Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 23 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thế giới
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Căng thẳng Mỹ-Iran: Cạnh tranh nước lớn và cú đảo chiều của Tổng thống Donald Trump

Cập nhật: 07:00 ngày 01/06/2019
(BGĐT) - Kể từ ngày 5-5 đến nay, khu vực Trung Đông vốn không yên ổn bởi những tranh chấp giữa các cường quốc đang nóng lên từng ngày. Mỹ liên tục có những hành động “đổ dầu vào lửa” bằng việc điều máy bay ném bom chiến lược B52 và tàu sân bay đến vùng vịnh đe dọa Iran khiến thế giới sôi sục với câu hởi lớn: Liệu chiến tranh có nổ ra giữa Iran và Mỹ?

Căng thẳng leo thang

Tròn bốn thập kỷ qua, quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Iran luôn trong tình trạng căng như dây đàn, chỉ cần một “cú hích” nhỏ là dây đàn đứt và chiến tranh nóng có thể nổ ra. Nay quan hệ hai bên lại thêm một nấc thang căng thẳng mới kể từ ngày 5-5 vừa qua khi cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton tuyên bố Washington đang triển khai tàu sân bay tấn công USS Abraham Lincoln và đội đặc nhiệm máy bay (có cả B52) ném bom đến Trung Đông. 

{keywords}

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Iran Hassan Rouhani. (Ảnh: Getty Images)

Động thái này của Mỹ nhắn nhủ Iran rằng, bất cứ một cuộc tấn công nào của Iran vào lợi ích của Mỹ và đồng minh đều phải trả giá đắt. Giới phân tích đã rút ra bốn nguyên nhân gây căng thẳng giữa Mỹ và Iran.

Thứ nhất, nguyên nhân lịch sử để lại. Năm 1979, cuộc cách mạng Hồi giáo Iran lật đổ chế độ quân chủ do Mỹ bảo trợ lập nên nhà nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, đặc biệt vụ một nhóm sinh viên bắt giữ 63 nhà ngoại giao Mỹ làm con tin tại Đại sứ quán Mỹ ở Thủ đô Teheran. 

Sau sự kiện trên, Mỹ đã cắt đứt quan hệ ngoại giao, đồng thời thực hiện chính sách cấm vận đối với Iran. Năm 1988, Mỹ bắn nhầm máy bay chở khách của Iran trên vùng Vịnh khiến 290 người thiệt mạng, đẩy mối quan hệ hai bên vào vòng xoáy mới.

Thứ hai, Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân vào tháng 5-2018. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân được ký giữa Iran và nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức); đồng thời Mỹ thực hiện nhiều đòn trừng phạt khắc nghiệt nhằm bóp ngẹt nền kinh tế và ảnh hưởng của Iran trong khu vực.

Thứ ba, Mỹ “dằn mặt” Iran để khẳng định vị thế trong khu vực. Giới phân tích cho rằng vị thế của Mỹ tại khu vực đã suy yếu đáng kể so với trước đây bởi nhiều lý do. Vì thế, thời điểm hiện tại là cơ hội tốt nhất để trường phái cứng rắn trong chính quyền Mỹ thể hiện thái độ cứng rắn với Iran bằng một “cuộc chiến” ném bom nhằm ngăn chặn một Iran có vũ khí hạt nhân.

Thứ tư, bóp méo thông tin tình báo liên quan đến Iran. Ngoại trưởng Mỹ- ông Mike PomPeo và Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan đã thông báo với các thành viên lưỡng viện quốc hội Mỹ rằng, có “thông tin tình báo đáng tin cậy” cho thấy khả năng xảy ra một cuộc tấn công của Iran vào lực lượng quân sự Mỹ trong khu vực. 

Phía Đảng Dân chủ cho rằng, các thông tin tình báo đã bị chính quyền bóp méo phục vụ cho ý đồ của chính quyền ông Donald Trump và có nguy cơ dẫn đến một cuộc xung đột không chủ định.

Đâu là mục tiêu thực sự của Mỹ?

Ngoài các nguyên nhân gây căng thẳng giữa Mỹ và Iran nêu trên còn một lý do đặc biệt khác là nguồn lợi dầu mỏ, điều quan trọng này ít được dư luận quan tâm đến.

Thực tiễn cho thấy, cuộc chiến tranh Iraq năm 2003 do Mỹ phát động với cái cớ là ngăn chặn chính quyền Saddam Hussen sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt nhưng dầu mỏ mới là nhân tố quan trọng nhất của cuộc chiến tại Iraq. 

Từ cuộc chiến này thấy rõ việc Mỹ bảo vệ “quyền lợi” của mình chính là dòng chảy dầu mỏ (vàng đen) từ Saudi Arabia đối với Mỹ. Hiện nay lượng dầu nhập khẩu của Mỹ chỉ có 8,1% từ Saudi Arabia, nhưng Mỹ lại quyết bảo vệ lợi ích của Saudi Arabia bởi hai lý do sau:

Mỹ thể hiện sức mạnh của một siêu cường bằng cách điều tiết dòng chảy của dầu mỏ từ các nhà sản xuất đến người tiêu dùng: Nguồn dầu mỏ từ Trung Đông hiện đang giao dịch qua hai nhánh chính là từ Trung Đông tới các nước phương Tây và tới khu vực châu Á. 

Mỹ sẽ duy trì hiện trạng và điều tiết nguồn cung dầu từ Trung Đông ra thế giới biểu hiện cụ thể nhất là đã hạn chế nguồn cung dầu từ Iran và tạo cho Saudi Arabia một vị thế sử dụng trò “chơi quyền lực” toàn cầu (dầu mỏ) dưới sự chỉ đạo của Mỹ nhằm chiếm lấy thị phần mà Iran bỏ lại tại châu Âu, châu Á.

{keywords}

Chiến hạm Mỹ diễn tập trên Biển Arab gần Iran hôm 18-5. Nguồn: Internet

Mỹ tận dụng điểm yếu của Saudi Arabia: Sau khi chính quyền Tổng thống Obama ký thỏa thuận hạt nhân Iran, Saudi Arabia xác định đã bị Mỹ bỏ rơi. Khi ông Trump lên cầm quyền đã chủ động hâm nóng lại quan hệ Mỹ - Saudi Arabia.

Giới phân tích cho rằng ngay cả khi không thể giúp Mỹ hiện thực hóa các mục tiêu trong khu vực nhưng Saudi Arabia vẫn sẽ giúp bảo đảm các lợi ích tài chính cho Mỹ. Dòng tài chính này sẽ dịch chuyển từ nguồn dầu sang các trang thiết bị trong những hợp đồng cung cấp vũ khí của Mỹ, tức là cuối cùng của lợi nhuận dầu mỏ vẫn sẽ quay trở lại nền kinh tế Mỹ.

Không bên nào muốn chiến tranh?

Cố vấn của Tổng thống Iran- ông Hesameddin Ashena khi trả lời hãng thông tấn Tasnim đã nói rằng: “Thứ nhất chúng tôi không cho phép một cuộc chiến tranh xảy ra trong khu vực và thứ hai sẽ không chấp nhận bị đè nén dưới các lệnh trừng phạt. Phản ứng của chúng tôi đối với Mỹ là nói không với chiến tranh và nói không với trừng phạt”. 

Còn Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike PomPeo, sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã nói rằng: “Về cơ bản chúng tôi không theo đuổi một cuộc chiến tranh với Iran” và “chúng tôi nói rõ với phía Iran rằng nếu các lợi ích của Mỹ bị phương hại, chúng tôi sẽ phản ứng một cách thích đáng”.

Phản ứng thích đáng của Mỹ đã quá rõ đó là sự hiện diện của tàu sân bay, máy bay ném bom chiến lược B52 và tới đây sẽ tăng cường thêm binh lính tới các căn cứ của Mỹ trong khu vực. Vậy chiến tranh có xảy ra hay không? Hay đây chỉ là đòn gió của Mỹ nhằm vào Iran? 

Chuyên gia Harry Kazianis thuộc trung tâm lợi ích quốc gia Mỹ (CNI) cho rằng, “xung đột Mỹ - Iran nếu bùng phát có lẽ chỉ xoay quanh khả năng chống tiếp cận, chống xâm nhập khu vực của Iran. Còn nếu xung đột trở thành chiến tranh trên diện rộng thì hậu quả sẽ hết sức nặng nề vì Iran sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt” và “nhiều khả năng Mỹ sẽ hợp tác với các đồng minh trong khu vực để kiềm chế Iran”.

Áp sát, đe dọa của Mỹ với Iran chắc chắn sẽ tăng nhịp độ nhưng có xảy ra chiến tranh hay không thì chắc chắn, ông Donld Trump và bộ máy của ông phải tính toán kỹ vì bài học của cuộc chiến tranh Iraq năm 2003 vẫn còn nguyên giá trị. Mặt khác Iran không phải là Iraq năm 2003, bởi quốc gia Hồi giáo này có tiềm lực quân sự xếp thứ 14 thế giới và là đối tượng không dễ bỏ cuộc nếu chiến tranh xảy ra.

Liệu Mỹ có trượt vào cuộc đối đầu quân sự nguy hiểm với Iran?
(BGĐT)- Những lo ngại về một cuộc xung đột ở Trung Đông lại một lần nữa dấy lên sau khi Lầu Năm Góc thông báo điều một nhóm tác chiến tàu sân bay và máy bay ném bom hạng nặng đến vùng biển gần Iran. Động thái này diễn ra sau khi Tehran tuyên bố ngừng thực thi một số cam kết được đưa ra theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015 để đáp trả sự gia tăng áp lực từ phía Tổng thống Mỹ Donald Trump.
 
Tổng thống Mỹ sẽ chủ trì cuộc họp HĐBA Liên Hợp quốc về Iran vào cuối tháng 9
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp quốc (LHQ) Nikki Haley ngày 4-9 thông báo, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chủ trì một cuộc họp của Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ về Iran vào cuối tháng này, trong khuôn khổ phiên họp thường niên các nhà lãnh đạo trên thế giới tại New York.
 
Bắc Hà
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...