Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Phóng sự - Khám phá
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Dạy, học mùa Covid: Nỗ lực vượt khó

Cập nhật: 07:48 ngày 17/09/2021
(BGĐT) - “Chúng tôi may mắn, hạnh phúc hơn nhiều so với những đồng nghiệp đang trong vùng dịch. Những lúc khó khăn như thế này mọi người càng phải nỗ lực vượt qua”. Đó là chia sẻ của nhiều cán bộ, giáo viên khi nói về những khó khăn, thách thức trong bối cảnh vừa phòng dịch, vừa bảo đảm chương trình, chất lượng dạy và học những ngày này. 

Nửa đêm vẫn làm việc nhóm

Ngôi nhà của cô Đào Thị Nhài, giáo viên Ngữ văn, Trường THCS thị trấn Đồi Ngô số 1 nằm trong ngõ nhỏ ở tổ dân phố Vân Động, thị trấn Đồi Ngô (Lục Nam). Khi chúng tôi đến, cô đang dạy trực tuyến cho học sinh lớp 6. Qua màn hình máy tính, hơn 30 em học sinh đang tương tác. 

{keywords}

Giờ học môn Sinh học tại lớp 8A2, Trường THCS Mỹ Thái ( Lạng Giang).

Giờ học kết thúc, cô Nhài chia sẻ: “Do trường vẫn đang trưng dụng làm khu cách ly tập trung nên từ ngày 6/9 đến nay, tất cả giáo viên, học sinh vẫn dạy, học trực tuyến tại nhà. Năm nay, ngành Giáo dục triển khai chương trình sách giáo khoa mới cho học sinh lớp 6 với những kiến thức mới. Trong khi đó, đây là lần đầu tiên cô, trò tiếp cận việc dạy, học trực tuyến chính khóa, còn bỡ ngỡ, lớp học lại đông. Nếu không dạy thì cả trường sẽ bị chậm chương trình. Vì giáo án dạy trực tuyến rất đặc biệt, chúng tôi lập nhóm làm việc chung với các đồng nghiệp để trao đổi về công nghệ thông tin. Nhiều hôm cả nhóm thức đến 12 giờ đêm, thậm chí 1 giờ sáng hôm sau, xong việc mới đi ngủ. Qua đây, trình độ tin học của chúng tôi cũng được nâng lên”.

Rời nhà cô giáo Nhài, chúng tôi đến Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Lục Nam. Đợt dịch thứ 4 vừa qua, trường 2 lần phải trưng dụng làm khu cách ly tập trung. Đợt trưng dụng lần 2 đúng vào dịp tổ chức cho học sinh làm bài thi học kỳ 2, cả trường phải di chuyển đến Trường Tiểu học thị trấn Đồi Ngô thi nhờ. Nhà trường được bàn giao lại cơ sở vật chất vào ngày 6/9, mọi thứ bộn bề, ngổn ngang, các thầy cô bắt tay vào tổng vệ sinh, dọn dẹp để các phòng sạch sẽ, gọn gàng. 

Vì học muộn hơn so với các trường khác, những ngày qua, trường tổ chức dạy học cả ngày Chủ nhật để kịp chương trình. Cô giáo Nguyễn Thị Hiền, Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Học sinh dân tộc thiểu số, sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn nên các em ăn ở, sinh hoạt tại trường. Công việc của giáo viên vì thế cũng vất vả hơn nhiều. 

Những ngày đầu, nhiều em lớp 6 lần đầu tiên xa nhà, xa bố mẹ nên khóc vì nhớ gia đình. Các cô thường xuyên quan tâm, dỗ dành, động viên để các em yên tâm học tập. Sau 1 tuần, giờ đây học sinh đã hòa nhập, dần thích nghi với môi trường mới. Em Hoàng Thị Yến, dân tộc Nùng, xã Tam Dị, học sinh lớp 6 nói: "Ban đầu con thấy nhớ nhà lắm nhưng giờ quen rồi. Ở đây, con được học, chơi với thầy cô, bạn bè. Con cảm thấy vui, an toàn hơn rất nhiều".

Trường THCS Hoàng Ninh, thị trấn Nếnh (Việt Yên) năm học này có 36 cán bộ, quản lý, giáo viên, nhân viên, 18 lớp với 677 học sinh. Đợt dịch vừa qua, thị trấn Nếnh là một trong những tâm dịch nóng bỏng. Suốt những tháng ngày gồng mình chống dịch, hơn 20 giáo viên của trường xung phong vào tâm dịch hỗ trợ truy vết các F; nhập dữ liệu vào máy tính; hướng dẫn người dân làm thủ tục khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm; nấu ăn ở khu cách ly…

Cô giáo Lê Thu Hà, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Do hầu hết học sinh sinh sống ở địa bàn có nhiều khu công nghiệp, có đông nhà trọ của công nhân các tỉnh, thành phố tạm trú nên nguy cơ dịch lây lan vào trường học rất lớn. Hiện, nhà trường vừa phải lo phòng dịch, vừa phải giảng dạy sao cho chất lượng bảo đảm. Mọi việc đều yêu cầu ở mức cao hơn; quản lý học sinh sát sao, đến lớp sớm và về nhà muộn hơn.

Linh hoạt trong giảng dạy

Năm học 2021-2022, toàn tỉnh có 760 cơ sở giáo dục với hơn 400 nghìn học sinh và 28 nghìn cán bộ, giáo viên, nhân viên. Ngành Giáo dục xác định đây là năm học tiếp tục có nhiều khó khăn bởi diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, khó lường. Tại tỉnh Bắc Giang, tuy dịch bệnh được kiểm soát tốt song vẫn tiềm ẩn nguy cơ tái bùng phát. 

{keywords}

Cô giáo Đào Thị Nhài, giáo viên Trường THCS thị trấn Đồi Ngô 1 giảng dạy trực tuyến môn Văn cho học sinh lớp 6.

Ngày 5/9, toàn tỉnh có 506 trường tổ chức khai giảng trực tiếp kết hợp trực tuyến. Ngay sau ngày khai giảng, toàn ngành tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học từ ngày 6/9, tỷ lệ học sinh đến trường trong ngày đầu tiên khá cao (hơn 83%). 

Ông Trần Tuấn Nam, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho hay, Sở đã xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 trong các trường học trên địa bàn tỉnh, trong đó hướng dẫn chi tiết các biện pháp phòng, chống dịch, cách xử trí tình huống liên quan đến người nghi nhiễm, khi xuất hiện F0, F1, F2; xây dựng kịch bản dạy học ứng phó khi dịch diễn biến phức tạp. 

{keywords}

Sở Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 trong các trường học trên địa bàn tỉnh, trong đó hướng dẫn chi tiết các biện pháp phòng, chống dịch, cách xử trí tình huống liên quan đến người nghi nhiễm, khi xuất hiện F0, F1, F2. Đồng thời chỉ đạo các đơn vị có kế hoạch giáo dục linh hoạt, tận dụng tối đa “thời gian vàng” để tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh”.

Ông Trần Tuấn Nam, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

Chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch giáo dục linh hoạt, tận dụng tối đa “thời gian vàng” để tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh (hiện tỷ lệ học sinh được học trực tiếp là hơn 93%). Ngành Giáo dục đề nghị ưu tiên bố trí tiêm vắc- xin phòng dịch Covid-19 cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Hiện tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt hơn 80%, trong đó gần 6 nghìn cán bộ, giáo viên được tiêm mũi 2.

Ông Vũ Thanh Hải, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lục Nam chia sẻ: "Suốt mấy tháng hè, 35 trường học của huyện được trưng dụng làm khu cách ly. Thực hiện "mục tiêu kép", chúng tôi luôn động viên nhau, càng khó khăn, càng phải cố gắng vượt qua để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học".

Tại TP Bắc Giang, đợt dịch vừa qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố huy động hàng trăm giáo viên, nhân viên tham gia hỗ trợ trực chốt và phục vụ khu cách ly phòng, chống dịch Covid-19 với khoảng hơn 6 nghìn ngày công; 15 trường học được chọn làm cơ sở cách ly. Vừa trải qua những chuỗi ngày vất vả, ngày tựu trường của các em tiếp tục phải hủy vì nguy cơ dịch bệnh.

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Phú cho biết: Từ ngày 6/9 đến nay, ngày nào cô và các giáo viên cũng có mặt rất sớm tại trường trực tiếp đứng ngoài cổng đón, hướng dẫn, phân luồng học sinh vào lớp bảo đảm quy định phòng dịch và động viên các em. 

Còn cô Hoàng Thị Song Linh giáo viên dạy Toán (cùng trường) tâm sự: Bình thường đeo khẩu trang một lúc đã khó chịu, nay dạy và học cả buổi lại càng ngột ngạt. Cả cô và trò phải nói to hơn, mất sức nhiều hơn. Đặc biệt trong lớp có 1 học sinh là F2 đang cách ly tại nhà, mẹ F1 đi cách ly tập trung, cô vừa phải dạy trên lớp song vẫn phải cùng lúc dạy trực tuyến kèm cặp, tương tác với em.

Dẫu biết rằng phía trước còn nhiều gian nan, thử thách nhưng toàn ngành Giáo dục vẫn đang nỗ lực, quyết tâm phấn đấu vượt qua.

Bài, ảnh: Công Doanh

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tăng cường tập huấn dạy trực tuyến cho giáo viên
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trao đổi với báo chí về việc chuẩn bị cho năm học mới trong bối cảnh đại dịch, học sinh phải học trực tuyến.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua đặc biệt
Chiều 1/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức phát động phong trào thi đua đặc biệt “Toàn ngành Giáo dục đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2021-2022”.
Chính sách hỗ trợ giáo dục mầm non ngoài công lập ở Bắc Giang
(BGĐT) - Theo Nghị quyết quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 - 2025 do HĐND tỉnh ban hành ngày 10/8, các cơ sở giáo dục mầm non dân lập và tư thục, giáo viên tại các cơ sở này và trẻ mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp sẽ được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ cụ thể. 
Lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Yên Dũng đối thoại với cán bộ ngành giáo dục
(BGĐT) - Sáng 17/8, các đồng chí: Thạch Văn Chung, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Bùi Quang Huy, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng (Bắc Giang) tổ chức đối thoại với 162 cán bộ quản lý các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn huyện.
Hệ thống giáo dục Lá Phong Xanh mở trường tư thục liên cấp tại Bắc Giang
(BGĐT) - Cơ quan chức năng vừa cấp phép hoạt động cho Trường Mầm non Lá Phong Xanh và Trường Tiểu học, THCS, THPT Maple Leaf Academy, trụ sở tại khu dân cư số 1, phường Hoàng Văn Thụ (TP Bắc Giang). 
Giáo dục tiểu học: 5 nhiệm vụ cho năm học mới 2021-2022
Bước sang năm học mới 2021-2022, bậc giáo dục tiểu học đặt ra 5 nhiệm vụ với nhiều giải pháp cụ thể.
Ngành giáo dục chuyển trạng thái để thích ứng, giảm thiểu các tổn thương
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2020-2021, triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục Tiểu học, diễn ra ngày 12/8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Ngành giáo dục cần chuyển trạng thái để thích ứng với tình hình dịch bệnh, giảm thiểu các tổn thương, tác động tiêu cực đến giáo dục; bảo đảm an toàn phòng, chống dịch và các yêu cầu chất lượng cốt lõi.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...