Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 25 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thế giới
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Triều Tiên lần đầu lên tiếng về vụ tấn công đại sứ quán ở Tây Ban Nha

Cập nhật: 20:23 ngày 31/03/2019
Ngày 31-3, Triều Tiên ra tuyên bố chính thức đầu tiên về vụ đột nhập đại sứ quán nước này ở Tây Ban Nha tháng trước, gọi đây là “cuộc tấn công khủng bố nghiêm trọng”.

Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết, “một sự xâm nhập bất hợp pháp và chiếm giữ cơ sở ngoại giao và hành động lấy cắp là sự vi phạm nghiêm trọng đến chủ quyền quốc gia và vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế. Hành động kiểu này không bao giờ được chấp nhận trên toàn cầu”.

{keywords}

Đại sứ quán Triều Tiên ở Madrid, Tây Ban Nha. 

Ngày 22-2, một nhóm người đã đột nhập vào Đại sứ quán Triều Tiên tại Madrid. Theo KCNA, nhóm vũ trang này đã tấn công đại sứ quán, trói, đánh đập, tra tấn các nhân viên và cướp máy tính, các thiết bị thông tin và tài liệu.

Nhóm Cheollima Civil Defence (Thiên Lý Mã), còn được biết đến với tên gọi Free Joseon (Tự do Triều Tiên), đã nhận trách nhiệm về vụ đột nhập và cho biết đã chia sẻ một số thông tin thu thập được từ đại sứ quán với Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) theo “yêu cầu của họ” - Yonhap cho hay.

Hãng thông tấn KCNA tuyên bố: “Triều Tiên đang theo dõi chặt chẽ mọi thông tin về việc FBI, Mỹ và một tổ chức chống Triều Tiên có liên quan đến vụ khủng bố”.

“Triều Tiên cũng hy vọng chính quyền Tây Ban Nha tiến hành cuộc điều tra về vụ việc một cách có trách nhiệm để đưa những kẻ khủng bố và những người giật dây ra công lý, theo đúng luật pháp quốc tế liên quan” - tuyên bố của Bộ Ngoại giao Triều Tiên viết.

FBI hiện không xác nhận hoặc phủ nhận sự tồn tại của cuộc điều tra, trong khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino gần đây nói rằng chính phủ Mỹ không liên quan đến vụ việc. Cảnh sát Madrid cũng chưa đưa ra bình luận nào.

Tổng thống Mỹ khẳng định không cần các lệnh trừng phạt bổ sung đối với Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29-3 tuyên bố, hồi tuần trước, ông quyết định sẽ không áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Triều Tiên là vì ông muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un và vì người dân Triều Tiên đã phải "chịu nhiều đau khổ".
 
Mỹ cáo buộc Triều Tiên tiếp tục theo đuổi hoạt động hạt nhân, tên lửa
Tư lệnh quân đội Mỹ tại Hàn Quốc, Tướng Robert Abrams cho rằng hoạt động liên quan đến chương trình tên lửa, vũ khí hạt nhân của Triều Tiên không phù hợp với phi hạt nhân hóa.
 
Đặc phái viên Mỹ và quan chức Triều Tiên cùng tới Trung Quốc
Ngày 26-3, đặc phái viên Mỹ về vấn đề Triều Tiên Stephen Biegun lên đường tới Bắc Kinh nhằm tiếp tục các cuộc thảo luận Mỹ - Trung về các chính sách liên quan đến Triều Tiên. Chuyến thăm diễn ra đúng một tháng sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên tại Hà Nội không đạt được thỏa thuận.
 
Một số nhân viên Triều Tiên trở lại làm việc tại Văn phòng liên lạc liên Triều
Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết ngày 25-3, một số nhân viên Triều Tiên đã trở lại làm việc tại Văn phòng liên lạc chung liên Triều ở TP biên giới Kaesong, 3 ngày sau khi Triều Tiên bất ngờ tuyên bố rút khỏi văn phòng này.
 
Mỹ rút lại các lệnh trừng phạt bổ sung liên quan đến Triều Tiên
Ngày 22-3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã ra lệnh rút lại những biện pháp trừng phạt có liên quan đến Triều Tiên do Bộ Tài chính Mỹ công bố gần đây.
 
Theo Lao động
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...