Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Quốc phòng
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nhớ ngày cầm súng trên đất Triệu Voi

Cập nhật: 13:48 ngày 18/10/2019
(BGĐT) - Hàng chục năm đã trôi qua nhưng ký ức về năm tháng cầm súng chiến đấu trên đất nước Triệu Voi còn đọng mãi trong những cựu binh quân tình nguyện Việt Nam giúp cách mạng Lào tỉnh Bắc Giang. Họ chưa bao giờ quên những ngày vượt núi, băng rừng, sát cánh cùng đồng đội tại mặt trận Lào. 

Quên mình chiến đấu

Năm 1971, ông Nguyễn Mạnh Chương (SN 1952) ở thị trấn Cao Thượng (Tân Yên) tạm gác bút nghiên lên đường nhập ngũ khi mới 19 tuổi. Sau ba tháng huấn luyện ở tỉnh Thái Nguyên, ông được biên chế vào Sư đoàn 316 (Quân khu Việt Bắc) để sang Lào giúp nước bạn. 

{keywords}

Cựu quân tình nguyện Việt Nam giúp cách mạng Lào huyện Lạng Giang gặp gỡ đồng đội.

Trong những năm tháng chiến đấu ở Lào, kỷ niệm đáng nhớ nhất với ông Chương là trận đánh ở cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng dịp cuối năm 1972. Ông nhớ lại: "Lúc này quân địch đang dồn toàn lực nhằm chiếm một phần cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng, nhiệm vụ của ta là phải bẻ gãy các mũi tiến công. Theo mệnh lệnh chỉ huy, khẩu đội pháo của tôi thẳng hướng Nam xông lên.

Chúng tôi phối hợp với các đơn vị khác bắn hàng nghìn viên đạn pháo về phía địch, phá hủy nhiều công trình, sở chỉ huy, trung tâm thông tin, tạo điều kiện cho bộ binh ta bao vây, tiêu diệt và bắt giữ nhiều tên địch. Những tên còn lại vội vã rời khỏi cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng, co về giữ Long Chẹng". Chiến dịch cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng thắng lợi đã giữ được thế liên hoàn vững chắc giữa các vùng căn cứ cách mạng của Lào.

Còn cựu quân tình nguyện Nguyễn Xuân Dậu (SN 1941) ở thôn An Long, xã Yên Mỹ (Lạng Giang) cũng có 5 năm chiến đấu ở chiến trường Lào (từ năm 1965 đến năm 1970). Ngước nhìn những tấm huân, huy chương treo trang trọng trên tường nhà, ông Dậu kể về kỷ niệm đáng nhớ trong tháng 3-1968. Lúc ấy, Tiểu đoàn 5 Trinh sát đặc công (Đoàn Chuyên gia quân sự 959) đơn vụ của ông phối hợp với các đơn vị khác thực hiện nhiệm vụ “chọc mù mắt thần Pa Thí” ở phía Tây Bắc Lào. 

Trạm ra đa Pa Thí là căn cứ siêu bí mật của địch, được xây dựng kiên cố. Theo phương châm trong đánh ra, ngoài đánh vào, bộ đội đặc công đã leo qua vách đá cao hơn 1 nghìn mét ở phía sau căn cứ để tiến đánh. Trải qua hơn 3 giờ chiến đấu, ông Dậu và đồng đội đã giành phần thắng, tiêu diệt cứ điểm của địch.

Những kỷ niệm khó quên

Trong trận đánh căn cứ ra đa trên đỉnh Pa Thí, lực lượng đặc công bị thương vong lớn. Ông Dậu bị thương nặng ở cánh tay trái. Ông đã tự cắt cánh tay mình, chấp nhận hy sinh, lao lên phía trước hô xung phong để đánh lạc hướng địch, tạo cơ hội cho đồng đội di chuyển an toàn.

{keywords}

Nhân kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống Quân tình nguyện Việt Nam giúp cách mạng Lào 30-10 (1949-2019), vừa qua, một số Ban liên lạc các huyện như: Tân Yên, Lạng Giang, Hiệp Hòa đã tổ chức nói chuyện giáo dục truyền thống cho hàng nghìn học sinh trên địa bàn”.

Ông Hoàng Đình Tiến, Trưởng Ban liên lạc Quân tình nguyện Việt Nam giúp cách mạng Lào tỉnh Bắc Giang

Khi tỉnh dậy, người chiến sĩ quả cảm thấy mình nằm trong vòng tay người mẹ Lào, vết thương ở tay được cầm máu bằng lá rừng. “Nước mắt tôi cứ trào ra, thầm cảm ơn mẹ vì đã sinh ra tôi thêm một lần nữa. Mãi sau này, tôi mới biết mẹ đang hoạt động tại một cơ sở cách mạng của Lào ngay trong lòng địch”, ông Dậu xúc động kể lại.

Năm tháng chiến đấu nơi đất nước Triệu Voi, bộ đội ta gặp muôn vàn khó khăn, thiếu thốn. Vì thế, ông Nguyễn Xuân Định (SN 1945) ở thôn Lãn Tranh 3, xã Liên Chung (Tân Yên) không bao giờ quên những bát cơm sẻ nửa, mảnh chăn mỏng cùng đồng đội đắp chung giữa chiến trường. Ông nhập ngũ năm 1963, tham gia 103 trận lớn, nhỏ. Năm nay, ông Định 51 năm tuổi Đảng, mấy chục năm qua, ông vẫn nhớ như in cảm giác xúc động, tự hào khi mình được kết nạp Đảng ngay tại chiến trường nước bạn Lào.

Trong số gần 2 nghìn cựu quân tình nguyện tỉnh Bắc Giang giúp cách mạng Lào, ai cũng có những kỷ niệm đáng nhớ về tình đồng đội, tình quân dân, đặc biệt hơn có cả tình nghĩa vợ chồng thủy chung, son sắt. Điển hình như vợ chồng ông, bà Phạm Văn Đông và Phạm Thị Thắm ở thôn Kép 11, xã Hương Sơn (Lạng Giang), cùng tham gia chiến đấu ở nước bạn Lào. Năm 1974, ông bà tổ chức đám cưới tại thị xã Sầm Nưa. Đến nay, đôi vợ chồng già vẫn hạnh phúc, nuôi dạy các con thành đạt.

Mỗi cán bộ, chuyên gia từng chiến đấu, công tác tại Lào đều lưu lại trong lòng những ấn tượng tốt đẹp về nơi đây. Trong cuộc sống hôm nay, mỗi người đều cố gắng góp sức mình xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào thêm bền chặt.

Đẩy mạnh tuyên truyền về tình đoàn kết Việt - Lào
(BGĐT) - Ngày 16-1, Hội Hữu nghị Việt - Lào tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị tổng kết công tác hội năm 2018; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2019. Đến dự có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh cùng đại diện Hội Hữu nghị Việt - Lào các huyện, TP.

Truy điệu và an táng 30 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Lào
Ngày 14-12, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ đón nhận, truy điệu và an táng 30 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trên nước bạn Lào, về an nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Tông Khao, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên.
Việt Nam đưa hơn 100 công nghệ sang trình diễn tại Lào
23 đơn vị sẽ trình diễn 142 công nghệ tại Lào, trong đó lĩnh vực nông nghiệp thu hút hơn 90 công nghệ.
Đại sứ quán Việt Nam tại Lào sẵn sàng công tác bảo hộ công dân
Tới trưa 25-7, các cơ quan chức năng của Lào vẫn chưa công bố chính thức thông tin thiệt hại về người và của do sự cố vỡ đập thủy điện tại Sepien Senamnoi vào tối 23-7 gây ra. 

Mạc Yến

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...