Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 31 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Quốc hội / Kỳ họp Quốc hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Hạn chế dịch tác động tiêu cực tới giáo dục

Cập nhật: 10:37 ngày 11/11/2021
Sáng 11/11, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Trước phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã có báo cáo giải trình gửi đến Quốc hội một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn.

Theo Bộ trưởng, gần 2 năm qua đại dịch Covid-19 đã làm đảo lộn và tàn phá tất cả các lĩnh vực của đời sống, trong đó giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng rất nặng nề.

{keywords}

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu. 

Kế hoạch năm học bị đứt đoạn; chương trình và nội dung giáo dục phải thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi. Gần 20 triệu học sinh, sinh viên không được tới trường trong một thời gian rất dài. Trên 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng tới việc cung cấp nguồn nhân lực. Việc học tập trực tuyến, học qua truyền hình trong điều kiện hạ tầng còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn đã gây ra rất nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tiêu cực, học sinh căng thẳng, mệt mỏi, thầy cô cực nhọc và áp lực, phụ huynh bức xúc, xã hội lo lắng. Những chuyện bi hài, có cả những việc đau lòng đã diễn ra- Bộ trưởng phát biểu.

Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, "ngừng tới lớp không ngừng học tập", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, toàn ngành giáo dục và đào tạo đã chủ động chuyển trạng thái sang dạy và học, ứng phó với dịch bệnh; cố gắng để hạn chế những tác động tiêu cực của dịch bệnh tới giáo dục, kiên trì theo đuổi mục tiêu chất lượng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã động viên toàn thể cán bộ, nhân viên, nhà giáo và cán bộ quản lý toàn ngành khắc phục khó khăn, phát huy tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp và với học sinh để cùng nhau đoàn kết, ứng phó với dịch bệnh, tất cả vì học sinh.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, trong bối cảnh dịch bệnh đang dần được kiểm soát, cuộc sống bình thường mới đang dần được xác lập, lĩnh vực kinh tế và các hoạt động xã hội sẽ dần được phục hồi thì ngành Giáo dục mới chỉ bắt đầu một chặng đường mới với những khó khăn, thách thức vẫn còn nguyên, thậm chí còn lớn hơn nữa đang chờ phía trước. Hậu quả dịch bệnh gây ra để lại lâu dài và sự khắc phục nó không phải một sớm một chiều.

Theo Bộ trưởng, ngành Giáo dục đã triển khai đánh giá ảnh hưởng của dịch bệnh, bước đầu có những con số và chỉ số về tác động tiêu cực. Có điều đã nhìn thấy ngay và đã thấy, nhưng cũng có những điều còn ảnh hưởng lâu dài, chưa đo đếm được, đặc biệt là những chỗ hổng về kiến thức, những tác động tâm lý, tinh thần, tình cảm của học sinh.

Trong quá trình chuyển trạng thái và ứng phó với dịch bệnh vừa qua, ngành Giáo dục được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo; được toàn thể xã hội, các cấp, các ngành, đoàn thể chăm lo, chung tay hỗ trợ. Thay mặt cho trên 1,5 triệu giáo viên và người lao động cùng 24 triệu học sinh, sinh viên, Bộ trưởng bày tỏ sự cảm ơn đối với quan tâm, giúp đỡ này.

Bộ trưởng cũng cảm ơn Quốc hội đã chọn lĩnh vực giáo dục và đào tạo với các chủ đề mang tính thời sự để tiến hành chất vấn trong kỳ họp này. Điều đó cho thấy mức độ quan tâm của các đại biểu Quốc hội tới giáo dục, thấy rõ sự chia sẻ với ngành và tạo cơ hội để cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện báo cáo giải trình về việc thực thi trách nhiệm. Các ý kiến của các đại biểu Quốc hội đưa ra chất vấn sẽ giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo thấy rõ hơn, rõ thêm những việc cần làm để Bộ thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

ĐBQH Trần Văn Lâm (Bắc Giang): Đi thẳng vào trọng tâm, không né tránh vấn đề được chất vấn
Chia sẻ về phiên chất vấn và trả lời chất vấn, đại biểu Trần Văn Lâm, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang cho rằng, các câu hỏi mà đại biểu đưa ra đã đi thẳng vào vấn đề và các Bộ trưởng trả lời thẳng vào trọng tâm, không né tránh.
Kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp bảo đảm an toàn
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều 10/11, nhiều đại biểu Quốc hội đã đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung về các chính sách thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội; kết dư của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp...
Trong sạch, lành mạnh hóa vấn đề đấu thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế
Khi cả nước đang phải căng mình chống dịch, hàng loạt cán bộ y tế lại vướng vào vòng lao lý; những câu chuyện về lạm dụng xã hội hóa, về trách nhiệm người đứng đầu đã được đại biểu Quốc hội đặt ra trong phiên chất vấn Tư lệnh ngành Y tế sáng 10/11.
Bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn
Sáng 10/11, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV bắt đầu hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội. Đây là lần đầu tiên các bộ trưởng, trưởng ngành, thành viên Chính phủ đăng đàn, trả lời chất vấn trước Quốc hội khóa mới. Nội dung quan trọng này được Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi.

Theo TTXVN

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...