Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 32 °C / 26 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Quốc phòng
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Dũng sĩ Hoàng Văn Ta

Cập nhật: 09:45 ngày 28/04/2022
(BGĐT) -  Đúng như mong muốn của cha, giữa năm 1967, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, thanh niên Hoàng Văn Ta ở thôn Quảng Hiên, xã Quang Thịnh (Lạng Giang - Bắc Giang) và nhiều bạn cùng trang lứa đã hăng hái tòng quân. 

Tôi tuy ở khác địa phương nhưng cùng nhập ngũ với anh Hoàng Văn Ta một ngày rồi cùng đơn vị khi bước vào rèn luyện và hành quân vào chiến trường Thừa Thiên Huế, biên chế tại Trung đoàn 6 mang tên Phú Xuân. Tuy chiến đấu ở hai tiểu đoàn khác nhau nhưng những gì anh Ta có được, sau này tôi cũng được biết qua lời kể của đồng đội và những trang ghi chép của anh thật rất đỗi tự hào.

{keywords}

Ông Hoàng Văn Ta.

Căn cứ những gì tôi thấy trong chiến trận, Hoàng Văn Ta là một người lính xông pha, mưu trí và quyết đoán, có cách đánh chắc tay. Đáng nhớ nhất là trận đánh diễn ra vào ngày 28/6/1968 tại sân bay A Lưới thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Tại đây, giặc Mỹ đã dùng máy bay HV1A đổ xuống một đại đội hòng càn quét vào những địa điểm đóng quân của “Việt cộng” như chúng thường gọi. 

Là pháo thủ súng cối 60, Hoàng Văn Ta cùng đồng đội là Nguyễn Văn Tửu bí mật vận động qua sườn đồi khu Tà Rê gần với sông Asap, giáp với nước bạn Lào. Ta tra ngòi nổ, điều chỉnh cự ly để xạ thủ số 1 thả quả đạn đầu tiên vào nòng súng nhưng khi bắn lại trượt mục tiêu. Quả đạn thứ hai được bắn tiếp, tiêu diệt chiếc trực thăng HV1A có tiểu đội địch đang ngồi trên máy bay.

Anh Hoàng Văn Ta không chỉ dũng cảm trong chiến đấu, anh còn có ý thức tiết kiệm thời gian cho mình và đồng đội. Chả vậy mà, tại địa bàn Phong Thu có một tiểu đoàn địch co cụm chuẩn bị đi càn cơ sở của ta ở huyện Phong Điền, chúng tản quân ra 3 quả đồi cách điểm A khoảng 170 m. 

Xạ thủ chính Hoàng Văn Ta cùng đồng đội bắn quả cối 60 đầu tiên vào khu vực này. Sau tiếng nổ, nghe thấy tiếng địch kêu la, anh bắn tiếp 3 quả, rồi đặt cối hướng về đồi C bắn tiếp 5 quả đạn, sau cùng là đồi B “tặng” 5 quả cối nữa. Lúc này, địch gọi máy bay L19 đến bắn vào đội hình của quân ta 3 quả pháo khói chỉ điểm cho 2 chiếc F4 đến oanh tạc bằng bom. 

Trong trận đánh này, Hoàng Văn Ta bị vùi một lớp đất dày. Địch rút chạy, khi đồng đội bới tìm thấy Hoàng Văn Ta thì anh đã không còn biết gì nữa. Tỉnh dậy, đơn vị định đưa đi bệnh viện điều trị nhưng Ta kiên quyết chối từ, bởi đi là phải có vài đồng đội đưa, mà ở đây biết bao nhiêu nhiệm vụ phải thực hiện. Trong khi nghỉ ngơi tại trận vài ngày là có thể tiếp tục chiến đấu. Anh nghĩ thế và làm đúng như vậy.

Tổng kết cuộc đời là chiến sĩ quân giải phóng với hơn 2.550 ngày đêm trên chiến trường, dũng sĩ Hoàng Văn Ta được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công, 2 Huân chương Chiến sĩ giải phóng bởi anh có 3 bằng “Dũng sĩ diệt Mỹ”, 2 bằng “Dũng sĩ Quyết thắng”, diệt 1 máy bay trực thăng và 1 xe tăng M113 của địch.

Mấy chục năm đã qua nhưng anh Hoàng Văn Ta vẫn còn nhớ hồi tháng 1/1972, một trung đội được cử xuống nằm vùng với quân địa phương cũng ở Quảng Phú, trong đó có anh với cương vị B phó. Tại khu vực này, do quân ta xoá chưa hết dấu vết, địch đã quăng lựu đạn vào một hầm bí mật khiến một số đồng đội hy sinh, lòng căm thù trong anh sôi lên như lửa đốt. 

Thấy địch đang mò mẫm tìm kiếm, Hoàng Văn Ta bàn với anh em tối đó phải đánh để trả thù cho đồng đội. Thì ra, ai cũng nghĩ như anh, tất cả đều quyết đánh. Khoảng 5 giờ chiều, khi mặt trời còn nửa con sào, anh em từ các hầm bí mật chui lên. 

Hầm của Hoàng Văn Ta có 3 người gồm 2 bộ đội và 1 du kích, mỗi người mang theo súng AK, lựu đạn, cả tổ còn có cối 60 và B40. Tìm được địa thế thuận lợi quan sát, anh Ta thấy địch rất đông. Ban đầu, quân ta bắn quả B40 và mấy loạt AK. Thấy vậy, địch dàn quân, lúc này cối 60 phát huy tác dụng. Quân ta ở các hầm bên cũng bắn xối xả vào quân địch rồi rút quân an toàn.

Tổng kết cuộc đời làm chiến sĩ quân giải phóng với hơn 2.550 ngày đêm trên chiến trường, dũng sĩ Hoàng Văn Ta đã tham gia nhiều trận đánh, tất cả tình tiết đều được ghi chép cẩn thận. Người cựu chiến binh này đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công, 2 Huân chương Chiến sĩ giải phóng bởi có 3 bằng “Dũng sĩ diệt Mỹ”, 2 bằng “Dũng sĩ Quyết thắng”, diệt 1 máy bay trực thăng và 1 xe tăng M113 của địch.

Dũng cảm trong chiến đấu, khi trở về với đời thường, cựu chiến binh Hoàng Văn Ta lại là một nông dân cần mẫn, hằng ngày chăm chỉ với công việc ruộng vườn và góp sức xây dựng quê hương. Người cựu binh này còn có sáng kiến và đứng ra thành lập Ban Liên lạc đồng ngũ Trung đoàn Phú Xuân từ những ngày đầu để kết nối với nhau phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ trong công cuộc phát triển kinh tế và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ .

Trần Quyển, Cựu chiến binh Trung đoàn 6

Tứ Sơn- Điểm hẹn tuổi trẻ thời chống Mỹ
(BGĐT) - Về các xã Tứ Sơn (Lục Nam, Bắc Giang) mùa này, tôi đi giữa những đồi vải, đồi cam, bưởi trù phú. Xa xa, những ngọn núi hình vòng cung sừng sững xanh biếc một màu. Trong âm hưởng những ngày tháng Tư lịch sử, tôi tìm lại dấu xưa ở vùng đất một thời là “lò luyện quân” chi viện cho chiến trường miền Nam. 
Bộ Công an gặp mặt đại biểu lực lượng An ninh miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Sáng 19/7, tại Tây Ninh, Đảng ủy Công an Trung ương (Bộ Công an) phối hợp với Tỉnh ủy, HĐNĐ, UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức họp mặt gần 500 đại biểu tiêu biểu đại diện cho trên 21 ngàn cán bộ lực lượng An ninh miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (từ tỉnh Quảng Trị trở vào).
75 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến: Khơi dậy lòng yêu nước, sức mạnh nội sinh của dân tộc trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc
Cho đến hôm nay, dù đã trải qua 75 năm, song rất nhiều người Việt Nam vẫn nhớ và nhắc lại chính xác “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...