Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Phóng sự - Khám phá
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đất trũng cho trái ngọt

Cập nhật: 09:13 ngày 13/03/2020
(BGĐT) - Xã Trí Yên, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) vốn là nơi "chiêm khê mùa úng". Rất ít người nghĩ, ở vùng đất này sẽ có ngày hình thành một mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vậy mà, Trần Xuân Đăng – với sức trẻ, sự mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm - đã xây dựng được một mô hình hiện đại, mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Học bách khoa... về làm ruộng

Trần Xuân Đăng sinh năm 1985 tại xã Trí Yên, anh thi đỗ Đại học Bách khoa năm 2003. Suốt những năm học tại đây, Đăng luôn chịu khó học tập. Tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu, một năm sau đó (năm 2009), Đăng sang Singapore học Thạc sĩ, chuyên nghiên cứu về các hợp chất. Với kiến thức, kinh nghiệm học hỏi sau hơn 3 năm du học, anh cùng một số bạn bè trở về Việt Nam thành lập công ty công nghệ, chuyên phát triển các phần mềm ứng dụng.

{keywords}

Giám đốc Trần Xuân Đăng (giữa) giới thiệu sản phẩm của Hợp tác xã.

Đầu năm 2016, trong một lần "lang thang" trên mạng Internet để tìm kiếm khách hàng và cơ hội đầu tư, Đăng bỗng chú ý tới những thông tin liên quan đến các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại. 

Anh dành nhiều thời gian hơn nghiên cứu, tìm hiểu sâu về lĩnh vực này rồi quyết định “tạm dừng cuộc chơi” với phần mềm công nghệ, khăn gói rời Hà Nội về quê nhà. “Lúc đó tôi cho rằng, đồng đất Trí Yên hội tụ đầy đủ yếu tố để có thể thực hiện được những ý tưởng mới của mình” - Xuân Đăng chia sẻ.

31 tuổi, vốn liếng chỉ có hơn 100 triệu đồng nên Đăng không dám vung tay. Anh về nhà, tận dụng mảnh vườn rộng để khởi nghiệp, nuôi hơn một nghìn con gà thịt. Trong vòng một năm, anh nuôi được ba lứa gà, toàn bộ số tiền có được sau đó dồn cả vào để đầu tư xây dựng khu nhà màng, diện tích khoảng 2.000 m2 với tổng kinh phí khoảng 700 triệu đồng.

Đăng tâm sự: “Khi ấy, tôi tự hỏi mình: Sẽ làm gì và đầu tư ra sao để phát triển khối tài sản ấy? Để tìm câu trả lời, tôi cất công đi khắp miền Bắc, sau đó vào các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, thậm chí tới tận khu nông nghiệp công nghệ cao ở Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) để học hỏi cách làm và quyết định trồng dưa lưới”.

Để giảm chi phí, anh cùng một số người thân chung vốn đầu tư rồi tự mua cây giống về trồng và chăm sóc. Vụ đầu không có lợi nhuận nhưng Đăng rút ra được nhiều kinh nghiệm, trong đó việc khắc phục ngập úng do đất trũng được đưa lên hàng đầu. Anh xây dựng hệ thống thoát nước xung quanh khu vực sản xuất. Nước bớt ngập, nhà màng thường xuyên được kiểm tra, tu sửa. Thêm nữa, qua thời gian lại học hỏi thêm những kiến thức về trồng trọt công nghệ cao, Trần Xuân Đăng tự tin hơn. 

Đó cũng là tiền đề để mô hình sản xuất của anh liên tiếp thắng lợi trong những vụ tiếp theo. Nhắc đến quãng thời gian đầu đầy khó khăn, Đăng bảo: “Lội ruộng, lái máy cày và làm việc đồng khá vất vả, nhưng càng gắn bó gắn bó với ruộng đồng, tình yêu của tôi với nông nghiệp ngày càng sâu đậm hơn. Ngày nào cũng muốn đến khu sản xuất để nhìn những mầm xanh đang trỗi dậy, để có thêm động lực tiếp tục công việc của mình”.

Hái trái ngọt

Tháng 7/2017, HTX Nông nghiệp công nghệ cao Trí Yên chính thức được thành lập. Và chàng trai có nước da ngăm đen, nụ cười rạng rỡ Xuân Đăng trở thành giám đốc. Sau khi thành lập, HTX nhận được sự quan tâm đầu tư của các cấp, ngành, địa phương. Ngoài kinh phí hỗ trợ 300 triệu đồng xây dựng nhà màng, nhà kính từ ngành nông nghiệp, trong hai năm 2018-2019, HTX được tạo điều kiện thuê đất 20 năm trên diện tích khoảng 3 ha, nâng tổng diện tích khu nông nghiệp công nghệ cao lên gần 3,5 ha.

{keywords}

Sản phẩm cà chua của HTX.

Lúc này, thêm một lần nữa, Trần Xuân Đăng thể hiện sự quyết đoán của mình. Anh huy động vốn từ anh em, bạn bè, vay ngân hàng để đầu tư xây dựng hai khu nhà màng, nhà kính hiện đại, kết cấu như của hệ thống Vineco (Tập đoàn Vingroup). Diện tích mỗi nhà 2,8 nghìn m2, tổng trị giá 2,4 tỷ đồng.

Anh cho biết: “Suất đầu tư cao nên nhà màng rất an toàn, độ bền cao, hạn chế tối đa côn trùng và tác động của thời tiết. Ngay như trận mưa đá đầu Xuân Canh Tý vừa qua, khu nhà không bị thiệt hại”. Cùng đó, anh dành công sức xây dựng hệ thống kênh mương đồng bộ cho toàn diện tích giúp tưới tiêu thuận lợi hơn (khu đất của HTX thấp hơn so với mặt đường khoảng 90 cm). Anh mua vật liệu, chế tạo và lắp đặt hệ thống phun tưới tự động cho toàn bộ nhà màng.“Ngoài tiết kiệm chi phí, tôi muốn trực tiếp làm để hiểu hơn về công việc của mình, qua đó tự rút kinh nghiệm để hướng tới những mục tiêu xa hơn”.

Đặc biệt, để nâng cao tính chuyên nghiệp, hiện đại cho mô hình, Đăng thường xuyên lên mạng Internet tham khảo các video hướng dẫn về kỹ thuật cả ở trong nước và quốc tế. Thông thạo tiếng Anh nên anh thường xuyên trao đổi thông tin, kinh nghiệm với những kỹ sư ở Nhật Bản, Isael… 

Từ những thông tin ấy, anh chắt lọc, tổng hợp để áp dụng phù hợp, hiệu quả cho quá trình sản xuất của HTX. Được biết, sản phẩm của HTX Nông nghiệp công nghệ cao Trí Yên khá đa dạng. Ngoài dưa leo (giống Hà Lan, Isael) là chủ lực, anh dành diện tích để trồng cà chua babi (nhập giống từ Nhật Bản). Với phần diện tích khác nằm ngoài nhà màng trồng dâu tây, hoa tươi phục vụ khách ở quê và khách du lịch trải nghiệm, tham quan, vãn cảnh chùa Vĩnh Nghiêm.

Hiện nay, phần lớn dưa leo, cà chua babi của HTX được xuất bán cho siêu thị Big C và qua kênh online. Sản phẩm có chất lượng cao, được ưa chuộng và bán rất chạy nên nhiều thời điểm, HTX không có đủ hàng cung ứng ra thị trường. Theo tính toán, mỗi năm, một nhà màng của HTX trồng được ba vụ dưa leo, sản lượng đạt khoảng 50 tấn/năm. Với giá bán 15.000/kg, trừ chi phí thu về khoảng 450 triệu đồng. Tính ra, với ba nhà màng trồng dưa cùng rất nhiều sản phẩm khác, mô hình này mang lại nguồn thu tính đến tiền tỷ mỗi năm. Xuân Đăng tâm sự: “Sau những khó khăn, thách thức, giờ HTX đã trưởng thành, từng bước tạo dựng nền tảng để vươn cao hơn”.

Ấp ủ nhiều dự định

Hiện tại, HTX do anh làm giám đốc sở hữu khối tài sản không nhỏ, trị giá gần chục tỷ đồng. Mô hình này tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Từ những vấp váp và cả những thành công sau 4 năm làm nông nghiệp, vị giám đốc trẻ Trần Xuân Đăng chưa muốn dừng lại ở đó. Chia sẻ dự định với chúng tôi, anh cho biết: “Sắp tới HTX đề xuất mở rộng diện tích, quy hoạch khu nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch trải nghiệm, tổng diện tích từ 10-15 ha, bám sát hai bên đường dẫn về chùa Vĩnh Nghiêm. 

Ở đây, ngoài các sản phẩm nông nghiệp, hệ thống trưng bày sơ chế đạt chuẩn quốc tế, HTX sẽ trồng thêm hoa đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách”. Bên cạnh đó, HTX đầu tư cứng hóa đường giao thông nội đồng quanh khu vực, làm trạm bơm tưới tiêu nhỏ. Anh Đăng khẳng định: “Việc xây dựng sẽ vừa đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất của đơn vị, vừa đáp ứng một phần nhu cầu của nhân dân trong vùng”.

Tuổi trẻ, khát khao làm việc và cống hiến, tin rằng Trần Xuân Đăng sẽ thực hiện được mong muốn ấy, góp phần nâng tầm, đưa thương hiệu sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao Trí Yên bay cao, bay xa.

Giải quyết nhu cầu về đất đai cho các HTX: Cần giải pháp đồng bộ
(BGĐT) - Trong quá trình hoạt động, các hợp tác xã (HTX) khó tiếp cận đất đai phục vụ mục đích xây dựng trụ sở, nhà xưởng và mở rộng sản xuất, kinh doanh. Yếu tố này dẫn đến không ít HTX hoạt động trì trệ, kém hiệu quả và cũng là rào cản lớn cho sự phát triển.
Liên minh HTX tỉnh tổ chức ký kết giao ước thi đua
(BGĐT)- Liên minh HTX tỉnh vừa tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua và triển khai nhiệm vụ của khối thi đua các HTX trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2020. Tham dự có các đồng chí Thường trực Liên minh HTX tỉnh, lãnh đạo các HTX đại diện cho các lĩnh vực trong khu vực kinh tế tập thể.
Tập trung huy động nguồn vốn hỗ trợ phát triển HTX
(BGĐT)- Ngày 10- 1, Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh Bắc Giang tổ chức tổng kết đánh giá hoạt động năm 2019 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2020. 
Sử dụng bao bì giấy kraft đóng gói sản phẩm của HTX Mỳ Chũ Xuân Trường: Tiện sử dụng, thân thiện với môi trường
(BGĐT) - Mới đây, ông Phạm Xuân Trường, Giám đốc HTX Mỳ Chũ Xuân Trường, thôn Thủ Dương, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã thực hiện ý tưởng sử dụng bao bì bằng chất liệu giấy Kraft thay thế bao bì bằng túi nilon, được nhiều khách hàng hưởng ứng. 
Bắc Giang: 27 sản phẩm tiêu biểu của các HTX tham gia tuần lễ trưng bày, giới thiệu sản phẩm
(BGĐT)- Ngày 6-12, tại TP Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) diễn ra lễ khai mạc tuần lễ trưng bày, giới thiệu sản phẩm của liên minh HTX 25 tỉnh, TP phía Bắc năm 2019. Tham gia sự kiện này, tỉnh Bắc Giang có 27 sản phẩm tiêu biểu của các HTX trên địa bàn. 
Bắc Giang: Nho đen không hạt và dưa lưới của HTX Đồng Tâm 3 lọt top thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền uy tín
(BGĐT) - Dưa lưới và nho hạ đen không hạt của Hợp tác xã Đồng Tâm 3 (Hiệp Hòa) vừa được bình chọn vào top 50 thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền uy tín năm 2019. 
Khuyến khích các tổ hợp tác, chủ trang trại hoạt động hiệu quả thành lập HTX
(BGĐT)- Chiều 26-11, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang chủ trì phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Sở Nông nghiệp và PTNT, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình phối hợp về “Đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2017-2021, phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2020-2021”.
Phát triển HTX phi nông nghiệp: Cần động lực mới
(BGĐT) - Không chỉ tăng nhanh về số lượng, thời gian qua, nhiều hợp tác xã (HTX) phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã khắc phục khó khăn về vốn, công nghệ, thị trường, từng bước tăng hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, lĩnh vực kinh tế này cũng rất cần có các giải pháp tạo bước đột phá để vững vàng phát triển.

Quốc Trường 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...