Thứ năm, 09/05/2024
Bắc giang 24 °C / 24 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Quốc phòng
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hướng tới Đại hội Hội Cựu chiến binh tỉnh lần thứ VII: Cựu chiến binh năng động trên mặt trận mới

Cập nhật: 13:14 ngày 01/10/2022
(BGĐT)- Mở xưởng cơ khí, tạo việc làm kết hợp truyền nghề cho nhiều lao động, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Đại (SN 1976) ở thôn Va, xã Đông Phú, huyện Lục Nam (Bắc Giang) được Chủ tịch Hội CCB tỉnh tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”.

“Hoàn thành nghĩa vụ quân sự ở tuổi 20, trong khi nhiều bạn bè cùng trang lứa đang trên giảng đường đại học thì bản thân tôi chưa biết tính cho tương lai thế nào. Đúng lúc đó, tôi được bác Chủ tịch Hội CCB xã thông tin rằng đang có chương trình tư vấn học nghề cho bộ đội xuất ngũ. Vậy là 10 ngày sau khi rời đơn vị, tôi lựa chọn nghề cơ khí và đăng ký đi học. Đó là vào năm 1996” - ông Đại kể. 

{keywords}

CCB Nguyễn Văn Đại (bên trái) hướng dẫn công nhân làm cửa.

Khi ấy ở Bắc Giang chưa có nhiều cơ sở uy tín về ngành này, ông đã lặn lội “khăn gói” ra tận một trường dạy nghề ở huyện Gia Lâm (Hà Nội) theo học. Do điều kiện cơ sở vật chất, ngoài học lý thuyết, mỗi giờ thực hành, cả lớp mấy chục người chỉ có vài ba que hàn không thấm vào đâu. 

Với suy nghĩ học để ra làm nghề, vì vậy ông mạnh dạn vừa học ở trường, vừa tranh thủ đi làm bên ngoài kể cả ngày nghỉ, sớm tối để có nhiều thời gian cho thực hành, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Hơn 3 năm ròng rã như thế, khi đã phần nào yên tâm với kiến thức và tay nghề, đầu năm 2000, ông quyết định về quê lấy vợ rồi mở xưởng cơ khí ngay tại khu đất của gia đình.

Nhìn cửa hàng bề thế có mặt tiền kinh doanh rộng rãi nằm ở vị trí trung tâm xã, khu nhà xưởng sản xuất ở trong làng với hơn chục công nhân đang miệt mài cho ra các loại cửa sắt, cửa nhôm, khung nhà thép, mái tôn, cổng… ông Đại không quên những năm đầu lập nghiệp khó khăn. 

{keywords}

Cửa hàng kinh doanh của gia đình ông Đại.

"Trên mặt trận mới làm kinh tế, chỉ có nhiệt huyết và tinh thần tuổi trẻ thôi thì chưa đủ, phải có vốn chứ. Thiếu vốn, vợ chồng tôi phải nhờ cậy gia đình hai bên, mượn 3 “sổ đỏ” của bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ và anh trai để thế chấp vay 6 triệu đồng mở xưởng, mua máy móc, nguyên vật liệu. 

“Vốn có đến đâu thì xâu đến đấy”, ban đầu có ít thì làm những sản phẩm nhỏ, đơn giản như lan can, cầu thang, cổng sắt. Để có khách hàng, ông Đại trực tiếp liên hệ với các gia đình xây dựng nhà cửa để tiếp thị sản phẩm" - bà Chuyền - vợ ông tiếp lời. 

Dần dà tích lũy được vốn, ông mở rộng quy mô, đầu tư máy móc hiện đại, sản xuất nhiều loại sản phẩm liên quan đến ngành cơ khí như các loại cửa, mái tôn, gia công khung nhà thép… Đều đặn nhận được nhiều hợp đồng, có thời điểm phải thuê đến 20 thợ mới làm hết việc.

Xưởng cơ khí của CCB Nguyễn Văn Đại hiện tạo việc làm cho 14 công nhân với thu nhập từ 13-15 triệu đồng/người/tháng. Trừ chi phí mỗi năm ông Đại thu lãi khoảng 1 tỷ đồng.

Cùng với đội ngũ công nhân lành nghề, xưởng cơ khí của CCB Nguyễn Văn Đại hiện tạo việc làm cho 14 công nhân với thu nhập từ 13-15 triệu đồng/người/tháng. 

Trừ chi phí mỗi năm ông Đại thu lãi khoảng 1 tỷ đồng. Để thành công, theo ông không chỉ ngành nghề cơ khí mà bất cứ làm nghề gì cũng vậy, phải luôn đặt chữ “tín”, chữ “tâm” lên hàng đầu. 

Với tâm niệm "lập xưởng thì dễ nhưng để duy trì công việc ổn định mới khó", ông luôn chú trọng chất lượng sản phẩm, tự tay kiểm tra bảo đảm mới giao đến tay khách hàng, giao hàng đúng thời gian để không nhỡ việc của khách. Ông cũng chịu khó tìm tòi, sáng tạo ra các mẫu mới nhất là mẫu cổng, cửa hiện đại phù hợp với không gian, hướng của ngôi nhà để tư vấn cho khách. 

Cùng đó coi người thợ như người thân, ứng xử có lý có tình. Khi gia đình thợ có công việc, ông sẵn lòng sắp xếp thời gian để họ yên tâm giải quyết. Bằng sự nhiệt tình, năng động, sản phẩm làm ra đạt chất lượng tốt, giá cả hợp lý, có tính thẩm mỹ nên cơ sở dần tạo được uy tín, được nhiều khách hàng tìm đến. Từ kinh nghiệm của mình, ông đã không giấu nghề mà đào tạo, hướng dẫn, khuyến khích nhiều thanh niên theo nghề này. 

Ông khuyên người trẻ hãy bắt đầu khởi nghiệp bằng những việc nhỏ để tích lũy vốn, kinh nghiệm, khi đã vững sẽ mở rộng quy mô. Sau khi được ông tận tình hướng dẫn, các anh như: Trần Văn Vũ ở thôn Va; Ngô Văn Thanh, thôn Đức Giang cùng xã Đông Phú; Đồng Văn Nam, thôn Hà Phú, xã Tam Dị…đã mở xưởng cơ khí tại nhà, làm ăn hiệu quả.

Bằng sự năng động, nhạy bén với thị trường, từ năm 2010, song hành với sản xuất, ông Đại mở thêm cửa hàng kinh doanh phụ kiện ngành cơ khí, sắt thép, ống hộp, tôn xốp, i-nox, cửa thép vân gỗ, cửa cuốn, nhôm… Để thuận tiện cho công việc, ông mua hai ô tô tải, vận chuyển hàng đến tận công trình, lắp đặt trọn gói. 

Nhận thấy tốc độ xây dựng các công trình đô thị, dự án công nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh đang phát triển mạnh, năm 2020, ông Đại gia nhập Hội Ngành cửa huyện Lục Nam cùng với 90 hội viên khác. Ông tích cực giao lưu, kết nối, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm để cùng tạo nên những công trình chất lượng, góp phần mang lại diện mạo mới cho các công trình trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.

Ghi nhận những thành tích của hội viên, ông Đại được Chủ tịch Hội CCB tỉnh tặng Bằng khen trong phong trào “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” giai đoạn 2016-2021.

Bài, ảnh: Tuấn Minh

Đại hội Hội Cựu chiến binh Các cơ quan tỉnh
(BGĐT) - Ngày 16/7, Hội Cựu chiến binh (CCB) Các cơ quan (CCQ) tỉnh Bắc Giang tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2022-2027.
Cựu chiến binh Bắc Giang thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa
(BGĐT) - Hướng tới Đại hội đại biểu Hội cựu chiến binh (CCB) tỉnh Bắc Giang; Đại hội đại biểu Hội CCB Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2022-2027, các cấp hội CCB trong tỉnh đã thực hiện nhiều phần việc, công trình chào mừng. 
Cựu chiến binh Bắc Giang bám sát địa bàn, ngăn ngừa tội phạm
(BGĐT)- Từ nông thôn đến thành thị, đội ngũ cựu chiến binh (CCB) luôn tích cực tham gia gìn giữ, bảo vệ an ninh trật tự (ANTT). Ở các địa bàn phức tạp, những hội viên CCB càng phát huy tinh thần gương mẫu, trách nhiệm. 
Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi: Khẳng định bản lĩnh dám nghĩ, dám làm
(BGĐT) - Từ bản lĩnh được tôi rèn trong quân ngũ, khi trở về với cuộc sống đời thường, những cựu chiến binh (CCB) tiếp tục xông pha trên trận tuyến mới, trở thành gương sáng trong phát triển kinh tế. Với họ làm kinh tế không chỉ làm giàu cho gia đình, quê hương mà còn khẳng định bản lĩnh, ý chí vươn lên. 
Cựu chiến binh huyện Việt Yên góp sức xây dựng quê hương
(BGĐT) - Từ nhiều năm nay, phong trào cựu chiến binh (CCB) phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Việt Yên (Bắc Giang) phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo hội viên tham gia. Phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, nhiều người trong số họ đã vượt lên thương tật, xây dựng nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả trên mảnh đất quê hương, tích cực đóng góp vào phong trào ở địa phương và hỗ trợ đồng đội. 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...