Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thế giới / Bình luận
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Kryptos Code - Bản mật mã gây thách thức dư luận

Cập nhật: 14:05 ngày 09/12/2016
(BGĐT) - Một trong những bí ẩn thời hiện đại gây thách thức dư luận là bản mật mã Kryptos (Kryptos Code), sản phẩm của nhà điêu khắc người Mỹ, Jim Sanborn đặt tại tổng hành dinh Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) ở Langley, bang Virgina.

{keywords}

Kryptos Codes làm đau đầu giới học thuật và giải mã.

Kryptos Code là gì?

Kryptos Code có thể hiểu là Mật mã Kryptos, được đặt tại khuôn viên kiến trúc tổng hành dinh của CIA và chính CIA nắm giữ các bí ẩn này nên lại càng gây thách thức dư luận. Kryptos không chỉ là "sản phẩm làng nghề truyền thống" mà còn là một quảng cáo rất thành công cho CIA, tổ chức tình báo hàng đầu thế giới hiện nay. Nguyên thuỷ, Kryptos ra đời ngày 3-11-1990 bởi nhà điêu khắc kiêm nhiếp ảnh gia Jim Sanborn (cùng thời với thời điểm xây dựng trụ sở mới của CIA), được dùng để làm biểu tượng cho các hoạt động của cơ quan tình báo này. Người có bản đề án sáng giá nhất được chọn chính là Mật mã Kryptos của Sanborn, khi đó ông 47 tuổi, với giá thành sản xuất ước khoảng 250 nghìn USD.

Kryptos Codes theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là "giấu kín". Theo đánh giá của giới chuyên gia giải mã hàng đầu thế giới, đây là một sản phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng tinh xảo làm cho nhiều người "mất ăn mất ngủ". Thực chất là bức tượng đồng dài 3m như một tờ giấy uốn cong kiểu như logo chương trình vận hành Window của Microsoft thường thấy trên mạng điện toán. Một mặt khắc 869 ký tự được mã hoá, nhưng theo Sanborn còn thiếu một chữ, nếu đủ phải là 870 chữ và mặt kia là 869 chữ cũng đã được mã hoá. 

Phần lớn các ký tự trên Kryptos đều là những chữ cái Latinh kèm theo các dấu nổi. Theo Jim Sanborn, ban đầu ông cũng không hiểu nhiều về mật mã và ký hiệu nhưng được sự giúp đỡ và hợp tác của Ed Scheidt, Giám đốc Trung tâm mã hoá CIA nên ông đã say sưa với công việc và quyết tâm hoàn thành bức thông điệp được ví là "Đỉnh cao Everest các loại mật mã" (Everest of codes). Các dòng chữ này chứa tới 4 thông điệp mã hoá. Ngay sau khi hoàn thành, Kryptos thực sự thu hút sự chú ý của dư luận, đặc biệt là giới giải mật mã và những người có mối quan tâm đặc biệt.

Ban đầu, nhiều người đã "cơm nắm cơm gói" đến ngủ tại đây để giải mã nhưng không ai hiểu được nội dung của nó là gì, kể cả những nhà thông thái của CIA hay các chuyên gia "cự phách" đến từ Ai Cập, những người đã từng giải mã các mật mã trong những căn hầm bí mật của các Pharaoh cổ đại.

{keywords}

Jim Sanborn - Tác giả Mật mã Kryptos Codes.

Thách thức dư luận

Theo tờ Telegraph của Anh, tính đến cuối năm 2011, tức 21 năm trôi qua nhưng mới chỉ có 3 thông điệp được giải mã, thông điệp thứ 4 còn lại gồm 97 ký tự vẫn chưa được sáng tỏ. Ba thông điệp được giải mã có các nội dung như sau: Thông điệp 1, giống như một câu thơ, đại ý..." giữa bóng tối huyền ảo và sự thiếu ánh sáng, ẩn chứa một sắc thái ảo giác". Thông điệp thứ 2 nói về WW (ông Webster, cựu Giám đốc CIA những năm 1990), nội dung của thông điệp dài dòng hơn, đại ý: “Nó hoàn toàn vô hình, làm sao có thể như vậy được? Họ đã sử dụng từ trường trái đất. Thông tin đã được thu thập và chuyển ngầm tới một vị trí không xác định. Langley có biết được về chuyện này không? Họ nên chôn cất nó ở đâu đó ngoài kia. Ai biết được vị trí chính xác? Chỉ có thể là WW. Đây là thông điệp cuối cùng của ông ấy. 38 độ Bắc 57 phút 6,5 giây, 77 độ Tây 8 phút 44 giây. Lớp thứ 2”. Toạ độ nói trong thông điệp thứ 2 chính là trụ sở của CIA. Thông điệp thứ 3 nói về một nhà khảo cổ học Ai Cập cổ đại có tên là Howard Carter, người đã phát hiện ra hầm mộ của vua Pharaoh Tutankhamon năm 1922. 

Riêng đoạn mật mã cuối cùng gồm 97 ký tự hay còn gọi là phần 4 của Kryptos. Mức độ phức tạp của đoạn 4 này thực sự gây đau đầu các chuyên gia giải mã. Tuy chỉ có 97 ký tự nhưng nó lại mang những thông tin rất quan trọng liên quan đến lĩnh vực tình báo. Nhiều người đưa ra giả thiết cho rằng nó có liên quan đến nhiều sự kiện quan trọng của lịch sử, nhất là khi hai tiểu thuyết best seller, Da Vinci Code (Mật mã Da Vinci) và Solomon Key (Chìa khóa Solomon) của nhà văn Dan Brown được tung ra, sau đó được chuyển thể thành phim nên càng thêm huyền bí.

Người trong cuộc nói gì?

Mật mã Kryptos vừa làm Jim Sanborn nổi tiếng nhưng cũng không ít chỉ trích, thậm chí kèm theo cả những lời đe doạ. Mới đây Sanborn đã tiết lộ 6 chữ cái của thông điệp cuối cùng gồm NYPVTT, nếu giải mã sẽ mang nội dung BERLIN. Đây chỉ là “phần nổi của tảng băng” vì nó còn rất nhiều bí ẩn khác nằm trong 89 chữ cái còn lại.

Mới đây, khi trả lời phỏng vấn giới báo chí về tiến độ giải mã phần còn lại của Mật mã Kryptos, Jim Sanborn cho hay ông sẽ để đến tận khi sang thế giới bên kia mới tiết lộ phần còn lại nếu như dư luận chưa giải mã hết. Đồng thời, Jim Sanborn cũng cho biết việc thiên hạ cố gắng tìm lời giải cho tác phẩm của ông, kể cả việc áp dụng các thuật toán hiện đại hoặc các phần mềm máy tính mới nhất đã làm cho Jim Sanborn thực sự ngạc nhiên.

Mật mã Kryptos vừa làm Jim Sanborn nổi tiếng nhưng cũng không ít chỉ trích, thậm chí kèm theo cả những lời đe doạ. Đã có lần Jim Sanborn thất vọng nói "người ta kéo đến nhà tôi và tìm đến studio của tôi để trao đổi, kèm theo những lời hăm dọa, mạt sát. Rất có thể những bí ẩn liên quan đến Mật mã Kryptos làm cho họ bực tức dẫn đến phẫn uất. Thậm chí có người còn đưa ra giả thiết Kryptos nói về số phận của con người trong tương lai”. Đáp lại sự nóng lòng này, mới đây Sanborn đã tiết lộ 6 chữ cái của thông điệp cuối cùng gồm NYPVTT, nếu giải mã sẽ mang nội dung BERLIN. Đây chỉ là “phần nổi của tảng băng” vì nó còn rất nhiều bí ẩn khác nằm trong những chữ cái còn lại. 

Nhờ gợi ý trên mà cộng đồng giải mã quốc tế như bừng tỉnh, suy đoán đủ điều, thậm chí người ta còn giả định rằng nó có liên quan đến chất phóng xạ polonium 210, các chất đồng vị phóng xạ đã được kẻ xấu sử dụng để sát hại cựu điệp viên Nga Alexander Litvineko tại London hồi năm 2006. Ngoài tiết lộ 6 ký tự, Jim Sanborn không cung cấp thêm bất kỳ thông tin nào khác và khẳng định ông sẽ không mang nó sang thể giới bên kia, trừ khi nó không được giải mã.

Kim Hùng (Theo Telegraph.co.uk,11/2016)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...