Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thế giới
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Ca nhiễm nCoV Ấn Độ vượt 33.000

Cập nhật: 08:00 ngày 01/05/2020
Ấn Độ ghi nhận thêm hơn 1.700 ca nhiễm, đưa số ca nhiễm cả nước lên hơn 33.000, trong bối cảnh lệnh phong tỏa sắp kết thúc.

Bộ Y tế Ấn Độ vừa cho biết nước này ghi nhận thêm 1.718 ca nhiễm và 67 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 33.050 và 1.074, trong khi 8.437 người đã hồi phục. Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ ba châu Á, sau Iran và Trung Quốc.

Ấn Độ dường như đã tránh được kịch bản bị Covid-19 tàn phá nặng nề như Mỹ, Italy và một số quốc gia khác. Giới chuyên gia cho rằng điều này có thể là do Ấn Độ đã áp lệnh phong tỏa nghiêm ngặt đối với 1,3 tỷ dân từ 25/3, khi mới chỉ ghi nhận 60 ca nhiễm và 10 ca tử vong. Chính phủ Ấn Độ nói rằng số ca nhiễm có thể lên tới 100.000 nếu không áp lệnh phong tỏa.

Một số lý do khác bao gồm dân số trẻ, những tác động tích cực của vaccine lao BCG và hàng thập kỷ sốt xuất huyết lan rộng có thể đã giúp một bộ phân dân số được "miễn dịch bẩm sinh", theo nhà virus học T. Jacob John.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo không ai nắm được chính xác tình hình đại dịch ở các làng quê hẻo lánh và sâu trong các khu ổ chuột ở Ấn Độ. Bên cạnh đó, việc thiếu xét nghiệm và nhiều yếu tố khác khiến nhiều người cho rằng số ca tử vong được công bố thấp hơn nhiều so với số nạn nhân thực sự.

{keywords}

Một người đàn ông ở New Delhi, Ấn Độ được nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nCoV.

Lệnh phong tỏa toàn quốc ở Ấn Độ đã kéo dài gần 6 tuần và dự kiến kết thúc vào cuối tuần này. Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã cho phép nối lại một số hoạt động nông nghiệp và công nghiệp tại những khu vực nông thôn ít chịu ảnh hưởng của đại dịch, sau khi lệnh phong tỏa khiến hàng triệu người lâm vào cảnh thất nghiệp, thiếu lương thực và chỗ ở.

Tuy nhiên, trước tình trạng số ca nhiễm không ngừng tăng nhanh mỗi ngày, chính phủ Ấn Độ đang đối mặt với áp lực không nới lỏng thêm các hạn chế và gia hạn lệnh phong tỏa, bất chấp gánh nặng kinh tế ngày càng chồng chất.

Covid-19 đã xuất hiện tại 211 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 3,2 triệu người nhiễm và gần 229.000 người tử vong. Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn một triệu ca nhiễm và gần 62.000 ca tử vong.

Hàng nghìn người Mỹ xuống đường xem tiêm kích bất chấp dịch bệnh
Hàng nghìn người dân Mỹ đã phớt lờ lệnh ở nhà để xuống đường xem màn trình diễn của các tiêm kích của quân đội Mỹ nhằm tri ân các nhân viên chống dịch Covid-19 tuyến đầu.
Afghanistan: Đánh bom liều chết gần thủ đô Kabul khiến nhiều người thương vong
Bộ Nội vụ Afghanistan cho biết ít nhất 3 người đã thiệt mạng và 15 người bị thương trong một vụ đánh bom liều chết xảy ra ngày 29/4 tại khu vực cách không xa thủ đô Kabul của nước này.
Brazil có nguy cơ trở thành điểm nóng Covid-19 tiếp theo
Những diễn biến phức tạp tại Brazil trong tuần qua khiến giới chuyên gia lo ngại quốc gia Nam Mỹ này có thể trở thành điểm nóng mới trong đại dịch Covid-19.

Theo VnExpress

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...