Thứ ba, 16/04/2024
Bắc giang 32 °C / 24 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thế giới / Bình luận
Thế giới / Bình luận
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Hồ sơ H.R.Haldeman và những tiết lộ mới về Hội nghị Paris năm 1968

Cập nhật: 15:02 ngày 17/11/2017
(BGĐT) - Nhân sự kiện Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho phép giải mật hồ sơ sát hại Tổng thống John F. Kennedy năm 1963, tạp chí Oddee.com (ODC) của Mỹ đã tiết lộ 8 vụ án khác thú vị hơn, trong đó có hồ sơ liên quan đến Hội nghị Paris về Việt Nam năm 1968.
{keywords}

Richard Nixon - Kẻ tích cực can thiệp và phá hoại Hội nghị Paris năm 1968.

Richard Nixon - Kẻ phá hoại Hội nghị Paris

Theo ODC, hồ sơ H.R.Haldeman’s Notes được xếp thứ 3 trong số những hồ sơ thú vị nhất liên quan đến Hội nghị Paris về Việt Nam năm 1968. Đặc biệt, các thông tin bí mật về việc làm mờ ám của chính quyền Tổng thống Richard Nixon cố tình cản trở nhằm kéo dài chiến tranh và xa hơn là để giúp ông chiến thắng trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Trên thực tế, Richard Nixon đã tái đắc cử trong chiến tranh Việt Nam và vì vậy phần lớn “chiến thắng” của ông là tập trung vào chiến tranh. Nếu chiến tranh chấm dứt, điều đó đồng nghĩa sự nghiệp chính trị của Richard Nixon cũng kết thúc theo, do đó ông ta đã làm mọi thứ, bất chấp công lý, lẽ phải để có thể tại vị thêm một nhiệm kỳ nữa. 

Đặc biệt, Richard Nixon còn ra sức phá hoại các cuộc đàm phán hòa bình về Việt Nam, thông qua những chứng cứ mà phụ tá của ông ta là H.R.Haldeman còn giữ lại cho đến ngày nay. Các tài liệu này được gọi là Các ghi chép của H.R.Haldeman (H.R.Haldeman’s Notes, gọi tắt là Ghi chép HHN). 

Năm 2013 - khi những cuốn băng ghi âm Nhà Trắng có từ thời cố Tổng thống Lyndon B. Johnson được giải mật, nội dung các cuộc điện thoại cho thấy sự can thiệp và phá hoại rất tích cực của Richard Nixon đối với Hội nghị Paris năm 1968. Chính hành động này của Richard Nixon đã làm cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài thêm nhiều năm, đồng nghĩa với việc hàng triệu người ở cả hai bên thiệt mạng.

Giới sử học Mỹ gọi Ghi chép HHN là hồ sơ tuyệt mật. Nhờ tài liệu này, dư luận biết thêm nhiều chuyện động trời chính quyền Tổng thống Richard Nixon từng thực hiện. Chuyện bắt đầu từ đêm 22-10-1968, thời điểm Richard Nixon đang so kè với đối thủ thuộc đảng Dân chủ là Hubert H. Humphrey để chạy đua vào Nhà Trắng.  H.R. Haldeman lúc đó là trợ lý thân cận nhất của Richard Nixon nhận được chỉ thị tìm mọi cách phá bĩnh các nỗ lực của Tổng thống Mỹ đương nhiệm là Lyndon B. Johnson nhằm mở ra đàm phán hòa bình cho chiến tranh Việt Nam. Năm 2013, khi những cuốn băng ghi âm Nhà Trắng có từ thời cố Tổng thống Lyndon B. Johnson được giải mật, nội dung các cuộc điện thoại cho thấy người tiền nhiệm đã phát hiện sự can thiệp và phá hoại rất tích cực của Richard Nixon. 

Theo một bài viết đăng trên tờ The New York Times ngày 31-12-2016, vào mùa thu năm 1968, Richard Nixon đang có lợi thế dẫn trước đối thủ Humphrey song khoảng cách đã bị thu hẹp dần vào tháng 10. Henry A.Kissinger lúc đó là cố vấn của Đảng Cộng hòa đã cảnh báo Richard Nixon, nếu Johnson ngừng toàn bộ chiến dịch ném bom miền Bắc thì Liên Xô cam kết khuyến khích Hà Nội tham gia đàm phán nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh. Nhưng Richard Nixon có đầu mối liên lạc với chính quyền Sài Gòn- nơi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đang lo sợ Johnson sẽ bán đứng ông ta. Tính toán của Nixon là, nếu Nguyễn Văn Thiệu cản trở đàm phán thì Nixon sẽ trở thành “ngư ông đắc lợi”.

{keywords}

The New York Times còn tiết lộ,  Richard Nixon đã cử đặc phái viên cấp cao của Đảng Cộng hòa là Anna Chennault (Trần Hương Mai) đến gặp Nguyễn Văn Thiệu. Cơ quan An ninh nội địa Mỹ (NSA) đã nghe lén các cuộc gọi của Đại sứ quán Việt Nam Cộng hòa tại Washington và ghi âm được nội dung bà Chennault thuyết phục rằng nếu họ không hợp tác với Johnson và rút lui ra khỏi hòa đàm Paris thì sẽ không được viện trợ nữa. Chỉ thị này được đưa ra đúng lúc chiến dịch tranh cử của Richard Nixon đang vào đỉnh điểm và nó phụ thuộc rất nhiều vào việc kéo dài cuộc chiến tranh. Richard Nixon cho rằng đàm phán hòa bình thất bại để làm suy yếu uy tín của Johnson và đối thủ thuộc Đảng Dân chủ. Chính việc Việt Nam Cộng hòa rút khỏi hòa đàm Paris đã góp phần giúp Richard Nixon giành chiến thắng sít sao.

Sau khi đắc cử Tổng thống năm 1968 cũng như từ chức vì vụ bê bối Watergate, các bằng chứng còn thiếu đã giúp Richard Nixon thoái thác mọi trách nhiệm và phủ nhận mọi cáo buộc phá hoại Hội nghị Paris về Việt Nam. Trong cuộc phỏng vấn năm 1977 với nhà báo kỳ cựu David Frost, cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon khăng khăng rằng bản thân không làm bất cứ điều gì khiến miền Nam Việt Nam trì hoãn đàm phán. Thậm chí Nixon còn từ chối việc đã cử bà Chennault đến Sài Gòn. Và cứ như vậy, Richard Nixon buộc phải tiếp tục sống và nói dối. Các luật sư riêng của ông ta cũng vào hùa khi giúp thân chủ ngoại phạm bằng cách giữ những tài liệu chiến dịch tranh cử năm 1968 càng bí mật càng lâu càng tốt. Sau này, nội dung các trao đổi của bà Chennault đã được tiết lộ nhưng mảnh ghép cuối cùng là bằng chứng tố giác Richard Nixon vẫn không được hé lộ.

Nhà nghiên cứu sử học Mỹ, Jack Farrell đã tìm thấy những ghi chú của cố vấn thân cận của Richard Nixon là H.R. Haldeman trong đó ghi các chỉ thị của tổng thống. Những ghi chú này được giải mật và đưa vào thư viện Tổng thống Richard Nixon vào năm 2007 nhưng rất ít người biết. Tài liệu công khai chứng minh Richard Nixon thực sự đã chống lại Tổng thống Lyndon, phá hoại các cuộc đàm phán hòa bình về Việt Nam. Chính hành động này của Richard Nixon đã làm cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài thêm nhiều năm nữa đồng nghĩa với việc hàng triệu người ở cả hai bên bị thiệt mạng một cách oan uổng.

H. R. Haldeman và vai trò ở Nhà Trắng

H. R. Haldeman tên đầy đủ là Harry Robbins "Bob" Haldeman (1926 - 1993), phụ tá chính trị và kinh doanh của Richard Nixon, nổi tiếng với vai trò Tổng tư lệnh Nhà Trắng và sự can dự trong vụ Watergate. Haldeman đã bị buộc tội khai man, âm mưu và cản trở công lý liên quan đến vụ Watergate, bị giam giữ 18 tháng. Sau khi được thả tự do, ông ta trở lại cuộc sống đời thường và là một doanh nhân thành công cho đến khi qua đời vào năm 1993.

{keywords}

Tác giả hồ sơ Ghi chép H.R.Haldeman.

Haldeman sinh ra và lớn lên tại Los Angeles trong một gia đình doanh nhân và là “Mạnh Thường Quân” có tiếng của Đảng Cộng hòa ở Los Angeles. Haldeman bắt đầu làm việc cho Nixon trong chiến dịch 1956 và 1960 với vai trò quản lý khi ông ta còn làm Thống đốc California và khi được bầu làm Tổng thống vào năm 1968. Haldeman được Nixon chọn làm Tham mưu trưởng của mình sau khi đắc cử vào năm 1968. 

Haldeman và John Ehrlichman được ví như "Bức tường Béc-lin" của Nhà Trắng và được xem là "người giữ cửa", phụ tá trung thành và đáng tin cậy nhất của Richard Nixon trong suốt nhiệm kỳ. Haldeman và Nixon rất thân thiết, thậm chí Haldeman còn được mệnh danh là con trai của Tổng thống - một trong những nhân vật quan trọng trong vụ Watergate. Khi đó chính Nixon đã yêu cầu Haldeman và Ehrlichman từ chức trong những gì được gọi là một cuộc họp đầy cảm xúc tại trại David. Haldeman đã bị sa thải và tuyên bố từ chức chính thức được công bố vào ngày 30-4-1973. Ngay trước ngày Tổng thống Richard Nixon từ chức, Haldeman đã yêu cầu ân xá đầy đủ nhưng đã bị Tổng thống từ chối. Vào ngày 1-1- 1975, Haldeman bị buộc tội âm mưu và cản trở công lý và bị kết án từ 2 đến 8 năm tù nhưng sau đã giảm xuống còn từ 1 đến 4 năm. Tại nhà tù liên bang Lompoc, Haldeman phải làm công việc xử lý nước thải. Đến ngày 20-12-1978, sau 18 tháng tù giam Haldeman chính thức được trả tự do.

Ngày 12-11-1993, sau khi từ chối điều trị y khoa, Haldeman qua đời vì ung thư vùng bụng tại nhà riêng ở Santa Barbara, California. Đến năm 1994, cuốn nhật ký The Haldeman Diaries đã được công bố, trong đó có nhiều tình tình tiết liên quan đến Nhà Trắng và những việc làm của chính quyền Richard Nixon liên quan đến chiến tranh Việt Nam, đặc biệt là đã cản trở đàm phán hòa bình tại Hội nghị Paris năm 1968.

Kim Hùng 

(Theo ODC/NYT)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...