Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 35 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thế giới
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hàn Quốc vẫn kiên quyết chấm dứt GSOMIA với Nhật Bản

Cập nhật: 14:47 ngày 11/11/2019
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 11-11 tuyên bố nước này không xem xét hoãn việc chấm dứt Hiệp định bảo đảm thông tin quân sự chung (GSOMIA) sắp hết hạn với Nhật Bản.

Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, bà Choi Hyun-soo đã tái khẳng định lập trường của Chính phủ nước này "chỉ xem xét các biện pháp khác khi Nhật Bản trước hết gỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu và quan hệ Hàn-Nhật được khôi phục".

{keywords}

 Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Choi Hyun-soo tại cuộc họp báo ở Seoul ngày 25-7-2019. 

Hiệp định GSOMIA giữa Hàn Quốc và Nhật Bản được ký năm 2016. Hiệp định này sẽ hết hiệu lực vào ngày 23-11 tới, sau quyết định ngày 22-8 vừa qua của Seoul không gia hạn Hiệp định sau khi Tokyo công bố các quy định hạn chế xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc. Seoul cho rằng động thái này của Tokyo là nhằm trả đũa quyết định của Tòa án Tối cao Hàn Quốc buộc các công ty Nhật Bản bồi thường các nạn nhân bị cưỡng bức lao động thời chiến.

Gần đến thời hạn hiệp định hết hiệu lực, một số nguồn tin truyền thông đồn đoán rằng Hàn Quốc đang cân nhắc một phương án hoãn chấm dứt GSOMIA cho đến khi hai bên đạt được một giải pháp cho các tranh cãi về kinh tế và lịch sử thời chiến. Tuy nhiên, bà Choi Hyun-soo khẳng định "cho đến nay chưa có phương án nào như vậy được xem xét".

Mỹ đã nhiều lần kêu gọi Hàn Quốc rút lại quyết định vì GSOMIA được xem là rất quan trọng trong hợp tác an ninh ba bên Mỹ-Nhật-Hàn tại khu vực, song Seoul vẫn giữ lập trường chỉ xem xét lại quyết định này khi Nhật Bản có những động thái thay đổi trước.

Nhật Bản, Hàn Quốc nhất trí đối thoại giải quyết bất đồng lịch sử
Các quan chức ngoại giao Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhất trí rằng cần phải đối thoại tìm giải pháp cho những hiềm khích lịch sử liên quan đến việc bồi thường các những nạn nhân bị cưỡng bức lao động trong thời gian phát xít Nhật đô hộ bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 tới cuối Chiến tranh Thế giới thứ Hai (năm 1945), vấn đề đã khiến quan hệ giữa hai nước căng thẳng trong thời gian qua.
Hàn Quốc 'xử lý cứng rắn' đối với biện pháp hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản
Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yon ngày 3-8 đã chỉ trích quyết định của Nhật Bản loại Seoul ra khỏi "Danh sách Trắng" về các đối tác thương mại đáng tin cậy. Ông Lee Nak-yon đánh giá động thái này của Tokyo "vượt quá giới hạn".

Theo TTXVN

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...