Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 28 °C / 27 - 38 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Phóng sự - Khám phá
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Những người tâm huyết việc làng

Cập nhật: 08:23 ngày 07/12/2019
(BGĐT) - Năng động, nhiệt tình, không ngại vất vả, nhiều cán bộ thôn, bản vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang luôn tâm huyết lo việc chung, nêu cao trách nhiệm với tập thể. 

Sâu sát địa bàn

Vượt qua con đường uốn lượn như dải lụa, xung quanh bốn bề là rừng núi, đi vài trăm mét mới thấy một ngôi nhà cao tầng, tôi đến thôn Đồng Chùa, xã Hộ Đáp Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Vào ngày cuối tuần, đám trẻ con được nghỉ học ở nhà. Không có khu vui chơi, mấy bé trai tận dụng ruộng lúa đã gặt làm sân đá bóng. Nhà Trưởng thôn Đồng Chùa Lục Văn Póong (SN 1973) nằm bên sườn đồi. 

{keywords}

Ông Lâm Văn Giang, Phó trưởng thôn Suối Dọc thường xuyên đến từng hộ dân để tuyên truyền các chính sách của Nhà nước.

Điểm khác biệt với những hộ dân khác là nhà anh có một chiếc loa phát thanh treo trên cao, mỗi buổi sáng, chiều lại phát đi những bản tin, thông báo về công việc của thôn. “Nếu như chỉ nghĩ đến đồng lương tôi đã không làm trưởng thôn. Vì dân tín nhiệm, cấp trên giao phó, mong muốn đóng góp công sức cho thôn xóm nên tôi cố gắng đảm đương công việc. Dù "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" tôi vẫn thấy vui”- anh Póong vừa bắc ấm nước mời khách vừa chia sẻ.

Được thụ hưởng những chương trình hỗ trợ của T.Ư, của tỉnh nên thôn Đồng Chùa và nhiều thôn, bản khó khăn khác đã có đường bê tông. Có đường thông thoáng, sạch đẹp, bà con đi lại dễ dàng, buôn bán hàng hóa cũng thuận lợi hơn. “Ban đầu, để vận động nhân dân từ bỏ hủ tục lạc hậu, thay đổi tư duy khá khó khăn. 

Không chỉ những người gần dân nhất như chúng tôi ra sức tuyên truyền, vận động mà cán bộ ở cấp xã, cấp huyện và cao hơn về tiếp xúc cử tri, kiểm tra đều quan tâm đến công tác dân vận. Mưa dầm thì sẽ thấm lâu, mặc dù trên địa bàn thôn đại đa số là người dân tộc thiểu số sinh sống nhưng nhận thức của bà con đã có chuyển biến. Có vấn đề gì chưa rõ, chưa thông, họ chủ động đến tận nhà trưởng thôn để hỏi han, trao đổi” - Trưởng thôn Lục Văn Póong chia sẻ.

Ngồi chuyện trò hồi lâu, anh Póong lấy chiếc xe máy của gia đình chở tôi đi vòng quanh thôn. “Dù diện mạo đã đổi thay nhưng trong thôn vẫn còn một số đoạn đường cũ khó đi chị ạ". 

{keywords}

Anh Nguyễn Văn Trường (phải), Trưởng thôn Trại Thập gặp gỡ người dân.

Đúng như lời trưởng thôn nói, thôn Đồng Chùa dân cư thưa thớt, sinh sống phân tán nên còn có tuyến đường nhánh, đường nhỏ vẫn chưa được đổ bê tông. Ở thôn bây giờ chủ yếu chỉ có người già và phụ nữ. Thanh niên trai tráng đi làm ăn xa, đến vụ thu hoạch vải thiều mới về. Vì thế, việc vận động nhân dân đóng góp, tham gia các hoạt động văn hóa, tinh thần cũng gặp không ít trở ngại. Là một cán bộ cơ sở, anh Lục Văn Póong sẽ tiếp tục "kề vai sát cánh" với các cán bộ, đảng viên và các hộ trong thôn khắc phục khó khăn ở địa bàn, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trong thôn.

Tương tự Lục Ngạn, ở huyện Yên Thế cũng có nhiều địa bàn khó khăn. Từ mỏ than Bố Hạ, tôi đi theo con đường nhuộm màu đen đặc trưng của than, đường tuy rộng nhưng sụt lún, lầy lội rất khó đi. Thật may, khi đến thôn Suối Dọc, xã Đồng Hưu, đường đi thuận tiện hơn. Nhà Phó trưởng thôn Lâm Văn Giang (SN 1958) ở ngay đầu thôn. Ông Giang đang cặm cụi ghi chép sổ sách nên thấy khách vào cũng chẳng hay. 

Từ năm 2012, ông là phó thôn, được tỉnh công nhận là người uy tín rồi kiêm thêm công tác dân số, y tế, thanh tra, hòa giải viên tại địa phương. “Ở xóm làng có bao nhiêu công việc chờ mình. Từ con gà, con lợn đi lạc, hàng xóm tiếng bấc tiếng chì, đến vợ chồng cơm không lành, canh không ngọt... đều nhờ đến cán bộ thôn. Vì thấy giúp được mọi người, bà con tin tưởng, qua công việc mình học được nhiều điều nên tôi cũng thấy có động lực ”- ông Giang cho hay.

Ở thôn, những người "vác tù và hàng tổng" như ông Giang có vai trò quan trọng. Họ là “cầu nối” đưa pháp luật, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới người dân. Tuổi đã cao, thời gian gần đây ông còn bị thoái hóa xương khớp nhưng công việc gì của tập thể ông đều có mặt. Ông chia sẻ, mình là người được nhân dân tin tưởng giao phó công việc chung nên làm gì cũng phải chỉn chu, bình tĩnh. Mới đây, thôn đang chuẩn bị đổ đường bê tông, có người say rượu đến phá ngang, ông Giang cùng các thành viên trong tổ giám sát đến giải thích, vừa mềm mỏng, vừa cương quyết nên sau đó công việc trôi chảy.

“Nhân dân Suối Dọc bây giờ đoàn kết, đồng thuận xây dựng những công trình phúc lợi. Tuy vậy, khó khăn từ lâu chưa được giải quyết là thiếu nơi chôn cất những người qua đời. Nghĩa trang cũ của thôn đã quá tải. Ban lãnh đạo thôn tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất nhưng thực tế đất ruộng hẹp, không tập trung, nhấp nhô nên không phù hợp làm nghĩa trang. Việc hỏa táng không phải gia đình nào cũng làm được”- ông Giang trăn trở.

Góp sức xây dựng nông thôn mới

Thôn Trại Thập, xã Tân Lập (Lục Ngạn) là thôn đầu tiên của xã đặc biệt khó khăn vừa về đích nông thôn mới. Đến Trại Thập vào một ngày cuối tháng 11, lối đi dẫn đến nhà văn hóa thôn sạch sẽ như công viên. Anh Nguyễn Văn Trường (SN 1983) Trưởng thôn “khoe” rằng không chỉ khi thôn có việc lớn mà ngày nào cũng vậy, đường ngõ xóm đều sạch đẹp vì người dân quét dọn thường xuyên; rác thải được thu gom, phân loại, tiêu hủy bảo đảm vệ sinh môi trường.

Dạo bước trên con đường bê tông bằng phẳng, anh Trường kể mình mới làm Trưởng thôn từ tháng 3-2019. Thời điểm ấy, thôn còn một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới chưa hoàn thành. Bắt tay vào việc, anh tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân cùng đóng góp kinh phí, công sức. Được nghe tuyên truyền, bà con hiểu ra việc xây dựng nông thôn mới là trách nhiệm, người dân là chủ thể nên sẵn sàng chung tay. 

Như hộ gia đình anh Lại Văn Út tình nguyện hiến 150m2 đất và nhiều cây ăn quả; hộ anh Lưu Trung Thu cũng hiến hàng chục m2 đất và tường bao để làm đường; nhiều hộ dân khác cũng tự nguyện đóng và đóng nhiều hơn theo quy định. Khác mọi năm, năm nay, việc thu các khoản tiền để nộp cho xã rất dễ dàng, nhanh chóng. 

Được cấp trên quan tâm, chỉ đạo sâu sát và nhân dân ủng hộ nên chỉ trong gần một năm, thôn Trại Thập đã xây dựng được tường bao quanh nghĩa trang, xây mới khu xử lý rác thải, sửa chữa, làm mới sân thể thao và đổ bê tông thêm hơn 2 km đường làng. Giờ đây, toàn bộ 8,5km đường của thôn đều được cứng hóa, có đèn chiếu sáng, không còn nhà tạm, dột nát. Thu nhập bình quân khoảng 39 triệu đồng/người/năm.

Chiều chiều, bà con chơi bóng chuyền hơi, tập dưỡng sinh ở sân thể thao, các cụ già thong thả đẩy xe đưa cháu đi chơi trên con đường khang trang, sạch sẽ, ai ai cũng phấn khởi. Đi quanh thôn, tôi gặp bà Nguyễn Thị Ái (73 tuổi). Hỏi chuyện, bà bảo: “Tôi quê ở Hưng Yên, lên đây khai hoang từ khi 20 tuổi. Trải qua mấy chục năm, tôi thấy giờ đây làng quê đổi thay rõ nét. Hôm thôn đón bằng công nhận thôn nông thôn mới, các con của tôi ở xa cũng về đông đủ ”- bà Ái phấn khởi nói.

Rời thôn Trại Thập, tôi đi qua cầu phao bắc ngang sông Lục Nam để sang xã Tân Quang rồi ra thị trấn Chũ về TP Bắc Giang. Từ thôn Sàng Bến, xã Tân Quang nhìn sang hướng Bắc thấy rõ những ngôi nhà cao tầng, mái đỏ ở thôn Trại Thập, nhà văn hóa to đẹp, khang trang.

Bằng sự năng động, tâm huyết của mình, nhiều cán bộ thôn, bản đang nỗ lực góp sức cho quê hương, xây dựng thêm nhiều thôn nông thôn mới.

Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn: Tăng trách nhiệm, tránh lạm quyền
(BGĐT) - Thời gian qua, một số thôn ở huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đã thực hiện việc nhất thể hóa hai chức danh bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn. Từ thực tiễn triển khai bước đầu cho thấy, đội ngũ này đã phát huy được vai trò của mình trong thực hiện nhiệm vụ ở khu dân cư.
Trưởng thôn tham gia cấp ủy: Khẳng định vai trò, phát huy trách nhiệm
(BGĐT) - Đến nay, Đảng bộ huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang có 226/339 trưởng thôn là đảng viên, phần lớn tham gia cấp ủy, giữ vai trò phó bí thư chi bộ. Ở cương vị này, các đồng chí trưởng thôn thể hiện được vai trò, phát huy tinh thần trách nhiệm, đóng góp tích cực trong lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ của địa phương.
Huyện ủy Lục Nam đối thoại với trưởng thôn, bản, tổ dân phố và nhân dân
(BGĐT) - Ngày 20 - 6, Huyện ủy Lục Nam (Bắc Giang) tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với trưởng thôn, bản, tổ dân phố và nhân dân trên địa bàn.
Bí thư chi bộ hoặc Trưởng thôn kiêm Chi hội trưởng khuyến học: Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả hoạt động
(BGĐT) - Mô hình bí thư chi bộ hoặc trưởng thôn kiêm chi hội trưởng chi hội khuyến học ở một số địa phương trong tỉnh Bắc Giang đã và đang phát huy hiệu quả tích cực. Cách làm này giúp nêu cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, đồng thời khơi dậy phong trào khuyến học, khuyến tài phát triển rộng khắp.
Nữ trưởng thôn hết lòng vì người nghèo
(BGĐT) - Gần 15 năm gắn bó với công tác xã hội, trong đó có 8 năm làm trưởng thôn Đồng Tàn, xã An Bá (Sơn Động-Bắc Giang), bà Lê Thị Mây (SN 1963) luôn là người cán bộ tận tụy, hết lòng vì người nghèo. Không chỉ vậy, phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng, bà nỗ lực vận động nhân dân vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo, xây dựng đời sống ấm no.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông: Việt Nam phải là nước thứ 5 xuất khẩu thiết bị viễn thông
Việt Nam phải đẩy nhanh xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số và phải là quốc gia thứ 5 trên thế giới xuất khẩu được thiết bị viễn thông "made in Vietnam".
Tỷ lệ trưởng thôn là đảng viên đạt 78%
(BGĐT)- Từ đầu năm đến nay, Đảng bộ huyện Lạng Giang kết nạp 7 trưởng thôn vào Đảng, nâng tổng số trưởng thôn trên địa bàn huyện là đảng viên lên 222 đồng chí, chiếm 78%. 
Nhất thể hóa chức danh bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn ở Lục Nam: Phù hợp ở nơi dân số ít
(BGĐT)- Căn cứ điều kiện đặc thù, một số thôn trên địa bàn huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã duy trì mô hình nhất thể hóa chức danh bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn. Thực tiễn triển khai cho thấy, mô hình này phù hợp với những nơi ít cán bộ, quy mô dân số không lớn.
Sẽ phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông tại Kỳ họp thứ 6
Chiều 11-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội.

Mạc Yến

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...