Thứ ba, 16/04/2024
Bắc giang 27 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thế giới
Thế giới
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Báo chí trong kỷ nguyên truyền thông đa phương tiện

Cập nhật: 13:00 ngày 20/06/2020
(BGĐT) - Với một chiếc điện thoại thông minh, có kết nối mạng, chỉ cần một cú click là bạn có thể biết được tất cả những gì đang diễn ra trên khắp thế giới, thậm chí không phải trả một đồng phí nào. Dựa vào những thành tựu khoa học, kỹ thuật vượt bậc trong cuộc cách mạng về công nghệ thông tin, công nghệ số, phát thanh, truyền hình và đặc biệt là mạng Internet, báo chí - truyền thông đang đứng trước giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ, cả về hình thức và nội dung. 

Từ văn bản đến phát thanh, truyền hình và đa phương tiện

Trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin, diện mạo của báo chí-truyền thông đang thay đổi từng ngày, từng giờ. Với sự phát triển của Internet và các ứng dụng trên nền tảng Internet, bên cạnh báo giấy- loại hình báo chí truyền thống, báo mạng điện tử đã ra đời với tờ báo đầu tiên là Chicago Tribune, vào tháng 5/1992, tại Mỹ. Với báo mạng, nội dung và hình thức tin tức cũng thay đổi mạnh mẽ theo nhiều xu hướng khác nhau.

{keywords}

Số lượng những tờ báo giấy ngày càng giảm.

Xu hướng phổ biến nhất hiện nay là loại hình tin tức đa phương tiện, tập hợp tin tức có cùng chủ đề được truyền tải dưới nhiều hình thức như văn bản, âm thanh, hình ảnh, đồ họa… thậm chí là tương tác trực tiếp giữa tòa soạn và độc giả. Các yếu tố này được kết hợp, hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh hay là bức tranh toàn cảnh về một sự kiện, hoặc một nhân vật nào đó. Gói tin tức đa phương tiện, đa nền tảng có thể được xem là bước đột phá của báo chí hiện đại, khác xa so với các tác phẩm báo chí truyền thống. 

Nhu cầu thông tin của độc giả ngày càng cao nên sự ra đời của gói tin tức đa phương tiện là điều tất yếu khi nó vừa đáp ứng được đòi hỏi thông tin một cách nhanh nhạy, không giới hạn, cập nhật liên tục, vừa chứng minh ưu thế vượt trội của báo mạng so với các loại hình báo chí khác.

Bên cạnh đó, loại hình báo chí “di động” cũng đang phát triển mạnh khi điện thoại thông minh, thiết bị nghe nhìn cá nhân nhỏ, gọn ngày càng rẻ và phổ biến hơn. Tin tức được đọc trên các thiết bị di động đáp ứng nhu cầu của các độc giả trẻ, đam mê công nghệ, thích khám phá cái mới nhưng lại không có thời gian để ngồi trước màn hình máy tính. 

Với sự phát triển của các mạng xã hội, tin tức nhiều khi không còn là độc quyền của phóng viên hay tòa soạn. Với một chiếc điện thoại thông minh có camera, bất cứ người nào đang có mặt tại hiện trường đều có thể trở thành “phóng viên” khi đăng tải hình ảnh hoặc phát trực tiếp - “live stream” lên mạng xã hội Facebook, Youtube, hay Instagram…

Mạng xã hội không chỉ là công cụ và sân chơi để báo chí thiết lập quan hệ, tương tác với độc giả mà còn tạo điều kiện cho sự ra đời của các tòa soạn “một người” hay “phóng viên” bất đắc dĩ. Cũng sử dụng các nền tảng Internet, nhưng ngay cả báo chí hiện đại cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các mạng xã hội, nhất là về hiệu ứng lan truyền thông tin, mức độ phổ biến và thu hút quảng cáo.

Báo giấy sẽ tồn tại đến bao giờ?

“Trong 15 năm qua, cứ 5 tờ báo giấy thì có hơn một tờ đình bản”, “Đã có gần một nửa số lượng phóng viên, biên tập viên tại Mỹ mất việc” hay “Nhiều địa phương không còn tờ báo cho riêng mình”… là những cái tít nổi bật trên những tờ báo lớn không chỉ ở Mỹ mà còn ở Anh, Pháp hoặc nhiều nước châu Âu, châu Á khác.

Giải thưởng báo chí thường niên Pulitzer 2020 được tổ chức đầu tháng 5 vinh danh nhiều cây bút chống bất công xã hội. “Hành động vì cộng đồng”, hạng mục được coi là danh giá nhất của giải Pulitzer đã vinh danh hai tờ báo địa phương là Anchorage Daily NewsvàProPublica với loạt bài của phóng viên Kyle Hopkins điều tra về các lỗ hổng của hệ thống tư pháp bang Alaska, Mỹ trong việc đấu tranh chống lạm dụng tình dục. Báo The New York Times thắng lớn tại các hạng mục “Báo chí điều tra”, “Bình luận” và “Tin quốc tế”. Trong đó, phóng sự của phóng viên Brian M. Rosenthal phơi bày thực tế nhiều lái xe taxi buộc phải chấp nhận những khoản vay nặng lãi để có thể được hành nghề tại New York. Giải “Bình luận” thuộc về tác giả Nikole Hannah-Jones với bài báo tôn vinh sự đóng góp của người Mỹ da màu, cũng như hậu quả của chế độ nô lệ từng tồn tại ở Mỹ. Giải thưởng Pulitzer do nhà báo Mỹ Joseph Pulitzer thành lập từ năm 1917, được xem là giải thưởng báo chí danh giá hàng đầu tại Mỹ, đề cao sự nhân văn, tính chiến đấu và nêu bật nhiều vấn đề nổi cộm của nước Mỹ và thế giới.

Thực tế này cho thấy báo chí - truyền thông thế giới đang trải qua giai đoạn chuyển đổi khốc liệt, đánh dấu bước ngoặt có thể nói là quan trọng nhất trong lịch sử phát triển. Báo giấy, hình thức báo chí truyền thống, đang đứng trước nguy cơ biến mất khi không thể cạnh tranh trong kỷ nguyên kỹ thuật số.

Tuy nhiên, không phải ai cũng nghĩ như vậy, đặc biệt là những độc giả muốn “đọc chậm”. Với những người ở độ tuổi 40, có lẽ báo giấy không chỉ là nguồn thông tin mà còn là một phần của cuộc sống hằng ngày.

Hơn nữa, trong kỷ nguyên Internet, báo giấy có lẽ vẫn là nguồn tin đáng tin cậy hơn cả so với các loại hình báo chí khác. Không phải chịu áp lực “tin nóng”, việc xuất bản muộn hơn cho phép nhà báo và ban biên tập có thêm thời gian để kiểm chứng, mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và trung thực hơn. 

Báo giấy với việc lên trang, chia mục quy củ, hợp lý cũng thu hút những bạn đọc muốn thông tin quan trọng hơn là những nội dung giải trí. Báo mạng với hình thức phong phú, cả chữ viết, hình và ảnh lại thường ưu tiên những đề tài giật gân, sát thực với đời sống xã hội hằng ngày. 

Chính điều đó khiến bạn đọc đôi khi không thể tập trung tìm kiếm các nội dung mà mình mong muốn. Trong khi đó, với báo giấy, ngoài trang bìa, có lẽ những bạn đọc trung thành đều biết rằng thông tin mà mình quan tâm sẽ nằm chính xác ở trang nào. Hay nói cách khác, mỗi tờ báo sẽ chọn cho mình một chuyên mục “đinh” có thể “đọc chậm” dành cho độc giả trung thành.

Cuối cùng, khi bạn thực sự mệt mỏi với việc lướt trên màn hình máy tính hoặc điện thoại, thì việc cầm một tờ báo giấy, để đôi mắt được nghỉ ngơi có lẽ sẽ là điều tuyệt vời. Việc tin tức được trình bày ở mọi loại hình nghe nhìn, hay nói cách khác là xu hướng nội dung báo chí được chuyển tải bằng các gói tin đa phương tiện là không thể thay đổi. Với báo giấy, mặc dù lượng bạn đọc giảm sút nghiêm trọng nhưng có lẽ vẫn là món ăn tinh thần chưa thể thiếu được trong đời sống xã hội.

Báo Bắc Giang có 2 tác phẩm đoạt Giải thưởng báo chí tuyên truyền về ATGT năm 2019
(BGĐT) - Chiều 17/6, tại Hà Nội, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia tổ chức Lễ trao Giải thưởng báo chí tuyên truyền về ATGT năm 2019; phát động Giải thưởng năm 2020.

(BGĐT)-Chiều 17/6, tại Hà Nội, Ủy ban ATGT Quốc gia tổ chức Lễ trao Giải thưởng báo chí tuyên truyền về ATGT năm 2019; phát động Giải thưởng năm 2020.
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Báo chí phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng
Với hàng nghìn bài báo, hàng chục bút danh đề cập toàn bộ các vấn đề rộng lớn của cách mạng, của đời sống xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta nhiều quan điểm cơ bản và những suy nghĩ sâu sắc về hoạt động báo chí. Người mãi là Người thầy vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam.
Nữ sinh năm thứ nhất đăng quang Hoa khôi Báo chí 2020
Với sự thông minh và sự bình tĩnh đáng nể, sinh viên năm thứ nhất Khánh Linh đã đăng quang ngôi vị cao nhất của cuộc thi Press Beauty 2020.
Báo chí góp phần hiệu quả trong đấu tranh phòng chống, tham nhũng
Bên hành lang kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu Quốc hội đã chia sẻ với phóng viên về vai trò của báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Bảo đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí cho đại đa số người dân
Tự do ngôn luận, tự do báo chí là những quyền cơ bản của con người đã được Việt Nam cam kết thực hiện theo những nguyên tắc chung của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch, phản động, bất mãn chính trị thường lợi dụng để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN).

Phạm Nguyễn 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...