Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 32 °C / 26 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Quốc phòng
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lính phòng không giỏi tăng gia

Cập nhật: 11:13 ngày 08/06/2023
(BGĐT) - Cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng trời Đông Bắc của Tổ quốc, các cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 673 (Quân đoàn 2) còn tích cực tăng gia sản xuất với nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống, bảo đảm sức khỏe bộ đội.

Ở Lữ đoàn 673, không chỉ cảnh quan doanh trại khang trang, khí thế thi đua huấn luyện giỏi, sẵn sàng chiến đấu cao trên các trận địa phòng không, mà còn có những mô hình tăng gia, chăn nuôi hiệu quả. Tiêu biểu như khu tăng gia với mô hình vườn - ao - chuồng - rừng (VACR) của Lữ đoàn được thiết kế khép kín. Ở khu vực đất thấp nhất được quy hoạch đào ao thả cá kết hợp làm giàn trên mặt ao để trồng mướp, su su, bầu… và nuôi vịt, ngan. Kế tiếp ven bờ là khu vực trồng rau mùng tơi, cải canh, rau muống, bí xanh, hành. Trên sườn đồi trồng cây lấy gỗ kết hợp chuồng nuôi lợn, bò, dê, gà.

{keywords}

Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 673 tích cực tăng gia sản xuất trong giờ nghỉ, ngày nghỉ.

Với mô hình này, đơn vị đã bảo đảm từ nguồn cung con giống, thức ăn đến quy trình chăn nuôi, chế biến. Để đáp ứng nguồn cung con giống, Lữ đoàn thường nuôi 40 con lợn nái, một năm được 2 lứa lợn con. Vì vậy nhu cầu lợn giống tại đơn vị không bị phụ thuộc bởi giá cả tăng cao ngoài thị trường. Đối với lợn nuôi lấy thịt, đơn vị phân loại theo trọng lượng để tiện chăn nuôi. Loại từ 20 đến 40 kg; loại từ 40 đến 70 kg và có loại từ 70 kg đến khi xuất chuồng. Đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới như cải tạo hệ thống chuồng trại từ xây hở thành chuồng kín. 

Khu chăn nuôi được cách ly, khử trùng nhằm phòng tránh dịch bệnh hiệu quả. Qua đó luôn duy trì đàn lợn thịt ở mức 350 đến 400 con. Chiến sĩ Nguyễn Xuân Bách, Đại đội 9, Tiểu đoàn 3 cho biết: “Những ngày qua nắng nóng gay gắt, để bảo đảm an toàn cho vật nuôi, chúng tôi dùng hệ thống tưới nước làm mát mái tự động, đồng thời phun thuốc khử trùng vệ sinh môi trường, phòng dịch, hạn chế mức thấp nhất nguồn lây lan dịch bệnh”.

Cùng với chăn nuôi lợn, Lữ đoàn chủ động đa dạng vật nuôi như bò, dê, vịt, gà, chim câu. Trong các chuồng trại, ao hồ thường có 300 con gia cầm lấy trứng, hơn 10 nghìn con gia cầm lấy thịt, 20 con bò, cá nước ngọt 28 nghìn con. Nhờ vậy, đơn vị bảo đảm tự túc 100% thịt lợn, gia cầm và rau xanh.

Từ đầu năm đến nay, các bếp ăn của Lữ đoàn đã nhập gần 40.000 kg rau quả các loại và 25.000 kg lợn hơi, 30.000 quả trứng gia cầm, 25.000 kg cá... từ nguồn chăn nuôi, trồng trọt của đơn vị.

Việc bảo đảm lượng rau xanh là nhiệm vụ rất khó khăn do đơn vị đóng quân trên vùng đồi núi, đất khô cằn, sỏi đá. Trong khó khăn ấy, cán bộ, chiến sĩ đã có nhiều giải pháp, sáng kiến để tăng gia sản xuất. Các anh đã bỏ ra biết bao công sức đào xới, xúc bỏ toàn bộ lớp đất sỏi đá phía trên đổ đi, chuyển đất màu từ xa về, tạo nên những khu đất vuông vắn, màu mỡ. 

Ngoài ra, đơn vị tổ chức học hỏi cách làm phân xanh, phân vi sinh tận dụng nguồn chất thải từ chăn nuôi. Nguyên liệu làm phân vi sinh được tận dụng từ các loại phân gia súc, gia cầm trộn đều với rơm, vôi bột, tưới men vi sinh, phủ bạt hoặc bùn đất. Sau 40 ngày ủ có thể dùng làm phân bón cho cây trồng phục vụ tăng gia sản xuất.

Từ đầu năm đến nay, các bếp ăn của Lữ đoàn đã nhập gần 40 nghìn kg rau quả các loại và 25 nghìn kg lợn hơi, 30 nghìn quả trứng gia cầm, 25 nghìn kg cá... từ nguồn chăn nuôi, trồng trọt của đơn vị. Qua đó bổ sung, cải thiện bữa ăn cho bộ đội, đồng thời tạo nguồn kinh phí đầu tư, tu sửa cảnh quan môi trường, khuôn viên đơn vị sáng, xanh, sạch, đẹp.

Đến bếp ăn tập trung của Lữ đoàn đúng giờ bộ đội chuẩn bị ăn trưa, chúng tôi thấy các khay thức ăn đã được bày ngăn nắp. Ngoài cơm, canh có thịt gà, thịt lợn, giò, đậu, rau cải luộc. Toàn bộ thực phẩm trong bữa ăn đều do bộ đội tăng gia sản xuất. Với bữa ăn ngon, đủ dinh dưỡng cùng tinh thần phấn khởi, các cán bộ, chiến sĩ có sức khỏe tốt để thi đua huấn luyện giỏi, sẵn sàng chiến đấu cao.

Cùng với việc bảo đảm chất lượng bữa ăn cho bộ đội, cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 673 còn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, thi đua sáng kiến, cải tiến mô hình, thiết bị huấn luyện hậu cần. Nhờ vậy, tiết kiệm sức người, tạo sự đột phá, chuyển biến trong công tác bảo đảm hậu cần. Tiêu biểu như các mô hình phòng bảo ôn bảo quản lương thực, thực phẩm dự trữ; hệ thống phun thuốc trừ sâu sinh học cơ động; bếp Hoàng Cầm cơ động. Việc ứng dụng sáng kiến, cải tiến vào thực tiễn giúp thực hiện nhiệm vụ nhanh hơn, hiệu quả tăng gia, sản xuất được nâng cao, ít phụ thuộc thời tiết, khí hậu; hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn thực phẩm và sức khỏe bộ đội.

Theo Thượng tá Phạm Tiến Phúc, Chủ nhiệm Hậu cần Lữ đoàn 673, những năm qua, Lữ đoàn luôn thực hiện tốt phong trào thi đua “Ngành Hậu cần Quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy”, nổi bật là thực hiện “Một tập trung - Ba khâu đột phá” và “Năm tốt”, tập trung vào khâu yếu để tạo đột phá, chuyển biến đồng bộ, vững chắc, bảo đảm tốt sức khỏe, đời sống bộ đội. Từ đó đã nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ về công tác hậu cần. 

Những cách làm hay, sáng tạo trong tăng gia sản xuất của Lữ đoàn đã thúc đẩy nhiều mô hình, phong trào khác trong công tác hậu cần, như: Xây dựng đơn vị nuôi quân giỏi, quản lý quân nhu tốt; quản lý quân y 5 tốt; quản lý, sử dụng xăng dầu an toàn, tiết kiệm, hiệu quả; đơn vị vận tải an toàn, chính quy, hiệu quả; quản lý doanh trại chính quy xanh, sạch, đẹp... tạo nên một “hệ sinh thái” bảo đảm tốt vật chất hậu cần cho mọi nhiệm vụ.

Bài, ảnh: Trung Anh

Camera an ninh của cựu chiến binh: "Người lính" đứng gác ngày đêm
(BGĐT) - Camera giám sát đã không còn xa lạ đối với người dân, trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ kiểm soát an ninh trật tự, an toàn giao thông, trợ giúp điều tra, đổ rác bừa bãi… “Mỗi mắt camera được lắp đặt, chúng tôi coi đó như một người lính đứng gác ngày đêm” - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Lạng Giang (Bắc Giang) Nguyễn Mạnh Hiệp cho hay.
Vinh quang người lính tình nguyện Việt - Lào
“Cuộc đời mỗi con người có biết bao kỷ niệm nhưng kỷ niệm thời chiến tranh bao giờ cũng là dấu son in đậm trong tâm trí, nhất là đối với những người lính quân tình nguyện Việt - Lào như chúng tôi”- Đó là chia sẻ của ông Hoàng Đình Tiến, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Lào, Trưởng Ban liên lạc quân tình nguyện và chuyên gia giúp cách mạng Lào tỉnh Bắc Giang.
Người lính năm xưa
(BGĐT) - Cái giếng nước sau vườn nhà bà Nụ quanh năm phủ đầy lá khô. Từng lớp, từng lớp lá trút xuống như ký ức của một người có tuổi. Mỗi năm cứ vào đêm trăng ấy, bà sẽ tắm gội bằng nước lá thơm, mặc bộ quần áo mới và ra giếng lấy nước về đặt lên bàn thờ cùng nén hương trầm.
Giao lưu chủ đề "Văn học - Học văn trong các nhà trường và Thơ của người lính"
(BGĐT) - Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, chiều 21/4, Thư viện tỉnh Bắc Giang tổ chức buổi giao lưu tác giả, tác phẩm và bạn đọc với chủ đề “Văn học - Học văn trong các nhà trường và Thơ của người lính”. Khách mời tham gia nói chuyện là nhà văn Nguyễn Thị Mai Phương, Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Giang và nhà thơ Nguyễn Hồng Minh.

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...