Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thế giới
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Điều gì chờ đợi Thái Lan sau bầu cử?

Cập nhật: 17:54 ngày 22/04/2019
(BGĐT) - Hơn hai tuần sau cuộc bầu cử đầu tiên của Thái Lan kể từ tháng 7-2011, kết quả vẫn chưa ngã ngũ. Ủy ban Bầu cử (EC) đã công bố kết quả kiểm phiếu sơ bộ nhưng mắc nhiều lỗi, cùng với đó là sự thiếu minh bạch và kém chất lượng trong việc quản lý chiến dịch vận động tranh cử và bỏ phiếu sớm.

Kết quả chính thức chỉ được công bố vào ngày 9-5 tới, và rất nhiều bất ngờ có thể xảy ra trong giai đoạn chờ đợi này khi các đảng phái tìm kiếm liên minh. Giai đoạn này cũng là lúc Ủy ban bầu cử sẽ phải trả lời các vấn đề khiếu nại, một số khu vực sẽ tiến hành bầu cử lại, một số ứng cử viên chiến thắng có thể không được công nhận và điều này có thể dẫn đến thay đổi kết quả vào phút chót.

{keywords}

Cử tri xếp hàng chờ bỏ phiếu tại một điểm bầu cử ở Bangkok (Thái Lan), ngày 24-3-2019.

Theo quy định của Điều 272 trong Hiến pháp, nhà lãnh đạo tiếp theo của Thái Lan sẽ được lựa chọn thông qua một cuộc bỏ phiếu tự do của tất cả các nghị sĩ Quốc hội, bao gồm cả những thượng nghị sĩ do quân đội chỉ định và các thành viên Hạ viện do dân bầu ra. Nếu bất kỳ ứng cử viên thủ tướng nào nhận đủ 376 phiếu bầu của lưỡng viện 750 ghế, người đó sẽ có quyền thành lập nội các. Đảng Phalang Pracharat (đảng Quyền lực Nhà nước Nhân dân) của ông Prayuth đã vượt ngoài mong đợi khi giành được 117 ghế Hạ viện. Cùng với sự ủng hộ của 250 thượng nghị sĩ do quân đội chỉ định, đảng Phalang Pracharat chỉ cần giành được 126 ghế Hạ viện là có đủ 376 phiếu ủng hộ theo yêu cầu để thành lập chính phủ.

Kết quả chưa chính thức và không rõ ràng của cuộc bầu cử khiến nhiều phe phái khác nhau đều tuyên bố có quyền đứng ra thành lập chính phủ. Đảng Phalang Pracharat thân quân đội giành được nhiều phiếu nhất. Tuy nhiên, Đảng Pheu Thai (đảng Vì nước Thái) có quan hệ với cựu Thủ tướng lưu vong Thaksin Shinawatra lại giành được nhiều ghế nhất tại Hạ viện. Pheu Thai và đảng Tương lai mới (FFP) cùng một số đảng khác đã liên minh với nhau trong khối dân chủ để kiểm soát Hạ viện. Từ nay đến đầu tháng 6 khi Quốc hội nhóm họp, Thái Lan có thể sẽ phải chứng kiến một cuộc chiến "tin tức giả" khi mỗi bên đều tuyên bố rằng họ được quyền thành lập chính phủ.

Các đảng của khối dân chủ hy vọng có thể thuyết phục được các thượng nghị sĩ và hai đảng là Phumchai Thai và đảng Dân chủ - những đảng chưa bày tỏ ý định ủng hộ phe nào. Tuy nhiên, người dân Thái bắt đầu nhận ra rằng, do tiến trình tham vấn vội vã và không đầy đủ liên quan tới cuộc trưng cầu ý dân về Hiến pháp năm 2016, thực tế khó khăn đang dần hiện ra, đó là bản Hiến pháp mới đã được soạn thảo nhằm luôn có lợi cho đảng thân quân đội.

Liệu cuộc bầu cử vừa qua có đem lại sự ổn định? Thậm chí ngay cả trước khi Quốc hội nhóm họp, nhiều vấn đề nóng có thể làm chệch hướng con đường trở lại nền dân chủ vốn đã mong manh này. Những biểu hiện của Ủy ban Bầu cử Thái Lan có thể sẽ không làm mất hiệu lực của cuộc bầu cử nhưng sẽ gần giống như vậy. Hoàn toàn có thể hiểu được sự tức giận của người dân Thái Lan khi EC thường xuyên sửa đổi kết quả, kết quả bất nhất một cách không thể giải thích được. Và Uỷ ban Bầu cử đã không thể chuyển 1.500 phiếu bầu của các công dân Thái Lan ở New Zealand về nước kịp thời gian để kiểm phiếu. Tuy nhiên, các đảng chính trị sẽ không từ bỏ tiến trình này. Cáo buộc về những hành vi sai trái sẽ được tiến hành điều tra và điều này sẽ dẫn đến việc phải tổ chức một cuộc bầu cử bổ sung.

{keywords}

Lãnh đạo đảng Pheu Thai, đảng Ruamthai Seri và đảng Prachachart Wan công bố văn kiện ký kết về việc thành lập liên minh, trong cuộc họp báo tại Bangkok (Thái Lan), ngày 27-3-2019.

Cuộc bầu cử vừa qua cho thấy hệ thống bầu cử mới của chính quyền quân sự là nhằm chống lại Pheu Thai nhưng nó đem lại lợi ích cho một đảng theo đường lối chống chính quyền quân sự hoàn toàn mới, đảng Tương lai mới (FF). Được dẫn dắt bởi những người thành thị trẻ tuổi, đảng non trẻ này đã giành được số phiếu bầu cao thứ ba. Với việc nắm giữ quyền lực trong một thời gian dài, có vẻ như chính quyền quân sự đang gây ra sự bất bình trong người dân và điều này có lợi cho đảng FF. Thật vậy, khối dân chủ bao gồm Pheu Thai, FF và một số đảng nhỏ, và là bên đầu tiên tuyên bố đủ số ghế để thành lập chính phủ liên minh. Đó không phải là những gì chính quyền quân sự muốn hoặc mong đợi.

Cuối cùng thì cuộc bầu cử vừa qua cũng cho thấy người dân Thái Lan không có sự thống nhất và thậm chí không rõ ràng sau gần 5 năm các hoạt động chính trị bị hạn chế nghiêm ngặt. Dĩ nhiên, sự chia rẽ không có gì mới mẻ ở Thái Lan.

Sự trỗi dậy của FF được phản chiếu bởi sự sụp đổ của cuộc bỏ phiếu của đảng Dân chủ. Trong thập kỷ qua, đảng lâu đời nhất của Thái Lan đã tự đặt mình chống lại Thaksin và ủng hộ một số biện pháp can thiệp nhằm hạ bệ các chính phủ được bầu thân Thaksin. Có lẽ, sự suy tàn của đảng Dân chủ có nghĩa rằng nhiều cử tri của đảng này ủng hộ cuộc đảo chính năm 2014 và chính quyền quân sự đã chuyển sang ủng hộ đảng PP của chính quyền quân sự. Các cử tri của đảng này lo lắng về sự chi phối chính trị tiếp tục của quân đội và đưa ra sự thay thế là ủng hộ FF, vốn được xác định là lực lượng chống chính quyền quân sự và ủng hộ dân chủ.

Ông Prayuth Chan-ocha có thể tiếp tục làm Thủ tướng, song tiến trình đi đến kết quả ngã ngũ rõ ràng bộc lộ tình trạng chia rẽ kéo dài 10 năm qua trong nền chính trị Thái Lan hiện diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Thay vì bảo đảm sự ổn định, cuộc bầu cử bị chia rẽ sâu sắc dẫn đến những cuộc vật lộn mới về quyền lực.

Ngay cả khi ông Prayuth và các đồng minh của ông trong đảng Palang Pracharath thành lập một chính phủ mới thì đây cũng không phải là một chính phủ được vận hành "xuôi chèo mát mái" vì liên minh chống chính quyền quân sự dẫn đầu là đảng Pheu Thai lại nắm thế đa số ở Hạ viện. Chính phủ do ông Prayuth dẫn đầu sẽ không thể thông qua luật lệ và thông qua ngân sách. Có khả năng họ sẽ trở thành một chính phủ không hiệu quả và ông Prayuth sẽ đối mặt với bỏ phiếu bất tín nhiệm.

Cuối cùng thì cuộc bầu cử vừa qua cũng cho thấy người dân Thái Lan không có sự thống nhất và thậm chí không rõ ràng sau gần 5 năm các hoạt động chính trị bị hạn chế nghiêm ngặt. Dĩ nhiên, sự chia rẽ không có gì mới mẻ ở Thái Lan.

Thái Lan kiểm phiếu và bầu cử lại ở một số địa phương
Ngày 3-4, Ủy ban bầu cử Thái Lan (EC) quyết định kiểm phiếu lại ở hai điểm bỏ phiếu, đồng thời tổ chức bỏ phiếu lại tại 6 điểm bầu cử khác. Việc phải bỏ phiếu lại do có sự không nhất quán về số lượng phiếu bầu.
 
Bầu cử Thái Lan: Ủy ban Bầu cử hoãn công bố kết quả sơ bộ đến ngày 29-3
Chiều 25-3, Ủy ban bầu cử (EC) của Thái Lan đã hoãn công bố kết quả sơ bộ cuộc tổng tuyển cử đầu tiên của nước này kể từ khi quân đội lên nắm quyền trong cuộc đảo chính cách đây 5 năm mà không đưa ra bất cứ lý do nào.
 
Bầu cử Thái Lan: Đảng Dân chủ thừa nhận thất bại
Ngày 24-3, truyền thông sở tại dẫn lời ông Ongart Klampaiboon, một nhân vật chủ chốt của đảng Dân chủ, thừa nhận đảng này đã thất bại nặng nề trước đảng Palang Pracharat (Quyền lực nhà nước nhân dân) trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra cùng ngày ở Thái Lan.
 

Thanh Bình

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...