Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 27 °C / 27 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thế giới / Bình luận
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chiến lược mới - sai lầm cũ của Mỹ

Cập nhật: 10:26 ngày 21/09/2017
(BGĐT) - Những ngày này, thế giới có nhiều sự kiện nóng nhưng không gì che khuất được việc Tổng thống Mỹ Donald Trump thông qua "Chiến lược mới về Afghanistan”, gây lo sợ cuộc chiến này sẽ dài bất tận với đầy rẫy đau thương...
{keywords}

Lính Mỹ ở Afghanistan.

Chỉ còn ít ngày nữa sẽ tròn 16 năm kể từ khi Mỹ và liên quân NATO đổ quân vào Afghanistan hồi tháng 10-2001 nhằm lật đổ chính quyền Taliban cầm quyền lúc bấy giờ và đánh bật tổ chức khủng bố khét tiếng Al-Qaeda đang ẩn náu tại đây. Đây là đòn trả đũa cho vụ khủng bố kinh hoàng, đánh vào "Biểu tượng Mỹ” - thành phố New York trước đó một tháng, mà Al-Qaeda là chủ mưu.

Từ hậu quả khôn lường...

Khi đưa quân vào Afghanistan, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là George W. Bush dự tính chỉ mất vài tháng để dẹp xong "lũ giặc cỏ” Al-Qaeda, Taliban và nhiều tổ chức, phe nhóm khủng bố, đã lấy nơi đây làm căn cứ sau khi quân Liên Xô buộc phải rút đi vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước.

Đúng là không lâu sau, về lý thuyết, Mỹ và liên quân đã đánh bật được Al-Qaeda khỏi Afghanistan và lật đổ được chế độ Taliban cầm quyền nhưng trớ trêu thay, Taliban lại bảo chúng chỉ "thua giả vờ”, hay "thua nay để thắng mai”, còn Al-Qaeda thì mỉa mai rằng chỉ có linh hồn 2.500 lính Mỹ tử trận tại đây mới biết nơi ấy vẫn đang là "nhà” của chúng (?!).

{keywords}

Những đợt không kích của Mỹ vào Afghanistan.

Thực tế 16 năm qua đã chứng minh rằng Mỹ và liên quân chưa hề có một chiến thắng trọn vẹn nào ở đây, mà ngược lại, càng chinh chiến, càng thua đau và càng lâm vào thế "đi cũng dở, ở cũng không xong”. Với hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã đổ trực tiếp vào Afghanistan, chưa kể số tiền "không thể đếm được” Washington phải bỏ ra để vỗ về các nước láng giềng, các phe nhóm vũ trang khác nhau ở Afghanistan, cũng như các đồng minh, lôi kéo họ tham gia vào cuộc chiến ấy. Thế nhưng, đến bây giờ cuộc chiến với ba đời tổng thống Mỹ vẫn chưa có hồi kết, nó đã làm cho nước Mỹ thiệt đơn, thiệt kép, làm phân hóa xã hội, giảm sút ảnh hưởng và hình ảnh của nước Mỹ, làm chia rẽ các đồng minh... 

Với Afghanistan, cuộc chiến này đã làm tan hoang một đất nước, với hàng triệu người chết và bị thương, đói khát, dịch bệnh và nạn tham nhũng tràn lan. Chưa hết, cuộc xâm lược của Mỹ và quân đồng minh đã làm cho xã hội Afghanistan bị phân hóa, chia rẽ và đầy rẫy mâu thuẫn giai cấp, sắc tộc, vùng miền, khiến một bộ phận rất lớn dân cư nước này bây giờ đều coi nhau là kẻ thù, là người của "bên kia”, nên lúc nào cũng muốn xả súng đạn vào nhau. Theo ước tính sơ bộ của một tổ chức nhân đạo quốc tế, nếu chiến tranh chấm dứt ngay bây giờ, hậu chiến thuận lợi, thì Afghanistan cũng phải mất dăm chục năm mới bằng được lúc Mỹ và quân đồng minh tới đây.

Một câu hỏi đang được đặt ra là vì sao nước Mỹ cứ bị sa lầy mãi như thế ở Afghanistan? Không khó lý giải việc Mỹ cứ phải chơi trò ú tìm mãi với các tổ chức khủng bố ở đây, đơn giản vì Taliban chính là "con đẻ” của Mỹ, do Mỹ dựng lên, rồi nuôi nấng, huấn luyện, đào tạo để chống lại quân đội Liên Xô trước đây, còn Al-Qaeda cũng là dạng "con kết nghĩa”, “con nuôi” của Mỹ. 16 năm qua, hai lực lượng này, lúc hợp tác, lúc riêng rẽ chống lại Mỹ, không chỉ đều bằng những chiến thuật, chiến lược, cách bài binh, bố trận...của Mỹ, mà còn bằng cả súng đạn, tiền bạc mà Mỹ từng rót cho chúng. 

Và nữa, đến tận bây giờ, khi đã "nướng” 2.500 quân Mỹ và hàng trăm lính liên quân, người Mỹ vẫn chưa tường tận bản sắc văn hóa, đặc tính dân tộc, cũng như các mối quan hệ chồng chéo trong xã hội Afghanistan. Vì thế, 16 năm chinh chiến ở đây, Mỹ và liên quân luôn phải sống chung với những người "nhiều bộ mặt”: Ban ngày, mặc áo Mỹ, lĩnh lương Mỹ nhưng đêm đến lại về với "những người anh em” Taliban hoặc các tổ chức khác, như thế thì làm sao mà Mỹ thắng được? Rồi những chính quyền do Mỹ dựng lên ở đây đều chỉ biết đến túi tiền Mỹ, chứ không nghe Mỹ, và đều là “cha đẻ” của nạn tham nhũng, không được lòng dân, trong khi chính quyền của Taliban luôn ngược hẳn lại. Đấy là chưa kể việc Mỹ luôn lúng túng trong việc chọn đồng minh, lúc thì mượn người này, chống người kia, rồi ngược lại, làm cho ai cũng vừa là đối tác, vừa là kẻ thù của Mỹ.

{keywords}

Những đợt không kích của Mỹ vào Afghanistan.

... đến chiến lược mới

Khi đưa quân vào Afghanistan, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là George W. Bush dự tính chỉ mất vài tháng để dẹp xong lũ "giặc cỏ” Al-Qaeda, Taliban và nhiều tổ chức, phe nhóm khủng bố, đã lấy nơi đây làm căn cứ sau khi quân Liên Xô buộc phải rút đi vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước. Thực tế 16 năm qua đã chứng minh rằng Mỹ và liên quân chưa hề có một chiến thắng trọn vẹn nào ở đây, mà ngược lại, càng chinh chiến, càng thua đau, và càng lâm vào thế "đi cũng dở, ở cũng không xong”. Thế nhưng, đến bây giờ cuộc chiến với ba đời tổng thống Mỹ hiện vẫn chưa có hồi kết.

Có lúc, Mỹ đã đổ vào chiến trường Afghanistan hơn 100 nghìn quân nhưng trước khi rời nhiệm sở, cựu Tổng thống Barack Obama chỉ để lại hơn 8 nghìn quân, làm cố vấn và chuyên gia quân sự. Và mới năm ngoái, khi tranh cử, ứng cử viên Donald Trump đã hứa sẽ rút hết quân Mỹ về nước. Nhưng chẳng những không làm như đã hứa mà Tổng thống Donald Trump vừa quyết định điều ngược lại khi thông qua "Chiến lược mới về Afghanistan”.

Điểm mới đầu tiên trong chiến lược ấy, là thay vì rút hết quân về nước, Mỹ sẽ đổ thêm khoảng 4 nghìn quân tới bãi lầy này, để "đánh gục” Taliban, buộc chúng phải đối thoại, kết thúc cuộc chiến. Thế nhưng, đáp lại “chiến lược” này, ngay lập tức Taliban đã nhắc lại lời thề, không bao giờ đối thoại chừng nào quân Mỹ và phương Tây vẫn còn còn có mặt ở đây.

Ngoài ra, khác với các chiến lược trước đó mà Washington đã nhiều lần đưa ra mỗi khi bế tắc trên chiến trường, lần này, thay vì vẫn dựa vào Pakistan để chống Taliban, người Mỹ kêu gọi Ấn Độ tham chiến. Washington cũng không quên công khai chỉ trích Pakistan, từng được coi là đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố, rồi dọa sẽ cắt viện trợ, để buộc Islamabad không được chống lưng cho Taliban nữa. Và cũng khác với các chiến lược trước đó của những người tiền nhiệm, lần này ông Donald Trump dường như muốn theo đuổi cuộc chiến ở Afghanistan "đến cùng”, mà không hề tính đường lùi, bất luận cuộc chiến ấy có dài... bất tận.

Đáng chú ý là đã có không ít các nghị sĩ và đông đảo cử tri Mỹ lên tiếng phản đối chiến lược mới này, cho rằng chừng nào Washington chưa tính đến kế hoạch rút hẳn khỏi cuộc chiến ấy, sẽ vẫn chỉ là những chiến lược "kéo dài thất bại”. Họ kêu gọi Tổng thống Donald Trump phải thấy rõ bản chất của cuộc chiến này, phải coi Taliban là lực lượng "không thể xem thường”, phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Afghanistan, và phải biết đề cao vai trò của tất cả các nước láng giềng của Afghanistan, để hợp tác chân thành, hiệu quả với họ, nếu không chiến lược mới kia cũng chỉ là dấu hiệu của những thất bại tiếp theo của người Mỹ tại đây.

Phạm Phú Phúc

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...