Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 34 °C / 25 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thế giới
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Covid-19 tới 6 giờ sáng 10/7: Thế giới có thêm 212.000 ca mắc; cảnh báo về những làn sóng dịch mới

Cập nhật: 07:51 ngày 10/07/2020
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 212.000 trường hợp mắc Covid-19 và trên 5.000 ca tử vong. Tình hình cho thấy nhiều nước đang xảy ra làn sóng dịch bệnh mới.

Theo trang thống kê worldometers.info, tính tới 6 giờ sáng 10/7 (giờ Việt Nam), tổng số ca Covid-19 toàn cầu là trên 12,3 triệu, trong đó có trên 556.000 ca tử vong.

Ba nước đứng đầu thế giới về số ca mắc trong 24 giờ qua là Mỹ (trên 55.000 ca), Brazil (trên 39.000 ca) và Ấn Độ (25.803 ca). Các nước ghi nhận số ca mắc cao trong 24 giờ qua còn có Nam Phi (13.674 ca), Mexico (gần 7.000 ca) và Nga (6.509 ca).

Về số ca tử vong, Brazil là nước có nhiều người chết nhất trong 24 giờ qua với 1.129 người. Tiếp theo là Mỹ (818 người) và Mexico (782 người).

Trong bối cảnh dịch bệnh nghiêm trọng, ngày 9/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo sẽ thành lập một ủy ban độc lập nhằm đánh giá cách thức xử lý Covid-19 của tổ chức này, cũng như công tác phòng chống dịch của chính phủ các nước.

{keywords}

Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm Covid-19 tại một nhà hàng ở Houston, Texas, Mỹ ngày 2/7.

Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến với các đại diện của 194 nước và vùng lãnh thổ thành viên, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết cựu Thủ tướng New Zealand Helen Clark và cựu Tổng thống Liberia Ell Johnson Sirleaf đã đồng ý đứng đầu ủy ban trên và sẽ lựa chọn các thành viên. Ông Ghebreyesus cũng cho biết ủy ban này sẽ cung cấp một báo cáo sơ bộ cho cuộc họp thường niên của các Bộ trưởng Y tế dự kiến sẽ được triệu tập vào tháng 11 tới.

Ngoài ra, người đứng đầu WHO cũng đề cập tới việc hồi tháng 5 vừa qua, các nước thành viên của WHO đã nhất trí thông qua nghị quyết của Liên minh châu Âu (EU), trong đó kêu gọi đánh giá độc lập về biện pháp ứng phó quốc tế đối với khủng hoảng, bao gồm cả cuộc điều tra về cách thức xử lý của WHO liên quan đến đại dịch Covid-19.

Cảnh báo làn sóng dịch mới ở nhiều nơi

{keywords}

Nhân viên y tế làm nhiệm vụ tại một điểm xét nghiệm Covid-19 tại thành phố Melbourne, bang Victoria, Australia ngày 2/7.

Lần lượt các quốc gia và vùng lãnh thổ chịu tác động mạnh nhất của Covid-19 đang chứng kiến làn sóng dịch bệnh thứ 2 hoặc thứ 3. Điều này càng chỉ ra rằng rất khó kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh ngay cả khi áp dụng các biện pháp đóng cửa biên giới hoặc cách ly từng phần.

Trong tuần này, thành phố lớn thứ 2 tại Australia là Melbourne đã tái áp dụng tình trạng phong tỏa trong bối cảnh lần đầu tiên trong 100 năm qua chính phủ liên bang phải ngừng các tuyến kết nối giữa bang Victoria và bang New South Wales. Trong khi đó, tại Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc), giới chức đang cố kiềm chế làn sóng dịch bệnh thứ 3 sau nhiều tuần không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Dù so sánh với những số ca nhiễm mới được ghi nhận tại các quốc gia đang là điểm nóng của dịch bệnh thế giới như Mỹ hay một số vùng ở Tây Âu thì số ca mắc mới hàng ngày ở Australia và Hong Kong không thấm vào đâu, nhưng những diễn biến trên phần nào làm dấy lên những lo ngại về ngày mà thế giới có thể trở lại bình thường, chỉ ra thực tế rằng sẽ rất khó để duy trì kiểm soát dịch bệnh ngay cả ở trong những hoàn cảnh tốt nhất.

Cũng giống như Australia và Đặc khu Hong Kong, Hàn Quốc, Trung Quốc, New Zealand, Singapore và Israel những ngày gần đây đều ghi nhận một làn sóng lây nhiễm mới sau khi tưởng như đã kiểm soát được dịch bệnh. Điều may mắn là tại các vùng chịu ảnh hưởng, nguy cơ lây nhiễm ở mức khá thấp và giới chức y tế đã phản ứng nhanh nhạy hơn để kiểm soát tốc độ lây lan.

Melbourne đặc biệt áp dụng lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, tăng cường hạn chế khi số ca mắc mới trong tháng này gia tăng mỗi ngày. Từ ngày 9/7, người dân tại thành phố này không được rời khỏi nhà nếu không vì những lý do đặc biệt như đi mua nhu yếu phẩm, chăm sóc y tế, tập thể dục hay đi làm. Các quán cà phê và nhà hàng chỉ vừa mới mở cửa trở lại cách đây vài tuần nay lại phải hạn chế những dịch vụ thông thường và chỉ được phép bán hàng mang đi hoặc giao hàng tận nơi. Các cơ sở làm đẹp và các địa điểm giải trí cũng tạm đóng cửa.

{keywords}

Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm Covid-19 tại Hong Kong, Trung Quốc ngày 13/5.

Đặc khu Hong Kong cũng đang cân nhắc áp dụng trở lại một số biện pháp hạn chế nhất định sau nhiều tuần nới lỏng và trở lại nhịp sống bình thường. Chính quyền Hong Kong liên tục kêu gọi người dân nâng cao ý thức đeo khẩu trang, vệ sinh phòng dịch và tôn trọng quy định giãn cách xã hội.

Thực tiễn phòng dịch khắt khe tại các quốc gia từng khống chế được virus càng chỉ ra rằng Mỹ đang đứng trước một mối nguy lớn với việc cố gắng khôi phục cuộc sống bình thường khi vẫn đang trong làn sóng dịch bệnh thứ nhất. Australia, Hong Kong và nhiều khu vực khác ở châu Á có thời gian ứng phó dịch bệnh sớm hơn Mỹ vài tháng. Những gì đã diễn ra ở các nơi này cho thấy việc tránh nguy cơ lây nhiễm là điều vô cùng khó khăn ngay cả khi có những điều kiện hoàn hảo như người dân rất tuân thủ các hướng dẫn phòng dịch, ý thức cao về việc đeo khẩu trang.

Diễn biến Covid tới 6 giờ sáng 23/6: Virus 'trỗi dậy' ở Mỹ, Brazil chưa qua đỉnh dịch
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 128.858 trường hợp mắc Covid-19 và 3.668 ca tử vong. Số ca lây nhiễm tăng mạnh ở 20 bang nước Mỹ, trong khi Brazil báo cáo trên 7.200 ca tử vong/tuần mà vẫn chưa tới đỉnh dịch.
Diễn biến Covid-19 tới 6 giờ sáng 22/6: Thế giới trên 9 triệu người mắc bệnh
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 122.798 trường hợp mắc Covid-19 và 3.248 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu tăng lên trên 9 triệu người. Đại dịch đang có xu hướng trở lại và lây lan trên diện rộng hơn.
Diễn biến Covid-19 tới 6 giờ sáng 21/6: Ấn Độ tăng mạnh số ca mắc mới
Theo trang thống kê worldometers.info, tính tới 6 giờ sáng 21/6 (giờ Việt Nam), toàn thế giới có 8.894.711 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, trong đó số ca tử vong là 465.944.

Theo TTXVN

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...