện Cụm công nghiệp Tân Hưng đang được hình thành đã có tên trên bản đồ quy hoạch phát triển công nghiệp của huyện, hứa hẹn đem đến luồng gió mới cho sự phát triển của xã. Thống kê sơ bộ, xã còn 78 hộ nghèo (chiếm 2,7%). Cứ như vậy, làm từng bước và chắc chắn, từng tiêu chí được hoàn thành, Tân Hưng đạt chuẩn NTM sớm, đứng trong tốp đầu của huyện Lạng Giang.

Về Tân Hưng hôm nay thấy những con đường bích họa, đường hoa, đường điện thắp sáng do Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân đứng ra xây dựng, bảo vệ chăm sóc, tự quản… có ở khắp các thôn xóm nơi đây. Điều đó cho thấy cuộc sống nơi đây đã thay đổi nhiều

Nâng cao chất lượng các tiêu chí

Tôi hỏi ông Phong: “Vậy thời điểm hiện nay, cái khó lớn nhất trong xây dựng NTMi ở Tân Hưng là gì?”. “Khó nhất theo tôi đó là về tư tưởng. Đạt được NTM đã khó rồi, giữ được thành quả và nâng cao lên thì càng khó hơn. 

Khi triển khai cứng hóa đường giao thông nông thôn, khâu giải phóng mặt bằng để mở rộng đường tưởng kéo dài mà hóa ra lại thuận vô cùng. Phong trào hiến đất, hiến công, góp tiền, phá tường bao, dỡ công trình, thậm chí hiến kế để mở rộng đường thế nào cho đẹp nở rộ ở Tân Hưng. Đường làm đến đâu lắp đèn đến đó.

Nếu mình cứ bằng lòng, thỏa mãn với kết quả đã đạt được, không quan tâm duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí thì NTM lại dễ thành … nông thôn cũ lắm. Khó đấy nhưng cán bộ mà nói khó thì dân còn khó đến đâu. Mình đang chỉ đạo các thôn làm mà mình bảo khó thì làm sao thực hiện được”- ông Phong cho biết.

Vì vậy, để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, người dân thực sự được hưởng thụ thành quả của NTM đem lại, năm 2019, Đảng ủy, UBND xã đã chọn thôn Sông Cùng để xây dựng điểm thôn NTM. Ông Nguyễn Văn Bắc, Bí thư Chi bộ thôn bày tỏ: "Sông Cùng là thôn khó khăn nhất, xa nhất của xã. Nhiệm vụ Đảng giao chúng tôi sẽ quyết tâm và tin rằng sẽ làm được. 

Thôn khó nhất làm được thì chả có lý do gì các thôn khác lại không thành công. Quả vậy, với sự chung sức đồng lòng của tập thể cấp ủy, Chi bộ, ban lãnh đạo thôn, sự hưởng ứng của nhân dân, chỉ trong nửa năm triển khai, thôn làm được 3km đường bê tông, bằng khối lượng công việc của 20 năm trước cộng lại. Tiếp đến là xây mương máng, sắp tới làm đường điện thắp sáng. Nhà văn hóa, sân bóng thu hút nhiều người dân đến sinh hoạt. 

Trong khuôn viên ngôi biệt thự của gia đình sơn màu trắng xám có cả ao cá, cây cảnh, bà Nguyễn Thị Tư (61 tuổi), một người dân trong thôn vừa phơi thóc vừa trò chuyện: Nông thôn bây giờ có khác gì ở phố đâu. Đường đi rộng dài. Đời sống nâng cao. Người dân tham gia bóng chuyền hơi, dưỡng sinh sớm tối ở nhà văn hóa, vui lắm. 

Chia sẻ ngay trên ruộng rau cải bắp đang độ thu hoạch, bà Lương Thị Tám phấn chấn: "Nông thôn mới có đường rộng, kênh mương bê tông rất thuận tiện. Trước kia lấy nước ruộng khó khăn, phải tát từng khau sòng. Giờ điện ra tận nơi chỉ việc xách máy bơm ra tưới. Vào mùa, máy cày, máy gặt rộn ràng, xe ô tô chở nông sản ghé tận chân ruộng, nhàn bao phần”.

Làng quê hôm nay thức dậy với màu xanh của cây trái trên ruộng đồng, đồi bãi, thanh niên tỏa đi các khu công nghiệp làm việc, trẻ em tung tăng đến trường, người già vui vẻ chuyện trò bên ghế đá ven đường... Nhịp sống ấy đang lan tỏa ở Tân Hưng.

Xây dựng nông thôn mới ở Lục Nam: Khắc phục hạn chế, phấn đấu về đích sớm
(BGĐT) - Năm 2019, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang phấn đấu có 3 xã về đích nông thôn mới (NTM) và 1 thôn hoàn thành xây dựng thôn NTM kiểu mẫu. Đến nay, các xã giao về đích đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí song vẫn còn những tồn tại cần khắc phục để rút kinh nghiệm cho những năm tiếp theo.
Xã Đồng Việt (Yên Dũng) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới
(BGĐT)- Ngày 5-11, Đảng ủy- HĐND- UBND xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) tổ chức lễ công bố Quyết định xã Đồng Việt đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2019.
Yên Dũng (Bắc Giang): Thẩm định, đánh giá thôn nông thôn mới kiểu mẫu ở Đông Thượng
(BGĐT)-Đoàn kiểm tra, thẩm định nông thôn mới (NTM) huyện Yên Dũng (Bắc Giang) vừa tổ chức kiểm tra, thẩm định, đánh giá kết quả thực hiện xây dựng thôn NTM kiểu mẫu tại thôn Đông Thượng, xã Lãng Sơn.
Lạng Giang gắn thực hiện chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" với xây dựng nông thôn mới: Giải pháp thúc đẩy sản xuất theo chuỗi giá trị
(BGĐT) - Là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đang chuẩn bị các điều kiện công bố đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM), bên cạnh các tiêu chí khác, việc thực hiện đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm”, gọi tắt là OCOP đang được huyện Lạng Giang quan tâm chú trọng.
Nhất trí đề nghị T.Ư công nhận huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đạt chuẩn nông thôn mới
(BGĐT) - Chiều 25-10, Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) T.Ư và các thành viên Tổ công tác liên ngành đã thẩm tra hồ sơ, khảo sát thực tế tại huyện Lạng Giang (Bắc Giang) để đề nghị T.Ư xét công nhận huyện đạt chuẩn NTM. 
Bắc Giang: Thông tin về công tác phòng chống tham nhũng và xây dựng nông thôn mới.
(BGĐT)- Sáng 22-10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức hội nghị thông tin báo cáo viên định kỳ tháng 10- 2019.
Xây dựng nông thôn mới góp phần phát triển giáo dục ở nông thôn
Công tác giáo dục và đào tạo tiếp tục đạt những kết quả cao trong phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (THCS). Chương trình phổ cập giáo dục trung học đạt kết quả tốt, chất lượng giáo dục ngày càng tăng lên, phổ cập mầm non và xoá mù chữ đạt kết quả bền vững.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020
Ngày 19-10, tại Nam Định, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Cùng dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố.
Những kết quả nổi bật trong xây dựng nông thôn mới
Sau gần 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), cả nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, rất toàn diện, nền tảng, tạo sự thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn, đưa nông nghiệp-nông thôn Việt Nam lên một thế và lực mới.

Thu Phong

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...