Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 32 °C / 26 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thế giới / Bình luận
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Dân Đức trở thành “người lạ” trên chính quê hương

Cập nhật: 13:15 ngày 12/11/2016
Hiện đang ngày càng có nhiều người Đức rời bỏ quê hương do không chịu được làn sóng tị nạn tràn vào lãnh thổ do chính sách nhập cư “mở cửa”.
{keywords}
Người dân Đức tập trung biểu tình phản đối chấp nhận người tị nạn.

Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Liên bang Đức (Destatis), tính đến năm 2015 đã có hơn 1 triệu người nhập cư đến Đức từ các nước Trung Đông và Bắc Phi, trong khi đến 138.000 công dân Đức buộc phải rời quê hương để tìm vùng đất mới sinh sống, vì quá ngán ngẩm trước chính sách nhập cư của chính phủ.

Trong một bài viết về tình trạng chảy máu chất xám đăng trên báo Die Welt, hơn 1,5 triệu người Đức, trong đó bao gồm nhiều chuyên gia, giới trí thức được đào tạo bài bản chuyên môn cao, đã đi khỏi đất nước trong hơn một thập kỷ qua. Trong khi đó, với chính sách mở cửa cho người nhập cư của Thủ tướng Angela Merkel, nước Đức và châu Âu nói chung lại phải đối mặt với khủng hoảng tị nạn leo thang, trong bối cảnh dự báo trước khi hết năm 2016, nước Đức sẽ tiếp nhận thêm 300.000 người nhập cư.

Theo Viện GateStone trụ sở tại Mỹ, sự gia nhập nhanh chóng của người tị nạn Hồi giáo đang gây ra một thách thức nhân khẩu học mới cho Đức. Khủng hoảng nhập cư đang trở thành một trong những mối đe dọa an ninh Đức, khi quốc gia này phải đối mặt với tỷ lệ gia tăng tội phạm từ người nhập cư, bao gồm quấy rối tình dục và cưỡng hiếp. Các chuyên gia nhận xét rất nhiều người dân tị nạn khi đến châu Âu họ không có nền giáo dục nền tảng vốn có ở quê nhà. Bên cạnh đó, cũng nhiều người không hứng thú với việc hòa nhập với xã hội Đức, và tình cảnh bị cô lập trong điều kiện kinh tế xã hội khó khăn đã dẫn họ đến con đường phạm tội.

Giới quan sát Nga cho rằng nước Đức đang đối mặt với tình huống trớ trêu khi “công dân Đức trở thành người xa lạ ngay trên chính quê hương của mình” mà “không có sự trợ giúp từ phía chính phủ”.

Trong thời kỳ đỉnh điểm khủng hoảng nhập cư, vào tháng 10/2015 đã có khoảng 800 người dân tập trung ở hội trường lớn thị trấn Kassel/Lohfelden biểu tình chống đối quyết định đơn phương của chính quyền địa phương thành lập nơi trú ẩn cho người tị nạn. Tuy nhiên, thay vì trấn an người dân, Walter Lübcke - Thị trưởng Kassel lại có một phản ứng gay gắt khi tỏ rõ thái độ “nếu ai không đồng ý với chính sách mở cửa của chính phủ có thể "tự do rời khỏi" Đức bất kỳ lúc nào”.

Thủ tướng Angela Merkel khẳng định sẽ không thay đổi chính sách nhập cư của mình dẫu chịu nhiều sức ép từ cả trong nước và Liên minh châu Âu (EU). “Tôi không thay đổi chính sách của mình, mà thực hiện chính sách. Tôi không thấy sự thay đổi nào khác hơn ngoài việc giải quyết công việc một cách mạch lạc trong nhiều, nhiều tháng nữa”.

Theo các động thái mà bà Merkel tuyên bố, bà nhấn mạnh tới việc thực hiện mục tiêu thúc đẩy việc gửi trả về nước những người không đủ điều kiện được xin tị nạn tại Đức, cũng như thúc đẩy đồng thuận về mức hạn ngạch phân bổ người tị nạn trong các nước thành viên EU một cách phù hợp.

Trong khi đó, những người mới đến cũng tìm mọi cách bảo vệ lợi ích và vị trí của mình trong xã hội Đức. Tuần trước, hàng ngàn người nhập cư đã kiện Văn phòng Nhập cư Liên bang lên tòa vì chỉ cung cấp cho họ quyền tị nạn hạn chế, chứ không phải vị thế đầy đủ. Đầu tháng này, một thiếu niên tị nạn 18 tuổi người Syria đã làm mạng xã hội dậy sóng sau khi chia sẻ bài viết góc nhìn trên một tờ báo lớn ở Đức xuất bản hàng tuần, thách thức những ai không đồng ý chấp nhận dân nhập cư dưới sự hỗ trợ của chính phủ thì nên ra khỏi đất nước.

Theo Hồng Hạnh/Tin tức


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...