Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 32 °C / 26 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Quốc hội / Kỳ họp Quốc hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang thảo luận tại tổ về tình hình tài chính quốc gia

Cập nhật: 16:10 ngày 23/07/2021
(BGĐT) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, ngày 23/7, Quốc hội bước vào ngày làm việc thứ tư.

Bắt đầu phiên họp buổi sáng, các đại biểu tập trung tại Hội trường nghe các báo cáo kết quả thảo luận tại đoàn; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội; thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026. 

Sau đó, các đại biểu nghe báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách về kế hoạch tài chính quốc gia, kế hoạch vay, trả nợ công giai đoạn 2021-2025.

Kết thúc họp tại Hội trường, các đại biểu tiến hành thảo luận tổ về: (1) Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025; (2) Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025.

{keywords}

Đồng chí Dương Văn Thái chủ trì phiên thảo luận tại tổ.

Đồng chí Dương Văn Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang chủ trì phiên thảo luận tổ (gồm đại biểu các tỉnh Bắc Giang, Hòa Bình, Đắk Nông và Ninh Thuận).

Tại đây đã có gần 10 ý kiến phát biểu góp ý vào báo cáo. Các đại biểu cơ bản đồng tình với nhận định đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch tài chính giai đoạn vừa qua. Dưới sự quản lý, điều hành của Chính phủ, nền tài chính quốc gia đã đạt được nhiều kết quả tích cực so với giai đoạn trước cả về xây dựng, tổ chức thực hiện thể chế, chính sách pháp luật và các mục tiêu thu, chi, cơ cấu lại NSNN, nợ công. Báo cáo đã đánh giá tổng kết làm rõ kết quả, những tồn tại và nguyên nhân của các hạn chế trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ ở 9 lĩnh vực tài chính quốc gia. 

Kết quả tổng thu NSNN luôn vượt dự toán, quy mô thu NSNN các năm 2016-2019 đạt bình quân khoảng 25,5% GDP. Về chi NSNN, Chính phủ đã điều hành ngân sách bám sát yêu cầu Nghị quyết của Quốc hội, chi NSNN được kiểm soát trong phạm vi thu ngân sách và giảm dần mức bội chi.

Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng những tồn tại hạn chế về thu NSNN giai đoạn vừa qua vẫn cần làm rõ thêm. Cụ thể như: Số nợ đọng thuế còn cao. Việc khai thác từ tài sản công; thu từ cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước không đạt, do vậy, nguồn lực dành cho chi đầu tư phát triển không đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Về cơ cấu thu NSNN vẫn còn nhiều điểm đáng lưu ý. Số thu thuế thu nhập doanh nghiệp giai đoạn này thấp hơn giai đoạn trước cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa cao và nguồn lực đầu tư mới của khu vực sản xuất kinh doanh không mang lại số thu tương ứng do các chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Góp ý về nội dung này, đại biểu Dương Văn Thái đề nghị Chính phủ có những đánh giá tổng thể, xác định những giải pháp tối ưu, khả thi nhằm tăng thu, giảm nợ đọng thuế; tiếp tục nghiên cứu đề xuất sửa đổi hoàn chỉnh một số luật thuế đáp ứng với tình hình thực tiễn như: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp… Qua đó, mở rộng cơ sở thu thuế, nhất là đối với các khoản thu đối với kinh doanh thương mại điện tử và kinh doanh dựa trên nền tảng số cũng như các nguồn thu khác trong giai đoạn phát triển công nghệ mới.

Góp ý vào tình hình thực hiện kế hoạch tài chính trong giai đoạn vừa qua, đại biểu Trần Văn Lâm cho rằng, những kết quả đạt được là hết sức to lớn với sự nỗ lực quyết tâm của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương. Trong đó, hoạt động giám sát của Quốc hội, HĐND các cấp đóng vai trò hết sức quan trọng góp phần bảo đảm cân đối vĩ mô nền kinh tế; các chỉ số tài chính đã ở ngưỡng an toàn.

Về định hướng giải pháp thực hiện kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia, đại biểu Trần Văn Lâm đề nghị Chính phủ có báo cáo đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, xây dựng các tiêu chí cụ thể; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát; đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.

Kết thúc phiên thảo luận, đồng chí Tổ trưởng yêu cầu Tổ thư ký tổng hợp đầy đủ các nội dung góp ý của các đại biểu Quốc hội. Buổi chiều các đại biểu tiếp tục thảo luận hội trường và thảo luận tổ theo chương trình kỳ họp.

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 gồm 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ
Tiếp tục chương trình làm việc của kỳ họp thứ nhất, sáng 23/7, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.
Thông cáo số 3 kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV
Thứ Năm, ngày 22/7, kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ ba tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Nguyễn Tiến Hòa

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...