Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Quốc hội / Kỳ họp Quốc hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của chính quyền địa phương đối với kinh doanh bảo hiểm

Cập nhật: 11:53 ngày 29/10/2021
(BGĐT) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, sáng 29/10, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bắc Giang tham gia thảo luận trực tuyến, đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).

Thảo luận tại điểm cầu Bắc Giang, đại biểu Trần Văn Tuấn, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cơ bản nhất trí về sự cần thiết và những nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm như trong dự thảo.

{keywords}

Quang cảnh tại điểm cầu Bắc Giang.

Đồng thời, đại biểu đề nghị bổ sung khoản 1 Điều 14 của dự thảo Luật về hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) nội dung “Trường hợp đơn phương chấm dứt HĐBH và hậu quả đơn phương chấm dứt HĐBH”, xác định rõ đây là điều khoản bắt buộc phải có trong HĐBH. 

Mặc dù tại các điều: 20, 34 và 54 của dự thảo Luật đã quy định về trường hợp đơn phương chấm dứt HĐBH và hậu quả đơn phương chấm dứt HĐBH song việc thực hiện trong thực tế vẫn có trường hợp người mua bảo hiểm không biết, không hiểu, do doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp thông tin, tư vấn cho người mua bảo hiểm chưa đầy đủ, cặn kẽ. 

Do đó, khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng, người mua bảo hiểm không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã đóng (trường hợp đã đóng phí bảo hiểm nhân thọ dưới 2 năm) hoặc được đòi lại khoản phí đã đóng nhưng không được như mong muốn sẽ cảm thấy bức xúc, thậm chí cho rằng bị doanh nghiệp bảo hiểm lừa, từ đó dẫn tới khiếu nại, tố cáo.

Từ thực tế nêu trên, đại biểu Trần Văn Tuấn cho rằng, ngoài 8 nội dung bắt buộc phải có trong HĐBH theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của dự thảo Luật, cần bổ sung thêm một nội dung là: “Trường hợp đơn phương chấm dứt HĐBH và hậu quả đơn phương chấm dứt HĐBH”. Qua đó nhằm tăng cường trách nhiệm thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm đối với người mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng; tránh việc doanh nghiệp cố tình không cung cấp thông tin hoặc thông tin mập mờ, làm cho người mua bảo hiểm khi ký hợp đồng thì háo hức, tin tưởng nhưng khi không có khả năng theo đuổi việc đóng phí một cách đầy đủ, bị chấm dứt hợp đồng mới biết mình không có quyền đòi lại khoản phí đã đóng hoặc khoản phí được hoàn trả không được như mong muốn thì thất vọng, bức xúc, mất niềm tin đối với doanh nghiệp.

{keywords}

Đại biểu Trần Văn Tuấn góp ý vào dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi).

Đại biểu Trần Văn Tuấn cũng đề nghị bổ sung vào dự thảo Luật điều khoản về trách nhiệm quản lý nhà nước của chính quyền địa phương đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động liên quan tới tới đông đảo các tổ chức và cá nhân, qua đó đã và đang huy động được nhiều nguồn lực cho phát triển kinh tế, đồng thời đóng góp tích cực trong việc bảo đảm an sinh xã hội. Vì vậy, hoạt động này đòi hỏi phải có sự quản lý nhà nước chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 121 của Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành và Điều 112, Nghị định số 73/2016/CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ thì quy định về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm còn thiếu cụ thể, chưa quy định cụ thể trách nhiệm của UBND các cấp và cơ quan chuyên ngành ở địa phương nên hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực này thời gian qua còn hạn chế.

Song tại dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, bổ sung trình tại Kỳ họp này cho ý kiến (tại các điều 151, 152, 153, 154) lại sửa đổi, bổ sung theo hướng gộp quy định về nội dung quản lý nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước; không có sự phân tách, quy định rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương; dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật cũng thiếu quy định về nội dung này nên trách nhiệm quản lý nhà nước của chính quyền địa phương về kinh doanh bảo hiểm lại càng không rõ.

Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ cần có đánh giá đầy đủ hơn về tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực kinh doanh trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung đầy đủ để trình Quốc hội vào Kỳ họp sau; cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý nhà nước trên lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm theo hướng: Tăng cường phân cấp, giao trách nhiệm cụ thể hơn cho UBND cấp tỉnh, cấp huyện và cơ quan chuyên ngành ở địa phương trong quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm; quy định rõ hơn thẩm quyền, sự phối hợp giữa Bộ Tài chính với các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trong quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. 

Tại phiên làm việc chiều 29/10, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra về dự kiến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trình Tờ trình; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra về dự kiến quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025). Sau đó, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về các nội dung này.

Tin, ảnh: Việt Anh

Rà soát các đại lý, DN bảo hiểm để xây dựng cơ chế quản lý phù hợp
(BGĐT) - Ngày 29/9, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bắc Giang giám sát về việc giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015- 2021 tại UBND tỉnh. Ông Trần Văn Tuấn, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm Trưởng đoàn. 
Tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật trong kinh doanh bảo hiểm
(BGĐT)-Ngày 23/9, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bắc Giang tổ chức giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách pháp luật về kinh doanh bảo hiểm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015-2021” tại Công ty Bảo Việt Bắc Giang. Đoàn giám sát do ông Trần Văn Tuấn, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm Trưởng đoàn. 
Khách hàng mắc Covid-19 có được mua bảo hiểm không?
Đứng trước những rủi ro khó lường của đại dịch Covid-19, nhiều người tỏ ra băn khoăn liệu quyền lợi bảo hiểm của mình có được đảm bảo, hay có được mua bảo hiểm khi đã dương tính với virus Corona? Giải tỏa lo lắng này, nhiều công ty bảo hiểm khẳng định đảm bảo quyền lợi bảo hiểm của khách hàng hiện hữu, đồng thời áp dụng quy trình thẩm định thông thường đối với khách hàng mới không may mắc bệnh hoặc nhiễm virus Corona.

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...