Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thế giới
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Quốc tế kêu gọi các bên tại Myanmar kiềm chế và đối thoại

Cập nhật: 15:34 ngày 02/03/2021
Ngày 2/3, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan cho biết các Bộ trưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ bày tỏ quan ngại về tình hình tại Myanmar trong cuộc thảo luận với đại diện quân đội nước này dự kiến diễn ra cùng ngày.

Ngoại trưởng Balakrishnan nhận định cuộc chính biến tại Myanmar đã tác động tiêu cực đến kinh tế-xã hội nước này, do đó ASEAN cần thúc đẩy cuộc đối thoại có sự tham gia của bà Aung San Suu Kyi và quân đội Myanmar để tìm ra giải pháp cho vấn đề hiện nay. 

{keywords}

Trong ảnh: Tuần hành ở thủ đô Yangon, phản đối tình trạng bế tắc chính trị tại Myanmar, ngày 26/2/2021.

Theo kế hoạch, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN sẽ có cuộc họp không chính thức với đại diện của chính quyền quân sự Myanmar trong ngày 2/3 thông qua hình thức trực tuyến.

Quân đội Myanmar ngày 1/2 đã bắt giữ Tổng thống Win Myint, Cố vấn Nhà nước San Suu Kyi cùng nhiều quan chức cấp cao khác thuộc đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) và tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 năm. 

Trước đó, quân đội cáo buộc đã có gian lận quy mô lớn trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11/2020, mà theo đó NLD đã giành đa số ghế tại cả lưỡng viện Quốc hội. Tuy nhiên, Ủy ban Bầu cử liên bang Myanmar đã bác bỏ cáo buộc này.

Thời gian qua, các cuộc biểu tình phản đối chính biến tại Myanmar liên tiếp diễn ra, dẫn đến các cuộc đụng độ gây thương vong. Theo một số nguồn tin, đụng độ giữa cảnh sát với người biểu tình ở Myanmar trong ngày 28/2 đã khiến ít nhất 18 người thiệt mạng và hơn 30 người bị thương.

Phản ứng trước diễn biến này, Ấn Độ ngày 1/3 đã bày tỏ lo ngại về biểu tình ở một số thành phố của Myanmar, đồng thời kêu gọi tất cả các bên liên quan giải quyết vấn đề thông qua đối thoại. 

Tại New Delhi, trong một tuyên bố đăng trên mạng xã hội Twitter, Đại sứ quán Ấn Độ tại Myanmar đã lấy làm tiếc trước những thiệt hại về người ở Yangon và các thành phố khác của Myanmar, đồng thời kêu gọi tất cả các bên kiềm chế và giải quyết hòa bình các vấn đề thông qua đối thoại.

Cũng trong ngày 1/3, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Linda Thomas-Greenfield đã bày tỏ hy vọng có thể sử dụng vai trò Chủ tịch luân phiên của Mỹ tại Hội đồng Bảo an trong tháng này để thúc đẩy những cuộc thảo luận về Myanmar, đồng thời khẳng định sẽ sớm làm điều này. Phát biểu tại họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nhấn mạnh Washington sẽ có thêm hành động nếu tình hình Myanmar không được cải thiện.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Italy kêu gọi trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi và những quan chức khác bị bắt giữ trong cuộc chính biến vừa qua. Tại Berlin, Chính phủ Đức kêu gọi chính quyền quân sự Myanmar kiềm chế tối đa và trả tự do cho những chính trị gia hàng đầu bị bắt giữ. Về phần mình, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho rằng người dân Myanmar đã thể hiện mong muốn được lắng nghe thông qua các biểu tình ôn hòa.

Dư luận quốc tế lo ngại tình hình bạo lực tại Myanmar
Ngày 28/2, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres đã bày tỏ lo ngại về các cuộc đụng độ giữa cảnh sát với người biểu tình ở Myanmar, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng yêu cầu chấm dứt bạo lực.
Biểu tình leo thang tại Myanmar, ít nhất 18 người thiệt mạng
Ngày 28/2, làn sóng biểu tình phản đối quân đội Myanmar nắm giữ quyền lực tiếp tục leo thang căng thẳng và ít nhất 18 người đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ.
Myanmar sa thải đại sứ tại Liên hợp quốc
Đại sứ Myanmar Kyaw Moe Tun bị sa thải với lý do "phản bội đất nước" một ngày sau khi phát biểu phản đối đảo chính tại Liên hợp quốc.

Theo TTXVN

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...